Chụp X-quang bàng quang-niệu đạo - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
Phương pháp X-quang bàng quang-niệu đạo được thực hiện để chuẩn đoán nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiễm trùng tiết niệu, nhất là ở trẻ có nhiều hơn một niệu quản hay nhiễm trùng bàng quang. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về phương pháp này, mời các bạn tham khảo!
Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo
Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Bàng quang và niệu đạo
1. Tìm hiểu chung
Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo là gì?
Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo là phương pháp chụp X-quang chụp ảnh bàng quang và niệu đạo khi bàng quang đã căng hết mức và khi bạn đang đi tiểu. Một ống dò niệu đạo được đặt vào niệu đạo đưa vào bàng quang. Một chất lỏng hiện trên hình X-quang (chất cản quang) được đưa vào bàng quan thông qua ống thông, và ảnh được chụp lại với chất cản quang trong bàng quang. Nhiều hình ảnh X-quang sẽ được chụp thêm khi nước tiểu chảy ra khỏi bàng quang, trong trường hợp này gọi là chụp X-quang bàng quang – niệu đạo khi tiểu (VCUG).
Nếu chụp X-quang trong khi tiêm chất cản quang vào trong niệu đạo, phương pháp chụp được gọi là chụp X-quang bàng quang – niệu đạo ngược dòng vì chất cản quang chảy vào bàng quang theo dòng chảy ngược với dòng chảy của nước tiểu.
Khi nào bạn nên thực hiện chụp X-quang bàng quang – niệu đạo?
Phương pháp X-quang này thực hiện để chuẩn đoán nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiễm trùng tiết niệu, nhất là ở trẻ có nhiều hơn một niệu quản hay nhiễm trùng bàng quang.
Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo còn được dùng để:
Tìm nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiểu tái đi tái lại; Tìm những chấn thương trên bàng quang hay niệu đạo; Tìm nguyên nhân tiểu không kiểm soát; Tìm các rối loạn về cấu trúc của bàng quang và niệu đạo; Tìm sự phì đại tuyến tiền liệt hay sự chít hẹp của niệu đạo ở nam giới; Tìm xem liệu nước tiểu có bị ngược dòng từ bàng quang lên thận hay khô.
2. Điều cần thận trọng
Bạn nên biết gi trước khi thực hiện chụp X-quang bàng quang – niệu đạo?
Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo khi tiểu không thể đánh giá sự tắc nghẽn dòng nước tiểu từ thận. Xét nghiệm bổ sung có thể là cần thiết nếu phát hiện ra sự tắc nghẽn.
Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo khi tiểu không nên thực hiện khi bị nhiễm trùng tiết niệu chưa được điều trị.
Bạn sẽ không cảm thấy khó chịu gì từ việc chụp X quang. Bàn chụp X quang có thể cảm thấy cứng và phòng chụp có thể lạnh. Bạn có thể thấy rằng tư thế mà bác sĩ yêu cầu bạn giữ yên khiến bạn đau hay khó chịu.
Bạn sẽ cảm thấy bàng quang đầy lên và buồn tiểu nhiều lần trong khi thực hiện thủ thuật này. Bạn có thể cảm thấy đau sau khi thực hiện thủ thuật. Ngâm mình trong bồn nước nóng có thể giúp bạn làm dịu cơn đau.
Bạn có thể cảm thấy bối rối khi phải đi tiểu trước nhiều người. Thủ thuật này rất quen thuộc với đội ngũ kĩ thuật viên chụp X quang của bạn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy ngại ngùng, hãy hít thở sâu, chậm, và cố thư giãn.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện chụp X-quang bàng quang – niệu đạo?
Báo với bác sĩ nếu:
Bạn có hay có thể mang thai; Bạn cho con bú. Chất cản quang dùng trong khi chụp có thể hoà với trong sữa mẹ. Không nên cho trẻ bú trong 2 ngày trước khi chụ Trong thời điểm này, hãy chuẩn bị trước sữa mẹ hoặc sữa bột cho trẻ uống, và bỏ sữa mẹ đi nếu để quá hai ngày; Bạn có dấu hiệu nhiễm trùng ống niệu đạo, như đau hay rát khi đi tiểu; Bạn dị ứng với thuốc nhuộm chứa iod sử dụng trong chất cản quang hay những hợp chất chứa iodine. Báo với bác sĩ nếu bạn bị hen suyễn, dị uống với thuốc, hay bị dị ứng nghiêm trọng (anaphylaxis), như bị sưng do ong chích hay từ việc ăn đồ hải sản; Trong vòng 4 ngày, bạn có thể chụp X-quang khi dùng bari trong chất cản quang có chứa bari khi bơm cản quang bari vào đường trực tràng, hay dùng thuốc (như Pepto-Bismol) có chứa bismuth. Bari và bismuth có thể ảnh hưởng tới kết quả; Bạn đã đặt vòng tránh thai (IUD).
Chụp X-quang thực hiện ở trẻ để kiểm tra xem trẻ có bị trào ngược nước tiểu hay không (vesicoureteral reflux). Chuẩn bị cho trẻ trước bài xét nghiệm bằng cách giải thích từng bước cho trẻ. Hãy dùng những câu từ tích cực càng nhiều càng tốt, vì làm như vậy sẽ giúp trẻ hiểu những điều cần đoán trước và có thể giúp giảm nỗi sợ.
Báo với bác sĩ về những lo lắng của bạn về yêu cầu, nguy cơ, cách thực hiện và kết quả của bài chụp có ý nghĩa gì.
Quy trình thực hiện chụp X-quang bàng quang – niệu đạo như thế nào?
Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa niệu hay bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ sẽ được hỗ trợ bởi một kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh. Có thể là bạn không cần phải nhập viện.
Bạn nên cởi bỏ hết quần áo, và được cung cấp một tấm vải để che trong lúc chụp. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi tiểu trước khi chụp X-quang.
Bác sĩ sẽ yêu cầu nằm ngửa ra trên bàn X-quang. Bác sĩ sẽ rửa sạch vùng bộ phận sinh dục và phủ lên bằng lớp khăn khô. Nam giới được cung cấp một tấm khiên chì để che bộ phận sinh dục khỏi bức xạ. Nhưng buồng trứng của phụ nữ không thể được bảo vệ mà không che phủ phần bàng quang.
Ống dò niệu đạo được đặt vào niệu đạo và đưa vào trong bàng quang. Chất cản quang sẽ được tiêm vào thông qua ống thông cho tới khi bàng quang đã căng hết mức.
Chụp X-quang được thực hiện khi bạn đứng thẳng, ngồi hay nằm xuống. Ống dò sẽ được lấy ra và hình chụp X-quang sẽ được chụp nhiều hơn trong lúc đi tiểu. Bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng tiểu, đổi vị trí, hay tiểu lại. Bạn không thể tiểu ở một tư thế, và bác sĩ sẽ bắt đổi tư thế.
Chụp X-quang kéo dài từ 30 – 45 phút.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện chụp X-quang bàng quang – niệu đạo?
Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh được huấn luyện kỹ lưỡng để quan sát và giải thích quy trình chụp X-quang sẽ phân tích hình ảnh và gửi bản báo cáo tới bác sĩ chịu trách nhiệm chính tình trạng của bạn, người sẽ bàn bạc trực tiếp với bạn.
Nếu cần thực hiện chụp bổ sung, bác sĩ sẽ giải thích nguyên nhân chính xác việc đề xuất bổ sung. Đôi khi thực hiện bổ sung vì những phát hiện bổ sung tìm ra thông tin cần thiết cho kỹ thuật chụp X-quang. Bạn nên thực hiện bổ sung để có thể theo dõi định kỳ sự thay đổi trong sự bất thường. Chụp bổ sung là cách tốt nhất để kiểm tra phương pháp điều trị hiệu quả không hay sự bất thường tồn tại ổn định theo thời gian.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Hình ảnh sẽ có ngay lập tức. Kết quả chính thức sẽ có từ 1-2 ngày.
Kết quả bình thường:
Bàng quang bình thường; Dòng nước tiểu chảy bình thường từ bàng quang; Bàng quang thải ra hết một lượt; Chất cản quang chảy đều ra khỏi bàng quang và thành niệu đạo trơn tru.
Kết quả bất thường
Tìm thấy xương bàng quang, khối u, hẹp niệu đạo hay bàng quang trong bàng quang.
Nếu thực hiện chụp vì chấn thương bàng quang, vết rách có thể tìm thấy ở thành bàng quang hay niệu đạo.
Dòng chảy nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản (vesicoureteral reflux – trào ngược).
Chất cản quang rỉ ra từ bàng quang.
Bàng quang không thải ra một lúc.
Tuyến tiền liệt bị hở.
Điều gì ảnh hưởng đến kết quả?
Lý do bạn không nên chụp X-quang hay kết quả không hữu ích vì:
Chứa bari (bơm bari vào trực tràng trước đó), khí hay phân trong ruột; Không thể tiểu khi yêu cầu; Bị đau khi đưa ống dò vào niệu quả Điều này cũng gây ra trở ngại với việc đi tiểu. Bạn có thể thấy ho cơ hay không thể thư giãn cơ quản lý bàng quang.
Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo thường không thực hiện trong lúc mang thai vì tia X-quang có thể gây làm hại thai nhi.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Trên đây là một số thông tin về chụp X-quang bàng quang-niệu đạo, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bí tiểu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đo áp lực bàng quang - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh đái dầm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư bàng quang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thủ thuật nội soi bàng quang - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh trào ngược bàng quang niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm bàng quang kẽ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm bàng quang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nội soi bàng quang bằng ống cứng ở nam giới - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh sỏi bàng quang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sa bàng quang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị