Xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận - Những thông tin cần biết

Xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh u tủy thượng thận. Ở những bệnh nhân bị cao huyết áp điều trị bằng thuốc không giảm, bác sĩ thường nghĩ đến nguyên nhân là do u tủy thượng thận. Để hiểu rõ hơn về xét nghiệm này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận - Những thông tin cần biết

1. Tìm hiểu chung

Xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng là gì?

Xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh u tủy thượng thận. Ở những bệnh nhân bị cao huyết áp điều trị bằng thuốc không giảm, bác sĩ thường nghĩ đến nguyên nhân là do u tủy thượng thận. Để chẩn đoán bệnh u tủy thượng thận, bác sĩ thường đo nồng độ catecholamine trong máu, khi nồng độ catecholamine quá cao (norepinephrine > 2000 pg/ml), bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dễ dàng. Tuy nhiên, có một số trường hợp mức catecholamine trong máu không tăng rõ, làm cho bác sĩ khó chẩn đoán bệnh. Lúc đó, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm kích thích glucagon để có thể chẩn đoán rõ hơn. Glucagon được sử dụng như một tác nhân kích thích. Ở những bệnh nhân với u tủy thượng thận, đáp ứng với glucagon sẽ tăng cao.

Còn ở xét nghiệm ức chế, bác sĩ sẽ dùng chất clonidine.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận?

Xét nghiệm được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ bạn mắc bệnh u tủy thượng thận, trong trường hợp này, kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác nhận là nghi ngờ của mình là đúng.

Ngoài ra, xét nghiệm này còn được sử dụng để xem cơ thể bạn có tiết ra đủ lương cortisol (đây là một hormone được tiết ra từ tuyến thương thận) và hormone tăng trưởng cần thiết hay không.

2. Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận?

Chống chỉ định xét nghiệm bao gồm:

Choáng do giảm thể tích máu/bệnh nhân mất nước.

Một số bệnh nhân không cần phải làm xét nghiệm ức chế bởi vì họ có thể bị tụt huyết áp nhanh chóng.

Biến chứng tiềm ẩn:

Buồn ngủ trong khi xét nghiệm quá trình ức chế; Hạ huyết áp trong khi ức chế, đặc biệt là ở những bệnh nhân điều trị tăng huyết áp tích cực; Huyết áp rất cao trong quá trình xét nghiệm kích thích.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: tình trạng ức chế giả có thể xảy ra ở những bệnh nhân có nồng độ catecholamine cơ bản thấp.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

3. Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận?

Bạn sẽ được bác sĩ giải thích thủ tục và quy trình xét nghiệm.

Bạn cần phải liệt kê các loại thuốc đang sử dụng trước khi xét nghiệm.

Bạn phải giữ bình tĩnh trong vòng 30 phút trước khi xét nghiệm.

Bạn nên nhịn ăn từ nửa đêm cho đến sáng hôm sau làm xét nghiệm, bạn có thể uống một ít nước trước khi làm xét nghiệm.

Bạn phải dừng sử dụng các thuốc tránh thai hoặc các thuốc có chứa estrogen một tuần trước khi làm xét nghiệm, bởi vì những loại thuốc này có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra bạn phải dừng các thuốc có chứa steroid và những kem thoa có chứa steroid, nếu bạn không hiểu rõ về những thuốc mình đang uống có chứa steroid hay không, hãy báo với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm để bác sĩ hướng dẫn cho bạn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận như thế nào?

Khi thực hiện xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận, chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông. Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn. Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết. Gắn một cái ống để máu chảy ra. Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu. Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm. Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Xét nghiệm kích thích glucagon:

Bác sĩ sẽ tiêm một lượng glucagon theo chỉ định vào tĩnh mạch.

Hai phút sau đó, bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu như đã mô tả ở trên.

Xét nghiệm ức chế clonidine:

Bác sĩ sẽ cho bạn uống một liều clonidine theo chỉ định.

Ba giờ sau đó, lấy một mẫu máu như đã mô tả ở trên.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận?

Bác sĩ/điều dưỡng sẽ theo dõi sinh hiệu của bạn trong vòng ít nhất một giờ sau khi kết thúc xét nghiệm.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm. Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ cho bạn biết thời gian lấy kết quả cũng như hẹn tư vấn chẩn đoán nếu cần thiết.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

4. Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Các giá trị kết quả bình thường được liệt kê sau chỉ có ý nghĩa tham khảo. Các khoảng giá trị này có thể không thống nhất ở các phòng xét nghiệm.

Báo cáo kết quả xét nghiệm của bạn sẽ kèm theo giá trị tham chiếu phù hợp mà nơi bạn thực hiện xét nghiệm sử dụng. Ngoài ra, bác sĩ còn đánh giá kết quả xét nghiệm dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn cũng như các yếu tố khác.

Do đó, giá trị kết quả nằm ngoài khoảng giá trị tham khảo liệt kê dưới đây vẫn có thể được xem là bình thường đối với trạng huống của bạn hoặc tại nơi bạn xét nghiệm.

Kết quả bình thường

Xét nghiệm kích thích glucagon: norepinephrine: < 3 lần so với mức cơ sở; Xét nghiệm ức chế clonidine; Norepinephrine : giảm hơn 50% so với mức cơ sở hoặc < 500pg/ml; Epinephrine : giảm hơn 50% so với mức cơ bản hoặc < 275pg/ml.

Kết quả bất thường: chẩn đoán mắc u tủy thượng thận

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và chẩn đoán!

Ngày:05/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM