Bệnh đái dầm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đái dầm ban đêm là tình trạng tiểu không tự chủ xảy ra trong khi ngủ mà trẻ không biết cho đến khi thức dậy. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả bệnh đái dầm? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh đái dầm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Đái dầm là bệnh gì?

Đái dầm ban đêm là tình trạng tiểu không tự chủ xảy ra trong khi ngủ mà trẻ không biết cho đến khi thức dậy.

Đái dầm ban đêm khác với tiểu đêm (tình trạng thức dậy ra khỏi giường để đi tiểu vào ban đêm và ngủ trở lại sau đó).

Bạn cũng nên phân biệt đái dầm với tình trạng tiểu cấp bách không kiểm soát– bạn ý thức được cần đi tiểu nhưng không đủ thời gian hoặc không có khả năng đến phòng vệ sinh để tiểu.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đái dầm là gì?

Triệu chứng của đái dầm là tiểu không tự chủ trong khi ngủ, thường vào ban đêm. Con bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bác sĩ có thể biết tình trạng đái dầm ở trẻ  là bình thường hay do bệnh lí dựa vào các dấu hiệu sau:

Cảm thấy cần đi tiểu nhiều hơn bình thường; Khát nước hơn bình thường; Cảm giác nóng rát khi đi tiểu; Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân; Bắt đầu đái dầm sau khi đã khỏi trong nhiều tuần hay tháng.

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đái dầm?

Nguyên nhân gây ra đái dầm bao gồm:

Cơ bàng quang của trẻ phát triển chậm hơn so với bình thường; Bàng quang trữ lượng nước tiểu nhỏ hơn bình thường; Cơ thể thải ra quá nhiều nước tiểu.

Hầu hết trường hợp, đái dầm không phải do bệnh về tâm lý hay thể chất gây ra. Tuy nhiên, đôi khi bệnh cũng có liên quan đến một số tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, thậm chí dẫn đến tử vong, ví dụ như:

Tai biến mạch máu não (đột quỵ): 6% trường hợp người bệnh mắc đột quỵ; Viêm não cấp tính: đái dầm đi kèm với tiểu không kiểm soát; Bệnh rỗng tủy sống; Cường giáp; Hội chứng Williams-Beuren: khoảng 50% trường hợp; Chứng đái dầm cũng phổ biến hơn ở trẻ em được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra mối quan hệ giữa đái dầm và ADHD, đặc biệt chứng đái dầm ban ngày ở trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh đái dầm?

Đái dầm là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ và ước tính gần 10% trẻ em 7 tuổi mắc bệnh này. Hầu hết trẻ em 4 tuổi đã có thể kiểm soát bàng quang khi đang thức, nhưng có thể mất nhiều thời gian để trẻ kiểm soát bàng quang khi đang ngủ. Khoảng 2-3% trường hợp, đái dầm có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành trẻ thường hết đái dầm khi trên 5 – 7 tuổi.

Đái dầm phổ biến ở trẻ nam hơn và có thể di truyền trong gia đình. Ngoài ra, đái dầm cũng ảnh hưởng đến bệnh nhân trưởng thành và là một triệu chứng quan trọng của một số rối loạn sau chấn thương, đặc biệt là ở nam giới, vì bệnh có thể liên quan đến áp bí tiểu mạn tính do áp suất cao, thường gắn liền với giãn nở ống tiểu trên và nguy cơ suy thận. Đái dầm cũng liên quan đến rối loạn giãn vùng sàn chậu khi ngủ ở bệnh nhân trải qua phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt.

Hầu hết trẻ em sẽ tự khỏi chứng đái dầm. Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia để biết thêm thông tin nếu bạn lo lắng hoặc có câu hỏi về tình trạng của con mình.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bẹnh đái dầm?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này.

Đối với trẻ em:

Uống nhiều nước ngay trước khi đi ngủ; Hoạt động tích cực vào buổi sáng; Gia đình có thành viên mắc chứng đái dầm.

Ở người lớn:

Từng trải qua một số chấn thương vùng chậu có nguy cơ mắc tiểu cấp bách không kiểm soát; Căng thẳng, sợ hãi, bất an; Rối loạn thần kinh (ví dụ như sau đột quỵ); Bệnh tiểu đường; Tuyến tiền liệt lớn bất thường; Ngưng thở khi ngủ; Táo bón.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đái dầm?

Bạn có thể dễ dàng nhận ra trẻ mắc chứng đái dầm bằng cách quan sát chỗ ngủ như giường, nệm chiếu, v.v. bị ướt sau khi ngủ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đái dầm?

Tình trạng đái dầm ở trẻ em không cần điều trị vì có thể kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ thông qua việc lập các kế hoạch cho trẻ kiểm soát tật này. Tuy nhiên, đây có thể là một quá trình khó khăn và lâu dài, cần sự hợp tác, cảm thông và quyết tâm của cả trẻ và phụ huynh.

Bạn hãy nhớ rằng trẻ không cố ý đái dầm, vì vậy không nên giận, trừng phạt hay trêu chọc con mình.

Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc chống đái dầm nhưng chỉ nên sử dụng loại thuốc này cho trẻ trên 7 tuổi và đã dùng các biện pháp khác nhưng không có hiệu quả.

Ở tuổi trưởng thành, đái dầm ban đêm không còn sót lại nước tiểu có thể liên quan đến bàng quang hoạt động quá mức. Hội chứng này có thể được điều trị bằng thuốc kháng muscarinics và kết hợp với desmopressin (thuốc chống lợi niệu).

Bệnh nhân bị bí tiểu áp cao gây đái dầm ban đêm được điều trị bằng cách đặt ống thông ban đầu để giảm bớt áp lực, tiếp theo là đánh giá phẫu thuật nội soi để cắt bỏ, làm bay hơi, khoét nhân hoặc loại bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đái dầm?

Để ngăn trẻ đái dầm, bạn có thể thử một số phương pháp tại nhà như sau:

Cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ, nhắc trẻ thức dậy và sử dụng nhà vệ sinh khi cần thiết; Đặt đèn trong hành lang và phòng tắm để con bạn có thể tìm thấy nhà vệ sinh dễ dàng; Ngừng sử dụng tã hoặc quần chuyên dụng ở nhà, đặc biệt nếu trẻ lớn hơn 8 tuổi. Con bạn vẫn có thể mặc chúng khi qua đêm ở nhà bạn bè hoặc người thân; Để con bạn giúp lau dọn giường vào buổi sáng, ví dụ như trẻ có thể lấy chăn ướt ra khỏi giường hoặc giúp giặt giũ; Ghi lại tiến bộ và khen thưởng khi trẻ không đái dầm. Chế độ uống nước của trẻ nên phân bố đều cả ngày, đừng cho con bạn uống nhiều ngay trước khi đi ngủ; Giúp trẻ điều khiển bàng quang của mình để giữ nước tiểu nhiều hơn trong khoảng thời gian dài trước khi đi tiểu; Sử dụng báo động đái dầm ban đêm là biện pháp tốt nhất cho trẻ từ 7 tuổi trở lên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại hình báo động tốt nhất cho con bạn và cách sử dụng nó.

Các phương pháp khác bao gồm:

Sử dụng một tấm chống thấm nước để bảo vệ nệm và tránh mùi nước tiểu; Đặt một chiếc khăn khô trên phần giường bị ướt. Làm giường thành từng lớp với tấm lót chống thấm nước xen kẽ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đái dầm, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh cho trẻ!

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM