Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là một loại ung thư máu và xương. Bệnh được chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho phát triển rất nhanh và đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình phát triển các tế bào máu. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là một loại ung thư máu và xương. Bệnh được chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho phát triển rất nhanh và đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình phát triển các tế bào máu. Trong đó, tế bào bị ảnh hưởng do bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là tế bào lympho B hoặc lympho T.
2. Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp dòng lympho bao gồm đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, xanh xao, hay xuất hiện các vết bầm tím. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sưng gan, hạch to, và giảm sút trí nhớ.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng được đề cập ở trên. Nếu chậm trễ, bệnh sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn, xuất hiện biến chứng và không thể cứu chữa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympo xảy ra khi ADN trong các tế bào tủy xương bị lỗi. Các lỗi này sẽ khiến các tế bào khoẻ mạnh ngừng phát triển và chết đi. Ngược lại, các tế bào nhiễm bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, phân chia nhiều hơn.
Hiện nay, vẫn chưa rõ tại sao các đột biến ADN này lại dẫn đến bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ đã nghiên cứu và nhận thấy rằng hầu hết các trường hợp mắc bệnh bạch cầu cấp lòng lympho đều không do di truyền gây ra.
4. Nguy cơ mắc phải
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho xuất hiện phổ biến ở trẻ em. Bệnh thường ảnh hưởng đến các bé trai khoảng dưới 15 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh còn có thể xuất hiện ở người lớn. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho?
Có nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, bao gồm:
Từng điều trị ung thư, đặc biệt khi người bệnh đã từng phải hóa trị hoặc xạ trị; Nhiễm phóng xạ; Rối loạn di truyền, như hội chứng Down; Có anh hoặc chị bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho.
5. Điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng lympho?
Để chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và kiểm tra tuỷ xương. Mô tủy xương được soi dưới kính hiển vi để tìm ra sự bất thường của các tế trong tủy. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu việc chụp X-quang ngực, chụp CT (chụp cắt lớp) và siêu âm.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho?
Tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho rằng bệnh này có thể được chữa khỏi. Hóa trị là biện pháp chính trong việc điều trị bệnh này.
Người bệnh cần nhập viện để được truyền máu, hóa trị và xạ trị. Quá trình chữa trị thường gồm bốn bước. Hai bước đầu là quá trình điều trị bằng thuốc. Sau khi bệnh có dấu hiệu được đẩy lùi, bước thứ ba là xạ trị não và cuối cùng là hóa trị để loại bỏ tế bào ung thư.
Bác sĩ có thể đề nghị được thực hiện cấy ghép tủy xương, còn gọi là cấy ghép tế bào gốc. Khi ấy, tủy xương khỏe mạnh chứa tế bào gốc được đưa vào cơ thể, và những tế bào gốc này sẽ sản xuất tế bào khỏe mạnh mới để thay thế những tế bào bất thường.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh bạch cầu cấp dòng lympho:
Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ có thể theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn; Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ hoặc tự ý loại bỏ thuốc mà bác sĩ đã kê cho bạn; Vệ sinh răng miệng thật tốt. Súc miệng thường xuyên với nước muối ấm và sử dụng bàn chải mềm; Uống nhiều nước; Dùng thực phẩm và đồ uống có lượng calo cao nếu bạn đang được hóa trị; Dùng băng ép, chườm lạnh và đến khám bác sĩ nếu có chảy máu bất thường; Hiểu rằng phương pháp điều trị phụ thuộc vào tuổi tác, di truyền, và tính khả dụng của việc hiến tủy; Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh, vì sức đề kháng của bạn đang yếu.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bạch biến - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bạch cầu cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bạch cầu đơn nhân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bạch cầu tăng lympho bào cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bạch cầu tế bào tóc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bầm tím mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bỏng giác mạc do tia cực tím - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đặt ống thông tim
- doc Men tim
- doc Mẹo ăn uống tốt cho tim mạch khi đi làm
- doc Thay van tim
- doc Thông tim