Hội chứng thận hư - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Hội chứng thận hư là một tình trạng rối loạn của thận khi thận bài tiết quá nhiều protein cùng với nước tiểu ra khỏi cơ thể. Vậy triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý này là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Định nghĩa
Hội chứng thận hư là gì?
Hội chứng thận hư là một tình trạng rối loạn của thận khi thận bài tiết quá nhiều protein cùng với nước tiểu ra khỏi cơ thể. Mỗi quả thận gồm 1 triệu bộ lọc để làm sạch máu có độc. Thận khỏe mạnh sẽ giữ lại những chất quan trọng được gọi là protein trong máu. Cơ thể cần protein để phát triển và tự sửa chữa. Với hội chứng này, thận loại bỏ cả protein cũng với các chất thải khác ra khỏi cơ thể trong khi đi tiểu. Hội chứng thận hư gây sưng (phù), đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân của bạn và làm tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe khác.
Những ai thường mắc hội chứng thận hư?
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng thận hư là gì?
Hội chứng thận hư thường không gây đau nhưng sự tích nước trong cơ thể gây ra căng thẳng và khó chịu. Triệu chứng ban đầu từ sự tích nước này là sưng mắt và mắt cá chân. Sau đó da bị sưng húp, bụng trướng lên. Lượng nước tiểu ít đi, nước tiểu có thể có bọt. Các triệu chứng khác bao gồm suy nhược, chán ăn và cảm thấy bệnh. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có mức cholesterol cao hơn bình thường do tổn thương thận.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, nếu bạn bị sốt, ớn lạnh, khó thở, đau ngực, bụng hoặc chân; hãy liên hệ với bác sĩ ngay. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư là gì?
Hội chứng thận hư thường được gây ra bởi các tổn thương của các mạch máu nhỏ (tiểu cầu) của thận. Các cầu thận lọc máu khi máu đi qua thận. Cầu thận khỏe mạnh sẽ giữ protein máu (chủ yếu là albumin – một chất cần thiết để duy trì đủ lượng chất lỏng trong cơ thể của bạn) và lọc các chất thải qua nước tiểu ra khỏi cơ thể. Khi bị hư hại, các tiểu cầu này không thể giữ protein máu và lọc luôn ra khỏi cơ thể, dẫn đến hội chứng thận hư.
Những vấn đề về thận khác nhau có thể dẫn đến hội chứng thận hư. Phổ biến nhất là tình trạng viêm thận được gọi là viêm cầu thận. Ngoài ra bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư.
4. Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng thận hư?
Các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc hội chứng thận hư bao gồm:
Mắc các bệnh lý làm tổn thương thận như: tiểu đường, lupus, thoái hóa dạng bột, bệnh cầu thận sang thương tối thiểu và các bệnh lý thận khác. Một số loại thuốc có thể gây ra hội chứng thận hư như: thuốc chống viêm không steroid và thuốc kháng sinh. Một số bệnh nhiễm trùng làm tăng nguy cơ của hội chứng thận hư bao gồm: HIV, viêm gan B, viêm gan C và bệnh sốt rét.
5. Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng thận hư?
Các triệu chứng thường bắt đầu cải thiện trong 2-3 tuần sau khi bắt đầu điều trị bằng chế độ ăn uống và thuốc. Có thể cần các loại thuốc khác nhau. Thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như prednisone và cyclophosphamide có thể cần thiết để giúp điều trị viêm thận. Thuốc lợi tiểu (như furosemide) làm giảm sưng phù. Thuốc phải được dùng trong vòng 3 tháng hoặc nhiều hơn.
Bởi vì những người có hội chứng thận hư có xu hướng bị cục máu đông ở chân nên người bệnh cần phải tích cực vận động. Bác sĩ có thể dung thuốc chống đông tụ giúp ngăn ngừa tình trạng xuất hiện các cục máu đông.
Các thuốc khác như nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE) có thể được dùng để làm giảm sự mất protein và huyết áp. Thuốc hạ cholesterol như statin thường được sử dụng để làm giảm nồng độ cholesterol xảy ra trong hội chứng thận hư.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng thận hư?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng như: sưng mắt cá chân, sưng chân hoặc thậm chí là sưng mặt. Các bác sĩ sẽ thấy mức protein cao trong xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để đánh giá chức năng thận. Trong một số trường hợp, sinh thiết thận có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân của hội chứng thận hư. Trong sinh thiết, một mảnh nhỏ của mô được lấy ra từ thận và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng thận hư?
Hội chứng thận hư có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt sau đây:
Ăn ít chất béo, chế độ ăn uống ít muối. Hỏi bác sĩ về lượng protein nên ăn và lượng nước cần uống mỗi ngày. Đừng nằm nhiều và nên tích cực hoạt động để giúp thải nước và ngăn ngừa máu đông. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý bỏ thuốc.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hy vọng với một số thông tin trên đây về hội chứng thận hư sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Addison - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đái tháo đường tuýp 1 - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xốp thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường
- doc Cơn đau quặn thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường aldosterone - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp động mạch thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ít nước tiểu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Alport - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Bartter - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đa niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Cushing - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Fanconi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Galloway-Mowat - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng gan thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thận mủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thận lupus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đạm niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đái tháo nhạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mô kẽ thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm hormone vỏ thượng thận - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm kháng thể 21-hydroxylase - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ hóa hệ thống nguồn gốc thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khối u Wilms - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghệm kích thích hormone vỏ thượng thận với cosyntropin - Quy trình thực hiện và những lưu ý
- doc Xét nghiệm kháng thể tự miễn ở bệnh tiểu đường - Những thông tin cần biết
- doc Xét nghiệm kích thích hormone vỏ thượng thận với Metyrapone - Quy trình thực hiện và những lưu ý
- doc Xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh viêm cầu thận mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng vô niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm toan ceton do đái tháo đường - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm nồng độ glucose niệu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm đài bể thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang đơn thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang thận mắc phải - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tính hệ số thanh thải creatinin - Quy trình thực hiện và một số lưu ý cần biết
- doc Tìm kháng thể kháng màng đáy cầu thận
- doc Bệnh tiểu ra máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu không kiểm soát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu khó - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đường tuýp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đường tuýp 1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đêm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiêu cơ vân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu buốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cầu thận cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cầu thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhiễm trùng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tuyến thượng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm nồng độ cortisol - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh u tủy thượng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thận ứ nước - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thận đa nang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi ống mật chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt xuất huyết với hội chứng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận cấp tính (suy thận cấp) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận mạn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thượng thận cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu dưới - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc nghẽn niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng aldosteron nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh - Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Trẻ bị tiểu đường – Lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ