Bệnh block nhĩ thất cấp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Block nhĩ thất là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tình trạng này thường gặp nhất là do xơ hóa hay hoại tử hệ thống dẫn truyền. Vậy block nhĩ thất cấp 2 có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh block nhĩ thất cấp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Block nhĩ thất cấp 2 là bệnh gì?

Block nhĩ thất là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tình trạng này thường gặp nhất là do xơ hóa hay hoại tử hệ thống dẫn truyền. Block nhĩ thất được chia thành:

Block nhĩ thất cấp 1: tất cả xung điện từ tâm nhĩ đều đến được tâm thất nhưng chậm hơn bình thường một chút, là cấp độ nhẹ nhất và không cần sự can thiệp của bác sĩ. Block nhĩ thất cấp 2: xung điện từ tâm nhĩ có lúc không đến được tâm thất khiến nhịp tim không đều hoặc mất nhịp. Block nhĩ thất hoàn toàn (cấp 3): không có xung điện nào từ tâm nhĩ đến được tâm thất làm cho tâm nhĩ và tâm thất co bóp lệch nhịp hoàn toàn.

Block nhĩ thất có khả năng làm tim bị tắc nghẽn hoàn toàn, dẫn đến bệnh về cơ tim, thậm chí tử vong.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của block nhĩ thất cấp 2 là gì?

Bệnh block nhĩ thất cấp 2 có thể không xảy ra dấu hiệu hay triệu chứng bất thường nào. Các triệu chứng nếu có thường là do tim không bơm đủ máu bao gồm:

Đau ngực, tức ngực; Rất mệt mỏi; Hoa mắt, choáng váng; Ngất.

Block nhĩ thất nghiêm trọng sẽ gây đau thắt ngực hoăc đột quỵ do thiếu máu bơm lên não.

Ban có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị hoa mắt, ngất, đau ngực, khó thở hoặc cảm thấy nhịp tim của mình không đều. Bạn có thể đi cùng người nhà để tránh đau tim hoặc ngất đột ngột trên đường đi. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra block nhĩ thất cấp 2?

Khoảng một nửa số ca block nhĩ thất cấp 2 không tìm được nguyên do gây bệnh. Những ca còn lại là tổn thương biến chứng từ các bệnh về tim như nhồi máu cơ tim, bệnh tim bẩm sinh hoặc sưng cơ tim. Ngoài ra, block nhĩ thất còn do tác dụng phụ của các thuốc chẳng hạn như digoxin dùng chữa loạn nhịp tim.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải block nhĩ thất cấp 2?

Block nhĩ thất xuất hiện phổ biến nhất ở người cao tuổi và những người từng bị bệnh tim mạch. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc block nhĩ thất cấp 2?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ block nhĩ thất cấp 2 bao gồm:

Huyết áp cao; Hút thuốc; Nghiện rượu; Sử dụng các ma túy; Thường xuyên căng thẳng hay lo âu; Nhịp tim chậm thường kết hợp với tổn thương mô tim cùng loại bệnh tim. Vì vậy, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim chậm.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán block nhĩ thất cấp 2?

Bác sĩ sẽ đo điện tâm đồ để chẩn đoán bạn có bị block nhĩ thất hay không. Nếu thấy xung điện tim không đến được tâm nhĩ hoặc lúc đến lúc không, bác sĩ sẽ kết luận bạn bị block nhĩ thất cấp 2.

Những phương pháp nào dùng để điều trị block nhĩ thất cấp 2?

Bạn không cần điều trị đặc biệt nào cho bệnh block nhĩ thất cấp 2 nếu bệnh của bạn không có triệu chứng. Nếu triệu chứng xuất hiện, bạn sẽ cần dùng máy tạo nhịp tim. Máy tạo nhịp tim là thiết bị điện nhỏ nối đến cơ tim và điều khiển tâm thất co thường xuyên hơn để tạo nhịp cố định hoặc khiến tim đập nhanh hơn nếu bạn cần hoạt động mạnh. Máy tạo nhịp có thể được đeo bên ngoài hoặc cấy ghép bên trong cơ thể.

Khi dùng máy tạo nhịp tim, dù cho máy của bạn có tối tân hơn đi chăng nữa, bạn vẫn phải cẩn thận với từ trường mạnh và sóng siêu âm như sóng từ máy quét dùng trong kiểm tra an ninh sân bay.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của block nhĩ thất cấp 2?

Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bẹn hạn chế diễn tiến của block nhĩ thất cấp 2:

Làm theo hướng dẫn của bác sĩ và đi tái khám đúng lịch để bác sĩ theo dõi tình hình bệnh của bạn; Nếu bạn dùng máy tạo nhịp tim, bạn cần tránh xa thiết bị điện tử, thiết bị phát sóng và tuyệt đối nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ; Ăn uống đảm bảo sức khỏe tim mạch, ít chất béo và protein; Giảm cân nếu bạn bị thừa cân. Béo phì sẽ khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch và làm tuần hoàn máu kém đi; Bỏ thuốc lá và rượu bia.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh block nhĩ thất cấp 2, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:28/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM