Bệnh sỏi amidan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sỏi amidan là những khối màu trắng hoặc vàng nằm trên hoặc trong amidan. Những viên sỏi có kích thước từ hạt gạo đến quả nho lớn. Thực tế, tình trạng này hiếm gây ra biến chứng nghiêm trọng nhưng chúng có thể phát triển lớn hơn và khiến amidan sưng kèm theo mùi hôi khó chịu. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh sỏi amidan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Sỏi amidan là những khối màu trắng hoặc vàng nằm trên hoặc trong amidan. Thông thường, người bệnh sẽ không nhận ra tình trạng này vì rất khó để nhìn thấy khi nhìn bằng mắt thường. Những viên sỏi có kích thước thừ hạt gạo đến quả nho lớn.

Thực tế, tình trạng này hiếm gây ra biến chứng nghiêm trọng nhưng chúng có thể phát triển lớn hơn và khiến amidan sưng kèm theo mùi hôi khó chịu.

2. Triệu chứng

Mặc dù một số sỏi có thể khó nhìn thấy, nhưng chúng vẫn có thể gây ra các triệu chứng đáng chú ý, gồm:

Hôi miệng: Một dấu hiệu chính của tình trạng amidan có sỏi là hôi miệng nghiêm trọng đi kèm với nhiễm trùng amidan. Theo một nghiên cứu, khoảng 75% những người bị hôi miệng nặng bất thường đều có sỏi trong amidan. Đau họng: Cả hai tình trạng viêm amidan và sỏi trong amidan đều gây ra đau họng. Tuy nhiên, cơn đau do sỏi gây ra sẽ nặng và khó chịu hơn. Khó nuốt Đau tai: Sỏi có thể xuất hiện bất cứ đâu trên amidan, do đó nó có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh chung dẫn đến tai và khiến bạn bị đau tai. Ho liên tục Sưng amidan Các đốm trắng hoặc vàng trên amidan

Sỏi nhỏ thường phổ biến hơn sỏi lớn và có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

3. Nguyên nhân

Trên amidan có nhiều vết lõm hoặc rãnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các chất khác, bao gồm tế bào chết và chất nhầy, tích tụ. Khi điều này xảy ra, vi khuẩn sẽ kết hợp với những chất mắc kẹt ở amidan và hình thành các tinh thể.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến sỏi hình thành trong amidan như:

Vệ sinh răng miệng kém: Khi ăn uống, thức ăn và vi khuẩn có thể mắc kẹt ở amidan và gây viêm nhiễm. Do đó, nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì sẽ có nguy cơ cao bị sỏi. Chế độ ăn uống không lành mạnh: Sử dụng nhiều sản phẩm từ sữa sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi vì trong sữa có chứa canxi – yếu tố góp phần hình thành chất nhầy tạo ra sỏi. Lối sống không lành mạnh: như hút thuốc lá, uống rượu bia không chỉ gây hôi miệng và nhiều bệnh lý khác mà còn gây khô miệng và cổ họng. Theo thời gian, tình trạng này sẽ gây ra sỏi.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán sỏi amidan?

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán tình trạng này thông qua khám thực thể. Nếu sỏi xuất hiện trong các nếp kẽ của amidan, bạn có thể cần làm các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT hoặc MRI, để phát hiện ra chúng.

Những phương pháp nào giúp điều trị sỏi amidan?

Hầu hết các sỏi amidan đều vô hại, nhưng nhiều người sẽ muốn loại bỏ vì chúng có thể gây mùi hôi hoặc khó chịu. Một số phương pháp có thể giúp điều trị tình trạng này như:

Súc miệng

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể làm dịu cơn đau họng và giúp đánh bật sỏi ra khỏi amidan. Nước muối cũng có thể giúp thay đổi các chất hóa học miệng và loại bỏ mùi hôi.

Ho mạnh

Ho mạnh có thể giúp đẩy sỏi ra khỏi amidan.

Phẫu thuật

Loại bỏ sỏi bằng laser: Phương pháp áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, sử dụng tia laser tác động trực tiếp để loại bỏ sỏi mà không gây xâm lấn hay tổn thương gì tới các tế bào amidan. Phẫu thuật cắt bỏ amidan: Thường được chỉ định với trường hợp sỏi đã lớn gây chèn ép và làm tổn thương cấu trúc amidan. Phương pháp này có thể trị khỏi bệnh hoàn toàn nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ chảy máu kéo dài, cổ họng bị hẹp lại…

Kháng sinh

Trong một số trường hợp, kháng sinh có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng sỏi bằng cách làm giảm số lượng vi khuẩn tham gia vào quá trình hình thành sỏi.

Nhược điểm của kháng sinh là chúng không điều trị nguyên nhân cơ bản gây sỏi và có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn. Ngoài ra, bạn cũng không thể sử dụng thuốc trong thời gian dài, nghĩa là sỏi có thể sẽ quay trở lại sau khi ngừng sử dụng kháng sinh.

5. Các biến chứng bạn có thể gặp phải

Mặc dù các biến chứng từ sỏi amidan rất hiếm, nhưng chúng vẫn có thể xảy ra. Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng amidan, được gọi là áp xe.

Sỏi lớn có thể làm hỏng và phá vỡ các mô amidan bình thường. Điều này có thể dẫn đến sưng, viêm và nhiễm trùng nghiêm trọng.

Sỏi liên quan đến nhiễm trùng amidan có thể phải phẫu thuật.

Nhìn chung, sỏi ở amidan thường lành tính và không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh khiến bạn khó chịu. Nếu bạn thường xuyên bị sỏi, hãy lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và uống nhiều nước. Nếu tình trạng không khỏi, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị hiệu quả nhé.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh sỏi amidan, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:05/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM