Bệnh bóc tách động mạch vành tự phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Mời các bạn tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, nguy cơ, triệu chứng, cách chẩn đoán, điều trị bệnh bóc tách động mạch vành tự phát, đồng thơi đưa ra các chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế mắc phải căn bệnh này.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Bóc tách động mạch vành tự phát là một tình trạng khẩn cấp hiếm gặp xảy ra khi một vết rách hình thành trong những mạch máu nuôi tim.
Bóc tách động mạch vành tự phát có thể làm chậm lại hoặc ngăn chặn lưu lượng máu đến tim, gây ra một cơn đau tim, nhịp tim bất thường hoặc tử vong đột ngột.
Mức độ phổ biến của bóc tách động mạch vành tự phát?
Bóc tách động mạch vành tự phát là bệnh không phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết các trường hợp xảy ra ở những người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 30 và 50. Bóc tách động mạch vành tự phát phổ biến hơn ở nữ giới so với nam giới. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh bóc tách động mạch vành tự phát là:
Đau ngực Nhịp tim nhanh hoặc cảm giác rung trong ngực Đau mặt trong cánh tay, vai hoặc đau hàm Khó thở Đổ mồ hôi Mệt mỏi bất thường và cực độ Buồn nôn Chóng mặt
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn bị đau ngực hoặc nghi ngờ có một cơn đau tim, ngay lập tức gọi cấp cứu.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bóc tách động mạch vành tự phát chưa rõ ràng. Bóc tách động mạch vành tự phát gây ra do một vết rách bên trong động mạch. Khi các lớp bên trong của động mạch tách rời khỏi các lớp bên ngoài, máu có thể chảy vào trong khoảng trống giữa các lớp. Áp lực của máu có thể làm cho một vết rách ngắn dài ra. Máu bị mắc kẹt giữa các lớp có thể hình thành một cục máu đông (tụ máu).
Bóc tách động mạch vành tự phát có thể làm chậm lưu lượng máu qua động mạch đến tim, mà làm cho cơ tim yếu đi. Lưu lượng máu qua động mạch có thể hoàn toàn ngừng lại, gây chết cơ tim (nhồi máu cơ tim). Một cơn đau tim xảy ra trong bóc tách động mạch vành tự phát khác với nhồi máu cơ tim do xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch).
4. Nguy cơ mắc phải
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh bóc tách động mạch vành tự phát như:
Mặc dù bóc tách động mạch vành tự phát có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, nhưng bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ thường xuyên hơn. Sinh đẻ. Một số phụ nữ có bóc tách động mạch vành tự phát mới sinh con. Bóc tách động mạch vành tự phát xuất hiện thường xuyên nhất trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh.
Những tình trạng mạch máu tiềm ẩn. Một số bất thường của mạnh máu tiềm ẩn có liên quan đến bệnh, phổ biến nhất là tình trạng sợi cơ loạn sản (FMD), gây ra sự phát triển bất thường các tế bào trong thành của một hoặc nhiều động mạch.
Tăng trưởng bất thường này có thể làm suy yếu thành động mạch, dẫn đến tắc nghẽn, rách hoặc phình mạch. Sợi cơ loạn sản cũng có thể gây huyết áp cao, đột quỵ và vết rách trong các mạch máu khác.
Loạn sản sợi cơ xảy ra thường xuyên ở nữ giới hơn nam giới. Tập thể dục quá sức. Những người gần đây tập thể dục quá mức như thể dục nhịp điệu cường độ cao, có thể có nguy cơ cao hơn mắc bóc tách động mạch vành tự phát. Căng thẳng cảm xúc nghiêm trọng. Một người trải qua căng thẳng cảm xúc nghiêm trọng như một cái chết đột ngột của người thân trong gia đình, có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh. Các vấn đề mạch máu.
Các bệnh gây viêm các mạch máu như lupus và viêm nút quanh động mạch, có liên quan đến bóc tách động mạch vành tự phát. Bệnh mô liên kết di truyền. Bệnh di truyền gây ra vấn đề với mô liên kết của cơ thể như hội chứng mạch máu Ehlers-Danlos và hội chứng Marfan tìm thấy ở những người bị bóc tách động mạch vành tự phát. Huyết áp rất cao. Bệnh cao huyết áp nghiêm trọng không được điều trị có thể liên quan với bệnh bóc tách động mạch vành tự phát.
Sử dụng các chất ma túy.
Sử dụng cocaine hoặc các loại thuốc bất hợp pháp khác có thể làm tăng nguy cơ bị bóc tách động mạch vành tự phát.
5. Chẩn đoán và điều trị
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bóc tách động mạch vành tự phát?
Để chẩn đoán bóc tách động mạch vành tự phát, bác sĩ có thể xem xét các dấu hiệu và triệu chứng, và yêu cầu một số xét nghiệm. Các xét nghiệm được sử dụng tương tự như xét nghiệm đánh giá các cơn đau tim khác như điện tâm đồ và xét nghiệm máu để phát hiện tổn thương máu. Nếu nghi ngờ một cơn đau tim hoặc được chẩn đoán, nó thường được xác định bằng chụp hình ảnh động mạch để tìm kiếm dấu hiệu bất thường.
Các xét nghiệm có thể bao gồm:
Chụp mạch vành
Trong chụp mạch vành, bác sĩ tiêm một loại thuốc nhuộm đặc biệt vào động mạch để hiển thị mạch máu trên các xét nghiệm hình ảnh. Thuốc nhuộm được đưa vào động mạch qua một ống mỏng dài (catheter). Bác sĩ thường đưa ống này vào động mạch ở chân hoặc cánh tay và luồn ống vào động mạch tim.
Khi thuốc nhuộm được truyền vào, bác sĩ sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của các động mạch. X-quang có thể cho thấy những bất thường trong động mạch và giúp xác nhận bóc tách động mạch vành tự phát. Chụp mạch vành cũng có thể hiển thị bất thường và xoắn ở động mạch vành, được gọi là động mạch vành quanh co, có thể xảy ra ở một số người bị bệnh.
Siêu âm nội mạch
Trong thông tim, một ống thông hình ảnh đặc biệt được luồn vào động mạch để tạo ra hình ảnh bằng sóng âm thanh (siêu âm). Cách này có thể được thực hiện bổ sung cho chụp mạch vành để giúp bác sĩ xác nhận bóc tách động mạch vành tự phát và quyết định kế hoạch điều trị.
Chụp cắt lớp quang học
Một ống thông có gắn bộ đèn đặc biệt được luồn vào động mạch để tạo ra các hình ảnh dựa trên ánh sáng. Các bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật này sau khi chụp mạch vành.
Các hình ảnh có thể hiển thị các bất thường ở động mạch, giúp bác sĩ xác nhận bóc tách động mạch vành tự phát và thu thập thông tin để định hướng các quyết định điều trị.
Chụp mạch tim cắt lớp vi tính (CT) chụp
Trong chụp mạch tim cắt lớp vi tính (CT), bệnh nhân nằm trên một cái bàn luồn bên trong một máy hình tròn. Một ống tia X bên trong máy quay xung quanh cơ thể và thu thập hình ảnh của tim và ngực, nhờ đó hiển thị các bất thường ở động mạch.
Chụp mạch tim cắt lớp vi tính có thể được sử dụng bổ sung cho các kiểm tra khác hoặc kiểm tra theo dõi để đánh giá tình trạng của bệnh nhân sau khi bóc tách động mạch vành tự phát (SCAD).
Những phương pháp nào dùng để điều trị bóc tách động mạch vành tự phát?
Điều trị bệnh phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đau ngực đến nhồi máu cơ tim. Bóc tách động mạch vành tự phát là một bệnh hiếm gặp và một cơn đau tim gây ra bởi SCAD không phải là một cơn đau tim điển hình. Với những lý do này, bệnh nhân với bóc tách động mạch vành tự phát cần được điều trị bởi một bác sĩ có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh này.
Các phương cách điều trị sau đây có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp:
Để bóc tách tự lành. Sử dụng chất làm loãng máu (như warfarin) để giảm nguy cơ cục máu đông. Các thuốc khác như thuốc chẹn bêta, đặc biệt là ở những người có bệnh FMD. Đặt stent động mạch. Stent là một ống lưới nhỏ được đặt trong lòng động mạch để giữ nó luôn mở. Phẫu thuật bắc cầu. Phẫu thuật bắc cầu là dùng một mạch máu khỏe mạnh từ một nơi khác trong cơ thể để tạo ra một đường vòng xung quanh khu vực của động mạch vành bị rách.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bóc tách động mạch vành tự phát?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tự phát bóc tách động mạch vành:
Tìm hiểu thêm về chẩn đoán. Tìm hiểu đầy đủ về bóc tách động mạch vành tự phát để bạn cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia vào các quyết định chăm sóc.
Hãy hỏi bác sĩ tình hình cụ thể của bạn như vị trí và kích thước của vết rách động mạch và mô tả về các phương pháp điều trị mà bạn nhận được. Nếu bạn là phụ nữ và đã bị bóc tách động mạch vành tự phát, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh mang thai. Nói chuyện với bác sĩ về các kế hoạch nên theo. Nói chuyện với đội ngũ chăm sóc sức khỏe về nơi có thể tìm kiếm các thông tin về bóc tách động mạch vành tự phát. Kết nối với những người khác có chẩn đoán tương tự. Bóc tách động mạch vành tự phát không phổ biến, nhưng các tổ chức xuyên quốc gia có thể giúp bạn kết nối với những người khác để chia sẻ chẩn đoán của bạn. Chăm sóc bản thân. Giúp cơ thể phục hồi bằng cách chăm sóc tốt bản thân.
Ví dụ như ngủ đủ giấc để bạn có cảm giác thoải mái khi thức dậy, chọn một chế độ ăn uống khỏe mạnh đầy đủ các loại trái cây và rau quả, tìm các cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng như nghe nhạc hoặc viết xuống những suy nghĩ của bạn. Nếu bác sĩ thấy an toàn, hãy hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ, trong vòng 30-40 phút hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn cảm thấy chán nản hoặc lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ.
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần (nhà tâm lý học). Dành nhiều thời gian với gia đình và bạn bè. Dành nhiều thời gian với gia đình và bạn bè, thảo luận về các mối lo ngại có thể giúp bạn đối phó với tình trạng của mình.
Hi vọng với những thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh bóc tách động mạch vành tự phát và có thêm biện pháp khắc phục và điều trị. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh mạch máu ngoại vi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mạch vành - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh van động mạch chủ hai mảnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ vữa động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bóc tách động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng phình mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp hình động mạch cảnh - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh dị dạng động mạch vành - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị tật động tĩnh mạch não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giả phình mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp động mạch cảnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp eo động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh động mạch ngoại biên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thuyên tắc do cholesterol - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng vành cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau thắt ngực không ổn định - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau thắt ngực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau bắp chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh huyết khối tĩnh mạch não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ cứng động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm động mạch Takayasu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thủ thuật nong mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình động mạch chủ bụng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình động mạch đùi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình và tách động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rò động tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy tĩnh mạch ngoại biên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị