Bệnh dị dạng động mạch vành - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Dị tật động mạch vành là một khiếm khuyết trong một hoặc nhiều động mạch vành của tim. Khuyết tật này là bẩm sinh (có ngay khi mới sinh). Bệnh có thể liên quan đến cơ quan đích (nơi động mạch "chảy vào" nuôi tim) hoặc vị trí của động mạch vành. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh lý này, mời các bạn tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Dị dạng động mạch vành là gì?
Dị dạng động mạch vành là một khiếm khuyết trong một hoặc nhiều động mạch vành của tim. Khuyết tật này là bẩm sinh (có ngay khi mới sinh). Bệnh có thể liên quan đến cơ quan đích (nơi động mạch “chảy vào” nuôi tim) hoặc vị trí của động mạch vành. Tuy nhiên, thuật ngữ dị dạng động mạch vành có thể được sử dụng để mô tả bất kỳ khuyết tật nào trong động mạch vành, chẳng hạn như kích thước hoặc hình dạng bất thường. Chúng thường được tìm thấy ở những bệnh nhân mắc các bệnh tim bẩm sinh khác. Một tên khác của dị dạng động mạch vành là động mạch vành dị thường.
2. Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của dị dạng động mạch vành là gì?
Chỉ có một vài loại dị dạng động mạch vành gây ra các triệu chứng. Đối với một số người, các triệu chứng có thể bắt đầu từ lúc bé, trong khi những người khác có thể không có triệu chứng cho đến khi trưởng thành. Hầu hết những người bị dị dạng động mạch vành thậm chí không biết họ mắc bệnh này, có thể do họ không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc do xảy ra đột tử tim.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, một số triệu chứng của dị dạng động mạch vành có thể bao gồm:
- Các vấn đề về hô hấp;
- Da tái nhợt;
- Ăn kém;
- Đổ mồ hôi.
Đối với thanh thiếu niên và người lớn, các triệu chứng của dị dạng động mạch vành có thể bao gồm:
- Ngất xỉu khi tập thể dục nặng (thường là triệu chứng đầu tiên và ấn tượng nhất của dị dạng động mạch vành);
- Khó thở khi nghỉ ngơi hoặc trong khi tập thể dục ;
- Mệt mỏi ;
- Đau ngực lúc nghỉ ngơi hoặc trong khi tập thể dục.
Đột tử do tim đột ngột (còn gọi là ngừng tim đột ngột) là triệu chứng nguy hiểm nhất của dị dạng động mạch vành. Nó được cho là xảy ra do động mạch vành dị dạng bị “đè bẹp” giữa các động mạch lớn hơn do máu căng đầy khi tập thể dục. Điều này có nghĩa là máu đến tim ít hơn do đó có thể dẫn đến tử vong đột ngột.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn hoặc con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây dị dạng động mạch vành là gì?
Các bác sĩ không biết nguyên nhân chính xác gây dị dạng động mạch vành. Có nhiều bước phát triển các động mạch vành trong tim thai nhi. Bất kỳ lỗi nào xảy ra trong các bước này đều có thể dẫn đến một dị dạng động mạch vành.
Một số bệnh tim bẩm sinh có liên quan chặt chẽ với dị dạng động mạch vành, bao gồm thân động mạch chung dai dẳng, chuyển vị các động mạch lớn, hẹp van phổi, tâm thất phải có hai đường ra (DORV) và tứ chứng Fallot.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại dị dạng động mạch vành nhất định có thể di truyền trong gia đình, nhưng các bác sĩ vẫn chưa tìm thấy một mô hình vững chắc bảo đảm dị dạng động mạch vành có thể do di truyền.
Dị dạng động mạch vành thường được phát hiện trong khoảng 5% số người được đặt ống thông tim để tìm hiểu lý do bị đau ngực.
4. Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc dị dạng động mạch vành?
Vận động viên hoặc những người tham gia vào các hoạt động thể chất nặng có nguy cơ đặc biệt cao bị tử vong tim đột ngột nếu họ có dị dạng động mạch vành. Trên thực tế, dị dạng động mạch vành là nguyên nhân tử vong thứ hai ở các vận động viên trẻ. Khoảng 15-34% những người trẻ bị chết tim đột ngột, sau đó được phát hiện mắc dị dạng động mạch vành.
5. Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dị dạng động mạch vành?
Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, nghe tim và phổi, thực hiện các quan sát khác giúp cho chẩn đoán.
Chụp X-quang ngực. Xét nghiệm chẩn đoán sử dụng tia X vô hình để tạo ra hình ảnh của các mô, xương và các cơ quan bên trong trên phim. Có thể có những thay đổi diễn ra ở phổi do lưu lượng máu dư thừa có thể nhìn thấy trên phim chụp X quang. Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG). Một thử nghiệm ghi lại hoạt động điện của tim, cho thấy nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim) và phát hiện căng thẳng cơ tim. Siêu âm tim (echo). Một quy trình đánh giá cấu trúc và chức năng của tim bằng cách sử dụng sóng âm được ghi trên cảm biến điện tử giúp tạo ra hình ảnh chuyển động của van tim và tim. Thông tim. Ống thông tim là một thủ thuật xâm lấn cung cấp thông tin rất chi tiết về các cấu trúc bên trong tim. Dưới tác dụng của thuốc an thần, một ống nhỏ, mỏng, linh hoạt (ống thông) được đưa vào một mạch máu ở bẹn và luồn vào bên trong tim. Huyết áp và ô-xy được đo ở bốn buồng tim, cũng như động mạch phổi và động mạch chủ. Thuốc nhuộm cản quang cũng được tiêm để thấy rõ hơn các cấu trúc bên trong tim. Chụp cắt lớp vi tính (CTA). Một quy trình chẩn đoán hình ảnh kết hợp việc sử dụng các tia X và công nghệ máy tính để tạo ra các hình ảnh cắt ngang hoặc trục (thường được gọi là lát) của các mạch máu. Chụp cộng hưởng từ (MRI). Quy trình chẩn đoán sử dụng kết hợp từ trường lớn, tần số vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể. Chụp cộng hưởng từ (MRA). Một loại thủ thuật MRI được sử dụng để đánh giá lưu lượng máu qua các động mạch. Hình ảnh hạt nhân. Quét chẩn đoán sử dụng lượng nhỏ chất phóng xạ hoặc dược phẩm phóng xạ, để xác định lưu lượng máu bất thường đến tim và xác định mức độ tổn thương của cơ tim sau cơn đau tim và / hoặc để đo chức năng tim.
Những phương pháp nào dùng để điều trị dị dạng mạch vành?
Điều trị bao gồm thay đổi lối sống, thuốc, can thiệp mạch vành qua da và phẫu thuật.
Đối với bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đến trung bình, thuốc có thể được sử dụng, đặc biệt là để ngăn ngừa đột tử do tim.
Các thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim. Thuốc lợi tiểu (thuốc viên nước) làm giảm lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể, làm giảm công suất hoạt động co bóp của tim. Thuốc chống loạn nhịp giúp điều chỉnh nhịp tim. Liệu pháp oxy làm tăng lượng máu giàu oxy đến tim.
Một số loại dị dạng động mạch vành có thể được sửa chữa bằng cách đặt stent vào động mạch tim bị dị dạng. Thủ thuật này được thực hiện trong phòng thí nghiệm đặt ống thông tim.
Phẫu thuật đôi khi được thực hiện để điều chỉnh dị dạng động mạch vành. Loại phẫu thuật cần thiết tùy thuộc vào loại dị dạng động mạch vành.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý dị dạng động mạch vành?
Bệnh nhân được chẩn đoán bị dị dạng động mạch vành vừa và nghiêm trọng phải ít vận động hơn, tránh tập thể dục quá nhiều và chỉ tham gia một số môn thể thao nhất định.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh dị tật động mạch vành, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bóc tách động mạch vành tự phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mạch máu ngoại vi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mạch vành - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh van động mạch chủ hai mảnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ vữa động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bóc tách động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng phình mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp hình động mạch cảnh - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh dị tật động tĩnh mạch não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giả phình mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp động mạch cảnh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp eo động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh động mạch ngoại biên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thuyên tắc do cholesterol - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng vành cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau thắt ngực không ổn định - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau thắt ngực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau bắp chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh huyết khối tĩnh mạch não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xơ cứng động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm động mạch Takayasu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thủ thuật nong mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm động mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình động mạch chủ bụng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình động mạch đùi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh phình và tách động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rò động tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy tĩnh mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy tĩnh mạch ngoại biên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị