Bệnh lao niệu sinh dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Lao niệu sinh dục là bệnh sinh dục và đường tiết niệu do lao. Bệnh lao do vi khuẩn (Mycobacterium tuberculosis) gây ra và thường ảnh hưởng đến phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác của cơ thể như thận và các cơ quan sinh dục. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh lao niệu sinh dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Lao niệu sinh dục là bệnh gì?

Lao niệu sinh dục là bệnh sinh dục và đường tiết niệu do lao. Bệnh lao do vi khuẩn (Mycobacterium tuberculosis) gây ra và thường ảnh hưởng đến phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác của cơ thể như thận và các cơ quan sinh dục. Vi khuẩn lao ban đầu đi vào phổi, tại đó nó có thể lây lan đến các cơ quan khác. Các triệu chứng bệnh có thể không hình thành trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau khi nhiễm bệnh lần đầu. Để xem xét tổng quát, bệnh lao đường sinh dục được chia thành các bệnh ở các cơ quan tiết niệu bao gồm thận, niệu quản và bàng quang, mặt khác, bệnh lao của đường sinh dục bao gồm tuyến tiền liệt, túi tinh và tinh hoàn.

Lao thận cho đến nay là tình trạng tổn thương phổ biến nhất, chỉ sau phổi hoặc đường tiêu hóa. Tương tự như vậy, bệnh lan rộng đến đường tiết niệu và các cơ quan sinh dục thường là (mặc dù không phải luôn luôn) thứ phát đến thận.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao niệu sinh dục là gì?

Bệnh lao niệu sinh dục ở đường sinh dục của nam giới thường được lây lan qua đường máu hoặc ngược dòng và thường không có tính chất toàn thân. Bệnh có thể âm ỉ lúc khởi phát với đau ít hoặc bệnh nhân có thể biểu hiện cấp tính với sưng bìu, cơn đau có hoặc không có ảnh hưởng đến mào tinh hoặc tinh hoàn và phù nề xung quanh. Khi phù nề xảy ra, một nốt chắc hoặc hoại tử có thể hình thành, dẫn đến sự hình thành lỗ rò.

Nếu một lỗ rò hình thành, mủ tiết ra có thể được sử dụng để phân tích vi sinh. Viêm tinh hoàn do lao hiếm khi xảy ra đơn độc và thường được thấy trong bối cảnh viêm tinh hoàn-mào tinh, có lẽ vì các cấu trúc mạch máu của mào tinh. Trong viêm mào tinh hoàn mạn tính, toàn bộ mào tinh hoàn có thể bị ảnh hưởng, có cảm giác chắc hoặc hình thành các khối có thể di động được và da bìu có thể dính. Đau tinh hoàn và sưng là triệu chứng phổ biến của bệnh lao tinh hoàn-mào tinh, mặc dù mào tinh có thể sưng ít. Nếu lao tinh hoàn-mào tinh không được điều trị, u hạt với hoại tử có thể gây rò, xoang hoặc áp-xe.

Bệnh lao niệu sinh dục có thể gây ra thiệt hại lớn cho cơ quan sinh dục nữ với các tổn thương thực thể, tâm lý và xã hội đáng kể. Trong giai đoạn đầu, bệnh có thể không có triệu chứng hoặc rất ít triệu chứng. Do đó, việc kiểm tra không phải lúc nào cũng tìm thấy một khối bất thường. Ở giai đoạn trung gian, lao niệu sinh dục có thể xuất hiện dấu hiệu các ống dẫn trứng bị chai cứng và dày lên và khi bệnh lan rộng, bạn có thể sờ thấy được một khối trong bộ phận phụ, sốt và nhạy đau trong vùng trên xương mu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lao niệu sinh dục?

Bệnh lao gây ra bởi vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác qua không khí, khi một người bị lao nói chuyện, hắt hơi, khạc nhổ, cười hay hát. Mặc dù bệnh lao dễ lây nhiễm, nhưng không phải ai cũng có thể mắc bệnh. Bạn có nhiều khả năng bị bệnh lao từ một người bạn sống cùng hoặc làm việc chung hơn là từ một người lạ. Hầu hết, những người mắc bệnh được điều trị bằng thuốc thích hợp ít nhất hai tuần thì không còn lây nhiễm.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh lao niệu sinh dục?

Trước khi có thuốc điều trị lao, nghiên cứu giải phẫu tử thi cho thấy tổn thương lao ở hệ sinh dục là 3,1% trong số 5424 ca giải phẫu. Trong số những người bị tổn thương niệu sinh dục, tổn thương phổi chiếm 85%. 65% các tổn thương thận là hạt kê và 98% trong số này, bệnh xảy ra ở 2 nơi. Trong 23% bệnh nhân, các tổn thương thận là dạng bã đậu và ở 86% trong số này liên quan đến cả 2 thận.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao niệu sinh dục?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Người nhiễm HIV/AIDS; Người tiêm ma tuý; Những tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh; Nhân viên y tế điều trị cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh lao.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lao niệu sinh dục?

Đáng chú ý là biểu hiện của bệnh lao niệu sinh dục thường mơ hồ và các bác sĩ phải nhận thức mức độ cao để chẩn đoán. Bệnh sử của bệnh nhân chính là chìa khóa. Do đó, nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có thể gặp tình trạng này, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và kiểm tra sức khỏe của bạn. Chẩn đoán phân biệt chồng lấp đòi hỏi phải duy trì sự nghi ngờ cao đối với lao tuyến tiền liệt, đặc biệt là ở những người đàn ông có tiền sử tiếp xúc với hoặc bị nhiễm trùng lao.

Do viêm mào tinh từ lao thường ít được chú ý trong khi kiểm soát bệnh viêm tinh hoàn-mào tinh tái phát ở các nước phát triển, việc chẩn đoán cuối cùng của viêm mào tinh hoàn do lao thường được thực hiện khi xét nghiệm các mẫu bệnh lý từ tinh hoàn-mào tinh bị cắt bỏ.

Các tình trạng cần được xem xét bao gồm ung thư bàng quang, tinh hoàn, thận và niệu đạo, nhiễm nấm và vi khuẩn ở đường tiết niệu, viêm đài bể thận, chấn thương bìu hoặc tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt u hạt sau phẫu thuật, sau khi tiêm Calmette-Guérin (BCG), u hạt và viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn.

Ngoài bệnh sử của bệnh nhân, kết hợp các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và hình ảnh cũng như các xét nghiệm chẩn đoán khác có thể hỗ trợ chẩn đoán.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lao niệu sinh dục?

Mục tiêu chính của điều trị là để bảo vệ nhu mô thận và chức năng, làm cho bệnh nhân không còn nhiễm trùng và kiểm soát các tình trạng kèm theo. Bệnh lao niệu sinh dục đáp ứng tốt hơn với một đợt điều trị ngắn so với lao phổi vì bệnh lao niệu sinh dục mang lượng vi khuẩn lao thấp hơn. Ngoài ra, isoniazid (INH) và rifampin thâm nhập tốt vào các tổn thương dạng khoang liên quan với bệnh lao niệu sinh dục.

Nồng độ INH, rifampin và pyrazinamide cao được duy trì trong nước tiểu. Để ngăn chặn sự xuất hiện của vi khuẩn đề kháng, phác đồ đa thuốc là phương pháp điều trị căn bản. Thời gian điều trị và các tác dụng phụ khiến cho việc duy trì điều trị trở nên khó khăn. Vì vậy, bác sĩ khuyến khích theo dõi trực tiếp.

Mặc dù hóa trị liệu là phương pháp điều trị chính, can thiệp phẫu thuật hoặc là cắt bỏ hay tái tạo lại thường được yêu cầu trong bệnh lao niệu sinh dục. Nói chung, nếu phẫu thuật ngay lập tức là không cần thiết thì lần thử đầu tiên là ít nhất 4-6 tuần hóa trị với các thuốc thích hợp.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lao niệu sinh dục?

Bạn cần nhận thức cao về bệnh lao niệu sinh dục. Hãy tầm soát cư dân từ vùng dịch tễ lao cũng như vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Bạn cũng nên dùng bao cao su khi quan hệ để tránh lây truyền bệnh.

Nếu cư dân từ vùng dịch tễ lao bị nhiễm trùng đường sinh dục tái phát từng đợt sau nhiều đợt kháng sinh, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm da dẫn xuất protein tinh khiết và tối thiểu 3 mẫu nước tiểu vào buổi sáng liên tiếp, xét nghiệm tìm trực khuẩn háo axit để đánh giá lao niệu sinh dục.

Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi về việc sử dụng vắc-xin Bacille Calmette-Guérin (BCG) ở các nước đang phát triển vì lao đã được chẩn đoán ở những người đã tiêm vắc-xin. Ngoài ra, vắc xin BCG không đạt hiệu quả kinh tế ở các nước đang phát triển.

Trước khi điều trị thuốc, bạn nên tham khảo số liệu về kháng thuốc tại địa phương. Giao thức điều trị dự phòng cho bệnh chưa được xác nhận là isoniazid (INH) trong 6 tháng (9 tháng ở những bệnh nhân dương tính với HIV), INH và rifampicin trong 3 tháng hoặc rifampicin và pyrazinamide trong 2 tháng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Lao niệu sinh dục, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM