Bệnh viêm động mạch Takayasu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm động mạch Takayasu là một loại viêm mạch, một nhóm các rối loạn gây viêm mạch máu. Trong viêm động mạch Takayasu, tình trạng viêm gây tổn thương động mạch chủ và các nhánh chính của nó. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Bệnh viêm động mạch Takayasu là gì?
Viêm động mạch Takayasu là một loại viêm mạch, một nhóm các rối loạn gây viêm mạch máu. Trong viêm động mạch Takayasu, tình trạng viêm gây tổn thương động mạch chủ và các nhánh chính của nó. Động mạch chủ là động mạch lớn mang máu từ tim đến các phần còn lại của cơ thể.
Bệnh có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch, thu hẹp lòng mạch hoặc giãn động mạch bất thường (phình mạch). Viêm động mạch Takayasu cũng có thể dẫn đến đau ngực và cánh tay hoặc cao huyết áp và cuối cùng dẫn đến suy tim hoặc đột quỵ.
Nếu bạn không có triệu chứng, bạn có thể không cần điều trị. Bạn có thể cần thuốc để kiểm soát tình trạng viêm của các động mạch và phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, ngay cả với điều trị, tình trạng tái phát vẫn phổ biến.
Mức độ phổ biến của viêm động mạch Takayasu
Viêm động mạch Takayasu là một tình trạng không phổ biến. Viêm động mạch Takayasu phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Bệnh thường bắt đầu ở người trẻ tuổi, nhưng trẻ em và người độ tuổi trung niên cũng có thể bị bệnh này. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng viêm động mạch Takayasu là gì?
Khoảng một nửa trong số tất cả những người bị bệnh viêm động mạch Takayasu sẽ có cảm giác bị bệnh chung chung. Tình trạng này có thể bao gồm sốt nhẹ, sưng hạch, thiếu máu, chóng mặt, ra mồ hôi ban đêm, đau nhức cơ bắp và / hoặc viêm khớp.
Những thay đổi xảy ra trong viêm động mạch Takayasu thường từ từ, cho phép các đường vận chuyển máu thay thế (bổ sung) phát triển. Những tuyến đường thay thế thường là các mạch máu nhỏ hơn. Các mạch máu bổ sung không có khả năng vận chuyển nhiều máu như các mạch bình thường.
Tuy nhiên, lưu lượng máu phía ngoài vùng bị hẹp hầu như luôn cung cấp đầy đủ máu cho phép các mô sống sót. Trong các trường hợp hiếm hoi, nếu số lượng các mạch máu bổ sung không đủ, các mô bình thường được cung cấp máu và oxy đầy đủ bởi các mạch máu này sẽ bị chết.
Các mạch máu đến cánh tay hoặc chân bị thu hẹp có thể gây mệt mỏi, đau hoặc đau buốt do giảm cung cấp máu, đặc biệt với các hoạt động như gội đầu, tập thể dục hoặc đi bộ. Lưu lượng máu giảm gây ra cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim ít gặp hơn. Ở một số người, giảm lưu lượng máu đến ruột có thể dẫn đến đau bụng, đặc biệt là sau bữa ăn.
Giảm lưu lượng máu đến thận có thể gây cao huyết áp, nhưng hiếm khi gây suy thận.
Một số người bị viêm động mạch Takayasu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Chẩn đoán có thể được phát hiện khi bác sĩ đo huyết áp cho những người này và gặp khó khăn trong việc đọc kết quả ở một hoặc cả hai cánh tay. Tương tự như vậy, bác sĩ có thể nhận thấy mạnh đập ở cổ tay, cổ hay háng không như nhau hoặc không bắt được mạch ở một bên.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm động mạch Takayasu?
Nguyên nhân chính xác gây ra viêm động mạch Takayasu không rõ.
4. Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm động mạch Takayasu?
Viêm động mạch Takayasu chủ yếu ảnh hưởng đến bé gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 10 và 40. Các rối loạn xảy ra trên toàn thế giới, nhưng phổ biến nhất ở châu Á. Đôi khi, tình trạng này cũng có thể do di truyền.
5. Chẩn đoán & điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm động mạch Takayasu?
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các dấu hiệu và triệu chứng, khám toàn thân và thu thập bệnh sử. Bác sĩ cũng có thể làm một số xét nghiệm và thủ thuật sau đây để giúp loại trừ các tình trạng khác tương tự như viêm động mạch Takayasu và để xác định chẩn đoán. Một số xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để kiểm tra độ cải thiện của bạn trong khi điều trị.
Xét nghiệm máu. Các xét nghiệm này có thể được sử dụng để tìm kiếm các dấu hiệu viêm nhiễm, như mức độ protein C-reactive cao hoặc tốc độ máu lắng cao – thường được gọi là tỷ lệ sed. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra thiếu máu. Chụp X-quang các mạch máu (mạch đồ). Trong chụp mạch, một ống thông mềm dẻo được đưa vào một động mạch lớn hoặc tĩnh mạch. Một loại thuốc nhuộm đặc biệt (độ tương phản trung bình) được tiêm vào ống thông, chụp X-quang được thực hiện khi thuốc nhuộm phủ đầy lòng động mạch hoặc tĩnh mạch. Các bức ảnh chụp cho phép bác sĩ kiểm tra lưu lượng máu chảy bình thường, bị chậm lại hoặc gián đoạn do thu hẹp lòng mạch máu. Một người bị viêm động mạch Takayasu thường có một số vùng bị hẹp. Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA). Đây là hình thức chụp ít xâm lấn hơn chụp động mạch, tạo ra hình ảnh chi tiết của các mạch máu mà không cần dùng ống thông hoặc X-quang, mặc dù có sử dụng thuốc tương phản tĩnh mạch. MRA hoạt động bằng cách sử dụng sóng vô tuyến trong một từ trường mạnh để tạo ra dữ liệu cho máy tính chuyển thành các hình ảnh chi tiết của các mô cắt lát. Chụp mạch cắt lớp vi tính (CT). Cách này là hình thức không xâm lấn của chụp động mạch kết hợp phân tích các hình ảnh X-quang bằng máy tính với việc sử dụng chất cản quang tĩnh mạch, cho phép bác sĩ kiểm tra cấu trúc động mạch chủ và các nhánh lân cận của nó đồng thời theo dõi lưu lượng máu. Siêu âm. Siêu âm Doppler là một phiên bản phức tạp hơn của siêu âm thông thường, có khả năng tạo ra hình ảnh với độ phân giải cao các thành động mạch nhất định như ở cổ (động mạch cảnh) và ở vai (động mạch dưới đòn). Nó có thể phát hiện những thay đổi rất nhỏ trong những động mạch trước khi các kỹ thuật hình ảnh khác có thể. Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). Chẩn đoán hình ảnh này có thể đo cường độ của tình trạng viêm trong các mạch máu. Trước khi chụp, bạn được cung cấp một loại thuốc phóng xạ (đánh dấu).
Không giống như các loại viêm mạch, viêm động mạch Takayasu thường không được chẩn đoán bằng việc lấy mẫu và phân tích các mô (sinh thiết).
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm động mạch Takayasu?
Corticosteroid, thường được gọi đơn giản là “steroid”, là cách điều trị phổ biến nhất cho viêm động mạch Takayasu. Steroid có tác dụng trong vòng vài giờ sau liều đầu tiên được sử dụng. Thuốc này thường có hiệu quả đáng kể, tuy nhiên với một số người nó chỉ có hiệu quả một phần.
Một khi căn bệnh này đã được kiểm soát, bác sĩ sẽ giảm liều chậm dần prednisone (một loại steroid) để duy trì độ cải thiện và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc. Một số người có thể dần dần ngừng thuốc mà không bị tái phát.
Khi liều prednisone giảm dần, khoảng một nửa số bệnh nhân sẽ có các triệu chứng tái phát hoặc bệnh nặng lên. Điều này thúc đẩy các nhà nghiên cứu khám phá các phương pháp điều trị bổ sung để thuyên giảm bệnh và một trong số đó là thuốc ức chế miễn dịch như methotrexate.
Khi kết hợp loại thuốc này với prednisone để điều trị viêm động mạch Takayasu, 50% số bệnh nhân trước đó bị tái phát được thuyên giảm và có thể dần dần ngưng prednisone. Nhìn chung, khoảng 25% bệnh nhân có bệnh không kiểm soát hoàn toàn do không tiếp tục sử dụng các phương pháp điều trị này. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục nghiên cứu để xác định phương pháp điều trị tốt hơn và ít độc hại hơn cho viêm động mạch Takayasu và các hình thức khác của viêm mạch.
Nhiều bệnh nhân bị viêm động mạch Takayasu có huyết áp cao. Kiểm soát huyết áp là rất quan trọng. Điều trị cao huyết áp không thích hợp có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh tim hoặc suy thận. Trong một số trường hợp, kéo giãn phần mạch bị hẹp là cần thiết với một quả bóng (kỹ thuật này được gọi là “nong mạch”) hoặc phẫu thuật bắc cầu để khôi phục lại dòng chảy thông thường đối với thận. Cách này có thể đưa huyết áp trở lại bình thường mà không cần phải sử dụng thuốc huyết áp.
Một số bệnh nhân có thể có khuyết tật nghiêm trọng do các mạch máu bị thu hẹp, do đó không cung cấp máu đầy đủ một số khu vực như cánh tay hoặc chân. Phẫu thuật bắc cầu có thể sửa chữa những bất thường. Phình mạch cũng có thể được sửa chữa bằng phẫu thuật.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh viêm động mạch Takayasu?
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với viêm động mạch Takayasu:
Hiểu tình trạng của bạn. Tìm hiểu tất cả mọi thứ bạn có về viêm động mạch Takayasu và cách điều trị nó. Biết các phản ứng phụ có thể có của các loại thuốc mà bạn sử dụng và nói với bác sĩ bất kỳ thay đổi về sức khỏe của bạn. Hãy hỏi bác sĩ về những lợi ích của việc uống aspirin liều thấp thường xuyên. Có chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn uống cũng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm tàng gây ra do tình trạng bệnh và từ các loại thuốc như huyết áp cao, xương mỏng và bệnh tiểu đường. Tập trung vào các loại trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và cá, trong khi hạn chế muối, đường và rượu. Nếu bạn đang dùng một loại thuốc corticosteroid, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn cần bổ sung vitamin D hoặc bổ sung canxi. Luyện tập thể dục đều đặn. Các bài tập thường xuyên như đi bộ có thể giúp ngăn ngừa loãng xương, cao huyết áp và tiểu đường. Tập thể dục cũng có lợi cho tim và phổi của bạn. Ngoài ra, nhiều người nhận thấy tập thể dục có thể cải thiện tâm trạng và chất lượng sống. Tránh tất cả các sản phẩm thuốc lá. Ngừng sử dụng tất cả các dạng thuốc lá để giảm nguy cơ bị tổn thương mạch máu và các mô nhiều hơn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm động mạch Takayasu, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bóc tách động mạch vành tự phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mạch máu ngoại vi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mạch vành - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh van động mạch chủ hai mảnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ vữa động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bóc tách động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng phình mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp hình động mạch cảnh - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh dị dạng động mạch vành - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị tật động tĩnh mạch não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giả phình mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp động mạch cảnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp eo động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh động mạch ngoại biên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thuyên tắc do cholesterol - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng vành cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau thắt ngực không ổn định - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau thắt ngực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau bắp chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh huyết khối tĩnh mạch não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ cứng động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thủ thuật nong mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình động mạch chủ bụng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình động mạch đùi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình và tách động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rò động tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy tĩnh mạch ngoại biên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị