Bệnh suy tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Khi tĩnh mạch gặp vấn đề trong việc đưa máu từ các chi trở lại tim được gọi là suy tĩnh mạch. Lúc ấy, máu bị dồn ứ tại các tĩnh mạch gây đau. Bệnh suy tĩnh mạch là một vấn đề tương đối phổ biến, thường là mạn tính. Tình trạng này gây sưng ở chân và bàn chân, giãn tĩnh mạch và đau nhức ở chân. Để biết rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh suy tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Động mạch giúp mang máu từ tim đến các bộ phận khác trong cơ thể. Ngược lại, các tĩnh mạch giúp mang máu trở về tim và các van trong tĩnh mạch sẽ giúp máu không chảy ngược lại được.

Khi tĩnh mạch gặp vấn đề trong việc đưa máu từ các chi (tay, chân) trở lại tim được gọi là suy tĩnh mạch. Lúc ấy, máu không được đưa về tim khiến chúng dồn ứ trong các tĩnh mạch ở chân.

Có nhiều yếu tố có thể gây suy tĩnh mạch chân nhưng phổ biến nhất là các cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu) và giãn tĩnh mạch.

Nếu trong gia đình bạn có người bị suy tĩnh mạch, bạn nên thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ phát triển tình trạng này.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng suy van tĩnh mạch chi dưới bạn có thể gặp phải gồm:

Sưng phù chân hoặc mắt cá chân;

Đau hơn khi đứng và nghiêm trọng hơn khi giơ chân lên cao;

Chuột rút ở chân;

Đau nhức, nhói buốt hoặc có cảm giác nặng chân;

Ngứa chân;

Vùng da ở chân hoặc trên mắt cá chân dày và cứng hơn;

Thay đổi màu sắc của da, đặc biệt là phần da xung quanh mắt cá chân;

Có vết loét ở chân;

Hình thành cục máu đông;

Giãn tĩnh mạch;

Cảm giác căng cứng ở bắp chân .

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn cảm thấy:

Triệu chứng giãn tĩnh mạch và gây đau đớn;

Tình trạng trở nên trầm trọng hơn hoặc không cải thiện sau các biện pháp tự chăm sóc như mang vớ y khoa tạo áp lực hay hạn chế đứng lâu;

Đau chân hoặc sưng đột ngột, sốt, đỏ da ở chân hoặc có vết thương hở ở chân.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây suy van tĩnh mạch chân thường là giãn tĩnh mạch hoặc do cục máu đông.

Khi dòng chảy về tim trong các tĩnh mạch bị tắc nghẽn, chẳng hạn là do cục máu đông, máu sẽ tích tụ bên dưới huyết khối và dẫn đến suy tĩnh mạch.

Trường hợp bị giãn tĩnh mạch, các van trong tĩnh mạch thường bị suy yếu hoặc mất chức năng khiến máu chảy ngược trở lại thay vì đi về tim.

Một số trường hợp, cơ bắp ở chân bị suy yếu gây chèn ép dòng máu về tim cũng có khả năng góp phần gây suy tĩnh mạch.

Tình trạng này xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn đàn ông. Khả năng xảy ra ở người trên 50 tuổi cũng cao hơn người trẻ.

Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

  • Béo phì;
  • Mang thai;
  • Hút thuốc;
  • Ung thư;
  • Yếu cơ, chấn thương chân;
  • Sưng tĩnh mạch nông (viêm tĩnh mạch);
  • Tiền sử gia đình bị suy tĩnh mạch;
  • Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài mà không di chuyển.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh suy tĩnh mạch chân?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe và xem tiền sử bệnh của bạn để xem thử bạn có bị suy giãn tĩnh mạch hay không.

Bạn có thể cần thực hiện một vài xét nghiệm hình ảnh để tìm ra nguồn gốc vấn đề, bao gồm:.

Chụp X-quang tĩnh mạch. Trong xét nghiệm hình ảnh này, bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch. Chúng giúp cho các mạch máu xuất hiện mờ đục trên phim chụp X-quang để bác sĩ có thể nhìn thấy các mạch máu. Siêu âm duplex. Siêu âm duplex được dùng để kiểm tra tốc độ và hướng chảy của dòng máu trong tĩnh mạch.

Những phương pháp điều trị suy tĩnh mạch chân

Việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại và cả bệnh sử. Các yếu tố cũng cần được xem xét trong khi điều trị gồm:

Triệu chứng cụ thể đang gặp phải Tuổi tác Mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy tĩnh mạch Hiệu quả sau khi dùng thuốc hoặc thực hiện các thủ thuật điều trị

Cách điều trị phổ biến nhất là sử dụng vớ y khoa co giãn đặc biệt giúp tạo áp lực lên mắt cá chân và bắp chân. Khi đó, lưu lượng máu được cải thiện và giảm bớt triệu chứng sưng chân.

Điều trị tình trạng còn có thể bao gồm nhiều phương án như:

Cải thiện lưu lượng máu

Bạn có thể cải thiện lưu lượng máu nhờ một số mẹo sau:

Đặt chân bạn lên cao bất cứ khi nào có thể Mang vớ nén y khoa để tạo áp lực lên cẳng chân Không vắt chéo chân khi ngồi Tập thể dục thường xuyên

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể mang lại tác dụng tích cực cho người bị suy tĩnh mạch, như:

Thuốc lợi tiểu Thuốc chống đông máu Pentoxifylline

Phẫu thuật

Trong các trường hợp suy tĩnh mạch nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật, có thể là:

Phẫu thuật sửa chữa tĩnh mạch hoặc van Loại bỏ tĩnh mạch bị hư hỏng Phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu Phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch (lựa chọn cuối cùng cho trường hợp rất nặng) Phẫu thuật laser

Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch ngoại trú

Điều trị ngoại trú tức là bạn không cần phải ở lại trong bệnh viện sau khi làm phẫu thuật này. Bác sĩ sẽ gây tê một số vị trí trên chân bạn rồi thực hiện các vết cắt nhỏ và loại bỏ các tĩnh mạch giãn có kích thước nhỏ hơn.

Tiêm xơ (sclerotherapy)

Phương pháp này dành cho tình trạng suy tĩnh mạch tiến triển, giúp phá hủy các tĩnh mạch từ nhỏ đến trung bình.

Trong tiêm xơ mạch máu, một chất được tiêm vào tĩnh mạch bị tổn thương để nó không còn khả năng vận chuyển máu nữa. Máu sẽ trở về tim thông qua những tĩnh mạch khác.

Đặt ống thông catheter tĩnh mạch

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đặt ống thông (catheter) cho các tĩnh mạch lớn.

5. Phòng ngừa

Suy tĩnh mạch mạn tính có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả tình trạng này ở giai đoạn đầu. Thực hiện các cách tự chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn từ bác sĩ sẽ giúp giảm bớt khó chịu và ngăn tình trạng trở nặng.

Nếu gia đình bạn có tiền sử bị suy tĩnh mạch chi dưới, bạn có thể thực hiện các cách được gợi ý dưới đây để giảm bớt cơ hội phát triển tình trạng này:

  • Không ngồi hoặc đứng ở một vị trí trong thời gian dài. Hãy đứng dậy và di chuyển, vận động thường xuyên;
  • Không hút thuốc, nếu đang hút hãy tìm cách cai thuốc lá;
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng suy tĩnh mạch, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM