Ghi hình tình trạng bơm máu của tim - những thông tin cần biết
Ghi hình tình trạng bơm máu của tim sẽ cho biết tim bạn đang bơm máu cho khắp cơ thể có hiệu quả hay không. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng một lương chất phóng xạ được gọi là chất đánh dấu, chất này sẽ được tiêm vào tĩnh mạch. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Ghi hình tình trạng bơm máu của tim sẽ cho biết tim bạn đang bơm máu cho khắp cơ thể có hiệu quả hay không. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng một lương chất phóng xạ được gọi là chất đánh dấu, chất này sẽ được tiêm vào tĩnh mạch. Camera gamma được lắp đặt để có thể phát hiện ra chất phóng xạ khi nó đi qua tim và phổi. Dựa theo sự di chuyển của chất phóng xạ này, người ta có thể tính toán được mức độ bơm máu của tim
Tỷ lệ phần trăm máu được bơm ra khỏi tim trong từng nhịp đập của tim được gọi là phân suất tống máu. Con số này sẽ giúp ta đánh giá được trái tim có đang hoạt động tốt không.
Có hai hình thức ghi hình buồng tim:
Ghi hình sơ bộ: phương pháp này sẽ giúp ta hình dung được đường đi của máu bởi nó ghi hình tim và phổi trước tiên. Ghi hình sơ bộ có thể được sử dụng ở trẻ em để tìm các vấn đề về tim bẩm sinh. Ghi hình MUGA: phương pháp này sử dụng các tín hiệu điện của tim để kích hoạt camera và chụp lại một loạt ảnh. Loạt ảnh này sau đó có thể được xem lại dưới dạng hình động. Những hình ảnh này ghi lại chuyển động của tim và xác định xem nó có đang bơm máu đúng cách hay không. Ghi hình MUGA có thể mất 2-3 giờ để có được tất cả các góc chụp cần thiết và có thể bạn sẽ được yêu cầu phải vận động trong lúc làm xét nghiệm. Bạn cũng có thể được cho uống nitroglycerin để xem tim phản ứng như thế nào với loại thuốc này. Ghi hình MUGA có thể được thực hiện sau ghi hình sơ bộ. Phương pháp này thường không được áp dụng với trẻ em.
Khi nào bạn nên thực hiện ghi hình tình trạng bơm máu của tim?
Việc ghi hình kiểm tra tình trạng bơm máu của tim là để nhằm các mục đích sau:
Kiểm tra kích thước của buồng tim (tâm thất); Kiểm tra hoạt động bơm máu của các buồng tim; Tìm kiếm xem liệu có sự bất thường ở vách tâm thất hay không ví dụ như chứng phình động mạch; Kiểm tra xem liệu có chuyển động bất thường của máu giữa các buồng tim hay không.
2. Điều cần thận trọng
Ghi hình kiểm tra tình trạng bơm máu của tim thường không được thực hiện trong thời gian mang thai vì các bức xạ có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Ghi hình MUGA thường được sử dụng trước và sau khi bệnh nhân được cấy ghép tim để đánh giá phân suất tống máu của tim có bình thường hay không. Ghi hình MUGA cũng có thể được sử dụng để kiểm tra phân suất tống máu ở những bệnh nhân đang thực hiện hóa trị.
Nhìn chung, siêu âm tim có thể cung cấp cho ta lượng thông tin tương đương như khi ta thực hiện ghi hình MUGA và phương pháp siêu âm thì ít gây hại hơn. Tuy vậy, ghi hình MUGA lại cung cấp phân suất tống máu chính xác hơn, đặc biệt khi bệnh nhân là những người bị béo phì hoặc mắc bệnh phổi.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện
Trước khi thực hiện ghi hình tình trạng bơm máu của tim, hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn:
Dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào; Đang có hoặc nghi ngờ có thai; Gần đây đã có bất kỳ xét nghiệm sử dụng thiết bị phóng xạ, chẳng hạn như xạ hình xương hoặc xạ hình tuyến giáp; Có đeo máy tạo nhịp tim hoặc có thiết bị bằng kim loại cấy trong ngực bởi các thiết bị này có thể làm cho hình ảnh chụp được không được rõ ràng và sắc nét.
Bạn có thể phải nhịn ăn uống trong vòng một vài giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Bạn không nên uống thức uống chứa caffeine hoặc hút thuốc trong vòng 4-6 giờ trước khi thử nghiệm.
Nếu xét nghiệm yêu cầu phải vận động, bạn nên mang giày và mặc các loại quần áo thoải mái dễ cử động.
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này. Vậy nên hãy báo bác sĩ của bạn biết tất cả các loại thuốc uống mà bạn đã dùng.
Bạn nên gỡ bỏ bất kỳ món đồ trang sức mà bạn đeo trên người vì chúng có thể ảnh hưởng tới quá trình ghi hình. Ngoài ra, bạn có thể cần phải cởi bỏ tất cả hoặc hầu hết quần áo của bạn. Bạn sẽ được cấp một miếng vải hoặc áo choàng để mặc trong quá trình xét nghiệm.
Quy trình thực hiện ghi hình tình trạng bơm máu của tim như thế nào?
Bạn sẽ nằm trên bàn xét nghiệm được đặt dưới hệ thống các camera gamma. Điện cực dùng để đo điện tâm đồ sẽ được gắn vào ngực của bạn để xác định các tín hiệu điện của tim bạn. Sau đó, một máy ảnh bằng kim loại có hình tròn kích thước bề ngang khoảng 1 m sẽ được đặt gần với cơ thể bạn. Nếu bạn cảm thấy lạnh hoặc không thoải mái khi nằm trên bàn, hãy yêu cầu kỹ thuật viên đem cho bạn một chiếc gối hoặc chăn. Chiếc máy ảnh có thể được đặt ở những vị trí khác nhau trên ngực của bạn để chụp lại hình ảnh từ các góc độ khác nhau của tim.
Sau đó, kỹ thuật viên sẽ làm sạch một vùng trên cánh tay. Đây là nơi mà chất đánh dấu phóng xạ sẽ được tiêm vào cơ thể bạn. Tiếp đó, một băng garô sẽ được quấn quanh cánh tay bạn để tạm thời ngăn dòng chảy của máu qua các tĩnh mạch ở cánh tay, điều này giúp việc đưa mũi kim vào tĩnh mạch chính xác trở nên dễ dàng hơn. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ tiêm chất phóng xạ vào tĩnh mạch nằm ở khuỷu tay của bạn.
Khi thực hiện ghi hình MUGA, kỹ thuật viên sẽ lấy một mẫu máu từ cơ thể bạn sau đó pha chất phóng xạ vào rồi truyền trở lại vào tĩnh mạch của bạn.
Camera gamma sẽ chụp lại hình ảnh của chất đánh dấu phóng xạ di chuyển qua máu và vào tim bạn. Bạn không nên cử động hay di chuyển trong khi máy đang ghi hình.
Máy ảnh không tạo ra bất kỳ bức xạ nào, do đó bạn sẽ không phơi nhiễm với bất kỳ bức xạ nào khác trong khi đang ghi hình. Bạn cần phải giữ cơ thể mình bất động trong khi kỹ thuật viên chụp hình ảnh ở các góc độ khác nhau, việc này có thể kéo dài đến 5 phút. Ngoài ra, kỹ thuật viên y tế còn có thể yêu cầu bạn:
Thay đổi tư thế nằm để chụp tim của bạn ở các góc độ khác nhau; Thực hiện các động tác vận động cơ thể để có thể kiểm tra hoạt động tim sau khi chịu sức ép của các hoạt động thể lực; Uống nitroglycerin để xem phản ứng của tim bạn với loại thuốc này; Chất đánh dấu phóng xạ được thiết kế để có thể gắn vào các tế bào máu, nhưng để gắn được hoàn toàn, ta phải chờ đợi trong vòng 20 đến 30 phút. Sau đó bạn sẽ phải đợi 2-4 giờ cho đến khi chất đánh dấu phóng xạ được hấp thu hoàn toàn bởi các tế bào máu đỏ. Trong thời gian đó, bạn có thể phải ở lại tại trung tâm xét nghiệm. Một số trung tâm xét nghiệm có thể cho phép bạn đi về và trở lại khi tới lần ghi hình tiếp theo.
Việc xét nghiệm thường mất 10 phút đến một giờ, tùy thuộc vào các xét nghiệm được thực hiện. Ghi hình MUGA có thể kéo dài tới 2-3 giờ để có được tất cả các hình ảnh quan sát cần thiết.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện ghi hình tình trạng bơm máu của tim?
Sau khi ghi hình xong, bạn thường có thể rời khỏi phòng ghi hình ngay lập tức. Sau đó bạn có thể sẽ phải chờ đợi tại trung tâm xét nghiệm cho đến khi tất cả các hình ảnh ghi hình của bạn được xem xét. Điều này là để phòng trường hợp nếu bạn lỡ di chuyển trong khi ghi hình và khiến cho những bức ảnh bị mờ, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bạn chụp đi lại cho tới khi có được hình ảnh rõ nét.
Hãy uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên sau khi ghi hình để chất đánh dấu phóng xạ ra khỏi cơ thể bạn. Bạn thường phải mất một hoặc hai ngày để các chất đánh dấu phóng xạ được loại bỏ hoàn toàn.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Thông thường, phòng xét nghiệm sẽ báo kết quả của phân suất tống máu, cụ thể con số này cho biết lượng máu trung bình mà tâm thất trái của tim đẩy ra ở mỗi lần bơm.
Kết quả bình thường
Tỷ lệ máu được tống ra khỏi tim nằm trong khoảng từ 55% tới 65%; Thành tâm thất co thắt bình thường.
Nhiều yếu tố sẽ có thể ảnh hưởng tới kết quả ghi hình của bạn. Vậy bác sĩ sẽ bàn bạc chi tiết với bạn về bệnh sử cũng như những triệu chứng có liên quan tới kết quả không được tốt sau khi bạn làm xét nghiệm.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến ghi hình tình trạng bơm máu của tim, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh đột quỵ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim giãn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tim bẩm sinh - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh van ba lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhánh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất cấp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất cấp 3 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các tiếng thổi ở tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cân bằng khẩu phần ăn DASH - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh chèn ép tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chèn ép tim cấp tính - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh cơ tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim hạn chế - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim phì đại - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cuồng nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp van ba lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp van hai lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van hai lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van tim ba lá - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim
- doc Đóng thông liên nhĩ - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng Brugada - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng suy tim trái - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thiểu sản tim trái - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng trái tim tan vỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đo điện tâm đồ lưu động - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng đột tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Eisenmenger - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng QT kéo dài - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng QT ngắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Homocysteine - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khối u tim
- doc Bệnh Wolff-Parkinson-White - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng lỗ thông bầu dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Loạn nhịp tim
- doc Bệnh ngoại tâm thu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tim mạch
- doc Tim đập nhanh
- doc Hội chứng nhịp nhanh thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhịp tim chậm
- doc Van tim
- doc Nhịp tim nhanh
- doc Nhịp tim nhanh trên thất
- doc Bệnh van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhịp tim nhanh tư thế đứng
- doc Nhồi máu cơ tim
- doc Bệnh u trung thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng phì đại thất trái - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh hóa creatinin - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Thiếu máu cơ tim cục bộ
- doc Sốc tim
- doc Quét canxi vành - Quy trình thực hiện
- doc Rối loạn nhịp tim
- doc Bệnh rung nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rung tâm thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sa van hai lá (bệnh van tim)
- doc Soi tươi KOH tìm nấm móng
- doc Suy tim
- doc Suy tim mất bù
- doc Suy tim sung huyết (suy tim)
- doc Bệnh thông liên thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tràn dịch màng tim
- doc Tứ chứng Fallot - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tư vấn tim mạch