Bệnh đau thắt ngực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đau thắt ngực là tình trạng đau ngực do động mạch vành bị hẹp vì tắc nghẽn hoặc co thắt gây ra. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Định nghĩa
Đau thắt ngực (thắt tim) là bệnh gì?
Đau thắt ngực là tình trạng đau ngực do động mạch vành bị hẹp vì tắc nghẽn hoặc co thắt gây ra. Lượng máu để nuôi tim không đủ, dẫn đến tình trạng tim bị thiếu oxy để bơm máu. Cơn đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của một căn bệnh về tim nghiêm trọng nào đó cần được lưu ý ngay lập tức.
Những ai thường mắc phải đau thắt ngực (thắt tim)?
Bất kỳ ai cũng có thể bị đau do nhiều nguyên nhân. Những người đã hoặc đang gặp phải vấn đề về tim mạch thường sẽ bị đau thắt ngực hơn. Nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nhiều nguy cơ mắc chứng đau thắt tim hơn những thanh thiếu niên.
Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
2. Triệu chứng và dấu hiệu
Những triệu chứng và dấu hiệu của đau thắt ngực (thắt tim) là gì?
Đau và có cảm giác khó chịu là những triệu chứng ban đầu của bệnh đau thắt ngực. Cơn đau có thể bắt đầu ở ngực và thỉnh thoảng lan đến lưng, cổ, vai trái và cả xuống cánh tay (đặc biệt là cánh tay trái). Đôi lúc người bệnh có thể có các triệu chứng như ợ nóng hoặc khó tiêu.
Cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng đổ mồ hôi, buồn nôn, ngất xỉu, kiệt sức, choáng váng và khó thở.
Ngoài ra, triệu chứng của bệnh còn tùy thuộc vào loại đau thắt ngực mà bạn mắc phải. Có 3 loại đau thắt ngực kèm theo các triệu chứng như sau:
Đau thắt ngực ổn định
Xảy ra khi người bệnh vận động quá sức dẫn đến tim đập nhanh hơn bình thường Cơn đau thường có thể cảm nhận trước được và diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 5 phút) Cảm giác ợ nóng hoặc khó tiêu Cơn đau ngực có thể lan tỏa đến tay, lưng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Đau thắt ngực không ổn định
Cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm khi bạn đang ngủ hoặc khi bạn đang nghỉ ngơi Cơn đau thường đến một cách đột ngột Thường cơn đau sẽ kéo dài đến 30 phút Theo thời gian, nếu không được chữa trị, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.
Đau thắt ngực mao mạch (Đau thắt ngực vi mạch)
Cơn đau thường trầm trọng và kéo dài hơn các cơn đau thắt ngực khác Thường kèm theo những triệu chứng thở gấp, khó ngủ, mệt mỏi Cơn đau thường xuyên xảy ra trong các hoạt động thường ngày và khi bạn cảm thấy căng thẳng.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu cơn đau ngực của bạn kéo dài và không dứt ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi và dùng thuốc điều trị đau thắt ngực, nó có thể là dấu hiệu của chứng nhồi máu cơ tim, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc đến ngay bệnh viện gần nhất.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra đau thắt ngực (thắt tim) là gì?
Cơn đau xuất hiện do lưu lượng máu đến cơ tim giảm, mà máu lại mang oxy cần thiết cho các hoạt động của tim. Khi cơ tim không được cung cấp đủ oxy, nó sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân thông thường nhất là:
Bệnh mạch vành: Động mạch vành ở tim bị thu hẹp do các mảng tích tụ từ cholesterol, làm cho máu chảy qua chúng trở nên khó khăn hơn. Sự tích tụ mảng bám này được gọi là xơ vữa động mạch Nhịp tim bất thường (loạn nhịp) Thiếu máu (thiếu hụt hồng huyết cầu để cung cấp oxy) Co thắt động mạch vành dẫn đến giảm lưu lượng máu.
4. Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau thắt ngực (thắt tim)?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Hay căng thẳng, gặp áp lực trong công việc và cuộc sống;
- Tuổi cao;
- Cao huyết áp;
- Nồng độ chất béo trung tính (triglyceride) hoặc cholesterol trong máu cao;
- Có người trong gia đình bị mắc bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim;
- Hút thuốc: việc hút và tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài sẽ phá hủy các động mạch của cơ thể, trong đó có những động mạch dẫn đến tim, khiến các mảng bám cholesterol tích tụ và làm tắc nghẽn dòng chảy của máu;
- Bị tiểu đường: cơ thể của người bị tiểu đường không thể tự sản sinh ra đủ insulin – một hormone do tuyến tụy tiết ra – giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Ngoài ra, tiểu đường còn làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành, dẫn đến đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, đồng thời làm tăng khả năng xơ vữa động mạch và tăng nồng độ cholesterol máu;
- Béo phì và ít vận động: Nếu bạn béo phì, tim bạn sẽ phải hoạt động vất vả để cung cấp máu đến các mô. Việc bạn ít tập thể dục sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường… gián tiếp dẫn đến đau thắt ngực.
5. Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị đau thắt ngực (thắt tim)?
Mục tiêu của việc điều trị là cải thiện lưu lượng máu nuôi tim và cải thiện khả năng hoạt động của tim. Phương pháp trị liệu đầu tiên là bạn hãy tạm gác công việc lại một bên và dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi.
Ngoài ra, đau thắt ngực có thể được điều trị bằng thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc aspirin làm giảm đông máu hoặc tiến hành dẫn xuất nitrate như nitroglycerin nhằm mở rộng tạm thời các mạch máu bị hẹp để cải thiện dòng chảy của máu qua tim. Một số các thuốc khác như thuốc ức chế beta có tác dụng làm chậm nhịp tim một cách ổn định và thư giãn cơ tim. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị những bệnh như tăng huyết áp, loạn nhịp, tiểu đường hoặc nồng độ cholesterol cao trong máu cũng được dùng trị đau thắt ngực.
Nếu thuốc không có tác dụng, bạn cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Thông thường, phương thức giảm đau thắt ngực là nong (đưa một ống thông nhỏ có bóng ở đầu được vào mạch vành và bơm lên để nong rộng chỗ bị hẹp hay bị tắc) và đặt stent mạch vành (là một cấu trúc lưới bằng thép không rỉ hình ống nhỏ, nó được đặt trong động mạch để giữ cho mạch máu mở thông và cho phép dòng máu chảy qua). Một phương án khác cho các trường hợp bị tắc nghẽn mạch máu trầm trọng là thực hiện phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG).
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau thắt ngực (thắt tim)?
Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cho bạn bằng cách kiểm tra những triệu chứng và làm một vài xét nghiệm có liên quan như điện tâm đồ ECG hoặc kiểm tra bằng nghiệm pháp gắng sức. Nếu những bài kiểm tra đầu tiên cho thấy dấu hiệu của tim bị tắc nghẽn thì bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật thông tim (kiểm tra lưu lượng máu chảy qua tim bằng cách đặt một thiết bị từ động mạch luồn đến tim).
6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau thắt ngực (thắt tim)?
Vì bệnh tim là nguyên nhân của hầu hết các cơn đau thắt tim nên bạn có thể giảm hoặc ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực bằng cách giảm các nguy cơ mắc bệnh tim.
Việc có một thói quen sống tốt hằng ngày là bước quan trọng nhất đầu tiên mà bạn cần thực hiện:
- Nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc;
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, hạn chế các chất béo, ăn nhiều ngũ cốc, rau quả;
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ tập thể dục hiệu quả nhất;
- Nếu bạn đang thừa cân, hãy hỏi bác sĩ về các biện pháp giảm cân tốt cho sức khỏe;
- Dùng thuốc trị đau thắt ngực theo đúng liều và sự chỉ định của bác sĩ ;
- Chữa các bệnh gây nguy cơ đau thắt ngực như tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol cao;
- Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý để tránh tim làm việc quá sức.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng cơn đau thắt ngực, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bóc tách động mạch vành tự phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mạch máu ngoại vi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mạch vành - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh van động mạch chủ hai mảnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ vữa động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bóc tách động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng phình mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp hình động mạch cảnh - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh dị dạng động mạch vành - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị tật động tĩnh mạch não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giả phình mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp động mạch cảnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp eo động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh động mạch ngoại biên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thuyên tắc do cholesterol - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng vành cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau thắt ngực không ổn định - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau bắp chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh huyết khối tĩnh mạch não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ cứng động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm động mạch Takayasu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thủ thuật nong mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình động mạch chủ bụng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình động mạch đùi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình và tách động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rò động tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy tĩnh mạch ngoại biên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị