Chứng ít nước tiểu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chứng ít nước tiểu nghĩa là bạn sản xuất ít nước tiểu hơn bình thường. Hầu hết người lớn tạo ra ít nhất 500ml nước tiểu trong 24 giờ. Vậy chứng ít nước tiểu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Nguyên nhân và cách kiểm soát bệnh là gì? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Chứng ít nước tiểu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về chứng ít nước tiểu

Chứng ít nước tiểu là gì?

Chứng ít nước tiểu (thiểu niệu) nghĩa là bạn sản xuất ít nước tiểu hơn bình thường. Hầu hết người lớn tạo ra ít nhất 500ml nước tiểu trong 24 giờ. Tình trạng không có nước tiểu (nước tiểu ít hơn 50ml trong 24 giờ) gọi là vô niệu. Chứng ít nước tiểu có thể là một trong những dấu hiệu sớm nhất của suy thận, nhưng trong hầu hết các trường hợp nó có thể được đảo ngược.

2. Triệu chứng ít nước tiểu

Những dấu hiệu và triệu chứng ít nước tiểu là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan bao gồm:

  • Bệnh tiêu chảy;
  • Nôn;
  • Sốc;
  • Sốt ;
  • Đau cơ thể;
  • Buồn nôn ;
  • Sưng.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu sau đây:

  • Lượng nước tiểu giảm rõ rệt và đều;
  • Bạn đã bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt cao và không thể uống đủ nước để thay thế phần dịch bạn đã mất. Lượng nước tiểu giảm có liên quan đến chóng mặt, choáng hoặc mạch nhanh.

Bạn nên đi cấp cứu nếu cảm thấy cơ thể mình có thể bị sốc. Điều này có thể là do nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc chấn thương cần điều trị nhanh chóng.

Bạn cũng nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu nghĩ rằng tuyến tiền liệt phì đại hoặc các tình trạng khác có thể đang chặn đường tiết niệu của bạn. Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể nhanh chóng phát triển thành vô niệu. Vô niệu cần phải được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng cho thận.

Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

3. Nguyên nhân gây ít nước tiểu

Nguyên nhân gây ít nước tiểu là gì?

Nguyên nhân giảm lượng nước tiểu có thể bao gồm:

Mất nước. Mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất khiến giảm lượng nước tiểu. Thông thường, mất nước xảy ra khi bạn bị bệnh tiêu chảy, nôn mửa hoặc một bệnh khác và không thể bổ sung phần dịch đã mất. Trong trường hợp này, thận sẽ cố gắng giữ lại càng nhiều nước càng có thể. Nhiễm trùng hoặc chấn thương. Nhiễm trùng hoặc chấn thương là nguyên nhân ít điển hình gây thiểu niệu. Những tình trạng này có thể khiến cơ thể bị sốc, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan. Sốc là một tình trạng cấp cứu y tế và cần được điều trị ngay lập tức Tắc nghẽn đường tiết niệu. Tắc nghẽn đường tiết niệu xảy ra khi nước tiểu không thể ra ngoài. Điều này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai quả thận và thường dẫn đến lượng nước tiểu giảm. Thuốc. Một số loại thuốc có thể khiến bạn sản xuất ít nước tiểu, bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID); thuốc trị cao huyết áp, như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và gentamicin. Nếu thuốc khiến lượng nước tiểu giảm, bạn nên thảo luận với bác sĩ về vấn đề này. Họ có thể thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng hiện tại của bạn. Không bao giờ thay đổi liều lượng hoặc ngừng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước.

Các nguyên nhân khác bao gồm phì đại tuyến tiền liệt, mất máu, viêm thận hoặc tổn thương.

Các nguyên nhân được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến gây lượng nước tiểu giảm. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để chẩn đoán chính xác.

4. Kiểm soát chứng ít nước tiểu

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn kiểm soát chứng ít nước tiểu?

Không có biện pháp tại nhà nào giúp điều trị lượng nước tiểu giảm. Điều trị y tế luôn cần thiết để xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ít nước tiểu là mất nước. Bạn có thể tránh mất nước bằng cách đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Đặc biệt, bạn cần uống nhiều nước hơn khi bị sốt, tiêu chảy hoặc bệnh.

Các mẹo khác để ngăn ngừa mất nước bao gồm:

Tránh dùng thuốc lợi tiểu. Mặc dù có vẻ khó thực hiện, nhưng tránh xa các chất và/hoặc thực phẩm lợi tiểu sẽ giúp bạn không mất nước. Những thực phẩm này bao gồm đồ uống có chứa cồn hoặc caffeine như cà phê, soda và chocolate. Tránh các món cay. Bên cạnh tác hại gây ra vấn đề sức khỏe như axit và ợ nóng, thức ăn cay cũng có thể góp phần làm mất dịch trong cơ thể. Mặc dù thực phẩm cay có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất, nhưng nó cũng có thể tăng tốc độ mất nước nếu bạn thường hoạt động thể chất dưới trời nóng. Tránh hoạt động gắng sức. Vận động và tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vận động quá sức dưới thời tiết oi ả là điều cực kì không tốt vì sẽ khiến bạn bị mất nước. Vì vậy, bạn có thể uống nhiều nước khi vận động dưới trời nắng hoặc lựa chọn các môn thể thao ở trong nhà thi đấu. Bổ sung kali nhiều hơn. Mất nước là tình trạng mất chất điện giải với số lượng cực lớn. Do đó, bạn nên ăn thực phẩm giàu kali như chuối, dứa, khoai lang và xoài để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và đủ nước.

Với những thông tin trên đây về chứng ít nước tiểu hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và kiểm soát bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM