Bệnh đái tháo nhạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đái tháo nhạt là một căn bệnh mãn tính xảy ra do sự suy giảm hormone ADH trong quá trình chuyển hoá nước ở cơ thể. Người mắc bệnh này thường khát nước và hay đi tiểu nhiều lần (cả ngày lẫn đêm). Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh đái tháo nhạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh đái tháo nhạt là gì?

Đái tháo nhạt là một căn bệnh mãn tính xảy ra do sự suy giảm hormone ADH trong quá trình chuyển hoá nước ở cơ thể. Dựa vào nguyên nhân, bệnh được chia thành hai thể khác nhau: đái tháo nhạt thể thần kinh (đái tháo nhạt trung ương) và đái tháo nhạt thể ngoại biên.

Người mắc bệnh này thường khát nước và hay đi tiểu nhiều lần (cả ngày lẫn đêm).

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh đái tháo nhạt là gì?

Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh là người bệnh thường xuyên đi tiểu, nước tiểu loãng và nhạt. Ngoài ra, người bệnh còn hay đi tiểu vào ban đêm, thường xuyên khát nước (đặc biệt là muốn uống nước lạnh). Nếu không được điều trị, bệnh có thể làm tăng lượng natri trong máu, dẫn đến lú lẫn, co giật và tử vong.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh đái tháo nhạt?

Nguyên nhân chính gây bệnh là do vùng dưới đồi của tuyến yên xuất hiện các khối u. Các khối u này tác động trực tiếp lên hormone ADH gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể.

Chấn thương đầu hoặc viêm màng não cũng có thể dẫn đến bệnh đái tháo nhạt thể thần kinh. Bệnh đái tháo nhạt mô thận có thể do di truyền hoặc gây ra bởi các loại thuốc như lithium.

Những ai thường mắc phải bệnh đái tháo nhạt?

Đây là một căn bệnh phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo nhạt?

Giới tính: nam giới thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữ giới. Yếu tố di truyền: bố mẹ có thể di truyền cho con cái nếu họ đã bị đái tháo nhạt.

Bạn vẫn có thể mắc bệnh cho dù không có các yếu tố nguy cơ. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

5. Điều trị hiệu quả

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt?

Để chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể được yêu cầu chụp MRI (cộng hưởng từ) ở não bộ và các xét nghiệm bổ sung khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đái tháo nhạt?

Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào các yếu tố và nguyên nhân gây bệnh.

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do sức ép của khối u lên tuyến yên, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u. Ngoài ra, nếu nguyên nhân là do ảnh hưởng tạm thời của các ca phẫu thuật não hoặc các bệnh khác, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc chuyên biệt, mà không cần đến phẫu thuật.

Đặc biệt, người bệnh nên kiểm soát lượng nước uống vào và thải ra. Nếu khát nước, người bệnh không nên uống quá ít hoặc quá nhiều, chỉ nên uống một lượng vừa đủ để thận có thể hoạt động ổn định lại.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đái tháo nhạt?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu lưu ý vài điều sau đây:

Uống nước vừa đủ khi khát Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ Tìm bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm nếu bạn cần phải phẫu thuật Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn không hết cảm giác khát nước Đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất nếu bạn có dấu hiệu sốt cao, tiêu chảy, đổ mồ hôi hoặc bạn vẫn đi tiểu nhiều hơn ngay cả trong giai đoạn điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh đái tháo nhạt sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM