Bệnh hở van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hở van động mạch chủ là hiện tượng van động mạch chủ không đóng chặt khiến cho máu trào ngược từ động mạch chủ thông qua van động mạch chủ vào tâm thất trái của tim khi tâm thất co. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo.

Bệnh hở van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Hở van động mạch chủ là bệnh gì?

Hở van động mạch chủ là hiện tượng van động mạch chủ không đóng chặt khiến cho máu trào ngược từ động mạch chủ thông qua van động mạch chủ vào tâm thất trái của tim khi tâm thất co.

Hở van động mạch chủ làm cho việc bơm máu từ tim đến các bộ phận cơ thể trở nên không hiệu quả từ đó khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và thở gấp.

Những ai thường mắc phải bệnh hở van động mạch chủ?

Theo thống kê, cứ 10.000 người trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi thì sẽ có 1 người bị hở van động mạch chủ. Bệnh phổ biến ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của hở van động mạch chủ là gì?

Hở van động mạch chủ tiến triển khá chậm, do đó hầu hết người bệnh sẽ không có triệu chứng nào trong vài năm đầu mắc bệnh.

Tuy nhiên, khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và các tổn thương bắt đầu phát triển các triệu chứng có thể sẽ xuất hiện như:

Mệt mỏi; Khó thở (đặc biệt khi nằm xuống); Ho; Ngất xỉu; Đánh trống ngực (cảm giác tim đập mạnh); Sưng bàn chân, cẳng chân hoặc bụng; Cảm thấy yếu đi khi phải vận động nhiều; Mạch đập không đều; Đau ngực (hiếm gặp).

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hở van động mạch chủ là gì?

Có nhiều lý do khiến cho van động mạch chủ không đóng chặt, trong đó các nguyên nhân chính như:

Do van động mạch chủ bị khiếm khuyết hoặc do phần gốc của động mạch chủ bị giãn rộng ra. Do bị nhiễm trùng từ sốt thấp khớp (thường là nhiễm liên cầu khuẩn) và viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng do vi khuẩn ở tim) ảnh hưởng đến van tim. Do những dị tật bẩm sinh như van động mạch chủ 2 lá (van tim có 2 lá thay vì 3 lá). Do bị tổn thương trực tiếp như ngực đụng phải tay lái ô tô trong tai nạn giao thông). Bị bệnh về mô liên kết như hội chứng Marfan. Tăng huyết áp cũng có thể dẫn đến việc giãn rộng động mạch chủ từ đó có thể dẫn đến hở van động mạch chủ.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hở van động mạch chủ?

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc hở van động mạch chủ bao gồm:

Van động mạch chủ bị tổn thương: như bệnh viêm nội tâm mạc hay sốt thấp khớp, hoặc hẹp van động mạch chủ cũng có thể làm máu trào ngược lại từ động mạch chủ về tim. Tăng huyết áp: làm giãn gốc động mạch chủ, dẫn đến các lá van không thể khép kín vào nhau. Bị khuyết tật van tim bẩm sinh. Mặc một số bệnh lý: như hội chứng Marfan hay viêm cột sống dính khớp có thể gây giãn gốc động mạch chủ. Độ tuổi: khi đến độ tuổi trung niên, van động mạch sẽ bắt đầu thoái hóa khiến cho nguy cơ mắc hẹp van động mạch tăng lên.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hở van động mạch chủ?

Bạn có thể không cần điều trị nếu bệnh không biểu hiện triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra thường xuyên bằng siêu âm tim. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy tình trạng hở van tim tệ hơn hoặc tim bị to ra do máu chảy ngược về tim quá nhiều, bác sĩ có thể sẽ đề nghị:

Sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp khi huyết áp tăng cao. Sử dụng nhóm thuốc kháng men biệt hóa angiotensin (ACE inhibitor) để kiểm soát các triệu chứng nghiêm trọng. Gặp bác sĩ phẫu thuật lồng ngực (bác sĩ chuyên khoa về các phẫu thuật van tim) để chỉnh sửa hoặc thay van tim.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh hở van động mạch chủ?

Bác sĩ thực hiện chẩn đoán thông qua khám lâm sàn bệnh nhân để kiểm tra các triệu chứng như:

Dòng máu chảy qua van tim sẽ tạo ra âm thổi (âm thanh lớn hoặc bất thường phát ra khi tim đập). Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe được những âm thanh khác lạ này của tim. Tiếng tim đập mạnh. Đầu nhấp nhô theo nhịp tim. Huyết áp tâm trương thấp. Phổi có chất lỏng.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện việc siêu âm tim (xét nghiệm dùng sóng siêu âm để thấy hình ảnh của tim) để xác định lại chẩn đoán.

Trong những trường hợp hở van động mạch chủ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự hoạt động của tim, bác sĩ sẽ đề nghị đặt ống thông tim. Ống thông tim là một ống nhỏ được đặt vào động mạch chủ và đi vào tim để chụp hình ảnh của tim nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của hở van tim.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh hở van động mạch chủ?

Hở van động mạch chủ có thể được hạn chế nếu bạn:

Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra bằng siêu âm tim để theo dõi tình trạng bệnh cho dù bệnh vẫn chưa xuất hiện triệu chứng. Nếu bạn có các khiếm khuyết bẩm sinh hoặc có tiền sử đã phẫu thuật, bạn phải uống thuốc kháng sinh (theo đơn được kê) trước khi thực hiện các quá trình phẫu thuật hoặc khám nha khoa.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Hở van động mạch chủ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM