Nhồi máu cơ tim
Bệnh nhồi máu cơ tim liên quan đến tình trạng tim không nhận đủ oxy và dưỡng chất cần thiết, có thể gây tử vong nếu không sớm được điều trị. Hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết này nhé
Mục lục nội dung
1. Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?
Tương tự bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể, tim cũng cần được cung cấp oxy và dưỡng chất liên tục để duy trì hoạt động cũng như sự sống. Nguồn cung cấp năng lượng này bị gián đoạn có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ. Nếu bạn không có biện pháp can thiệp kịp thời, nhồi máu cơ tim có khả năng cao sẽ xảy ra.
Thực tế, một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) có thể kéo dài trong nhiều giờ. Do đó, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia ngay lập tức nếu nghi ngờ bản thân đang gặp phải tình trạng nguy hiểm này. Hầu hết cơ thể sẽ “cảnh báo” cho bạn bằng cơn đau thắt ngực khó tả. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng trong một vài trường hợp, cơn đau tim có thể diễn ra trong âm thầm và không bộc lộ bất kỳ triệu chứng khác thường nào.
2. Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Trong một số trường hợp, bệnh nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột và dữ dội. Mặc dù vậy, theo bác sĩ, hầu hết trường hợp bệnh sẽ bắt đầu từ từ với cảm giác đau nhẹ ở ngực cùng một số triệu chứng khó chịu khác. Vì vậy, hãy chú ý đến biểu hiện khác thường của cơ thể và đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn cảm thấy:
Khó chịu ở ngực
Hầu hết người mắc bệnh nhồi máu cơ tim đều cảm thấy khó chịu ở vùng giữa ngực, bao gồm những cảm giác như đau, tức ngực hoặc có áp lực đè nặng lên đây. Tình trạng này có thể kéo dài vài phút hoặc xuất hiện rồi biến mất ngay lập tức nhưng lại nhanh chóng tái phát.
Khó chịu ở nửa thân trên
Cảm giác khó chịu ở ngực có thể nhanh chóng lan đến những bộ phận lân cận, bao gồm lưng, cổ, cánh tay, hàm hoặc thậm chí là dạ dày.
Khó thở, hụt hơi
Trong một số trường hợp, người bị nhồi máu cơ tim có thể không bộc lộ biểu hiện khó chịu ở ngực. Tuy vậy, triệu chứng khó thở, hụt hơi sẽ chắc chắn sẽ diễn ra.
Một vài triệu chứng nhồi máu cơ tim khác
Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh còn có thể gặp phải một số dấu hiệu như:
Toát mồ hôi lạnh Chóng mặt buồn nôn Lo âu, thấp thỏm Nhịp tim nhanh
Thực tế, những triệu chứng được đề cập bên trên chỉ là các dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất. Biểu hiện nhồi máu cơ tim ở mỗi người có thể không giống nhau. Cụ thể hơn, bên cạnh cảm giác đau tức ngực, phụ nữ còn dễ bắt gặp những dấu hiệu nhồi máu cơ tim dưới đây hơn đàn ông, bao gồm:
Đau lưng và đau hàm Hụt hơi Đau đầu chóng mặt Buồn nôn và nôn
Không những vậy, một số bệnh nhân là nữ giới còn cho biết, họ gặp khó khăn trong việc nhận biết sự hiện diện của cơn đau tim khi cơ thể bộc lộ triệu chứng tương tự cảm cúm.
Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu khác thường của cơ thể, hãy mau chóng đến bệnh viện và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Nhồi máu cơ tim là tình trạng sức khỏe cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Do đó, nếu bạn bắt gặp các triệu chứng như trên, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Do đó, tham vấn cùng các chuyên gia có thể giúp bạn lựa chọn giải pháp đối phó phù hợp nhất.
3. Nguyên nhân nhồi máu cơ tim là gì?
Theo nghiên cứu, bệnh mạch vành là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim hàng đầu. Bệnh xảy ra khi bên trong động mạch vành, “con đường” cung cấp dưỡng chất và oxy chính cho tim, xuất hiện tình trạng lắng đọng cholesterol. Cholesterol tích tụ quá nhiều sẽ hình thành mảng bám trên thành động mạch và gây tắc nghẽn. Tình trạng này gọi là xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính cắt đứt lưu lượng hồng cầu đến tim là sự phát triển của huyết khối trong động mạch khi các mảng bám trên vỡ ra, gây tổn thương mao mạch. Khi đó, các tiểu cầu sẽ tích tụ tại đây để “vá” lại lỗ hổng và vô tình hình thành nên cục máu đông gây cản trở máu lưu thông.
Như vậy, có thể thấy bệnh nhồi máu cơ tim sẽ dễ dàng xảy ra nếu cơ thể tích tụ quá nhiều:
Cholesterol “xấu”: còn gọi là lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) Chất béo bão hòa: tìm thấy nhiều trong mỡ động vật và các sản phẩm làm từ sữa, bao gồm cả bơ hay phô mai Chất béo chuyển hóa: thường có trong những thực phẩm chế biến sẵn
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim
Một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng rủi ro xơ vữa động mạch và dẫn đến cơn đau tim, bao gồm:
- Tuổi tác
Theo thống kê, rủi ro bệnh mạch vành phát sinh có thể tăng dần theo tuổi tác, cụ thể hơn:
Đàn ông: sau 45 tuổi Phụ nữ: sau 55 tuổi
- Bệnh sử gia đình
Yếu tố di truyền có thể liên quan đến bệnh nhồi máu cơ tim. Các chuyên gia cho rằng, nguy cơ mắc bệnh của một người sẽ tăng lên nếu có người thân trong gia đình từng bị bệnh tim mạch, đặc biệt khi:
Đàn ông mắc bệnh trước 55 tuổi Phụ nữ mắc bệnh trước 65 tuổi
- Béo phì
Tình trạng thừa cân hoặc béo phì có mối liên hệ mật thiết với hàng loạt vấn đề sức khỏe có khả năng làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch, bao gồm:
Cao huyết áp (tăng huyết áp) Tăng cholesterol và triglyceride Đái tháo đường
- Tăng huyết áp
Chỉ số huyết áp trung bình của mỗi người phụ thuộc vào độ tuổi của họ. Cụ thể hơn, ở người trưởng thành, chỉ số đo huyết áp thường không quá 120/80mmHg. Nếu kết quả đo vượt qua con số này, bạn có thể đang bị tăng huyết áp.
Theo các chuyên gia, tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàng loạt các bệnh tim mạch và mạch vành, bao gồm cả nhồi máu cơ tim.
- Tăng cholesterol
Thông thường, tình trạng tăng cholesterol chủ yếu đề cập đến chỉ số cholesterol “xấu” (LDL) quá cao. Sự tích tụ của hợp chất này dễ dàng hình thành các mảng bám trên thành động mạch vành, gây tắc nghẽn lưu lượng máu và dẫn đến nhồi máu cơ tim.
- Tăng triglyceride
Triglyceride là sản phẩm chuyển hóa của các chất béo trong cơ thể. Do đó, nồng độ chúng quá cao cũng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch vành xảy ra.
- Đái tháo đường (tiểu đường)
Theo bác sĩ, người bị bệnh tiểu đường có rủi ro cao mắc bệnh mạch vành. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu quá cao có thể làm tổn thương các mao mạch, bao gồm cả động mạch vành. Từ đó, huyết khối sẽ hình thành, gây tắc nghẽn máu lưu thông đến tim.
- Một số yếu tố khác
Những thói quen xấu dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim ở một người, chẳng hạn như:
Thường xuyên hút thuốc lá Lười vận động Hay gặp căng thẳng Lạm dụng chất kích thích như amphetamine hoặc cocaine Chế độ ăn uống nhiều chất béo, không khoa học
Ngoài ra, người đã từng làm phẫu thuật tim hoặc có tiền sử bị tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ và đang nhiễm HIV cũng có rủi ro cao gặp phải vấn đề này.
4. Bệnh nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?
Các chuyên gia đánh giá cao mức độ nguy hiểm của bệnh nhồi máu cơ tim là vì khi tình trạng này diễn ra, nó có thể nhanh chóng kéo theo hàng loạt biến chứng phức tạp khác phát sinh, ví dụ như:
Rối loạn nhịp tim Hở van tim Suy tim
Do đó, nếu không được chữa trị kịp thời, các vấn đề trên hoàn toàn có khả năng cao dẫn đến tử vong.
Mặt khác, kể cả khi điều trị thành công, mức độ thương tổn của tim vẫn có thể để lại di chứng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và khả năng hoạt động của cơ quan này. Do đó, điều trị nhồi máu cơ tim hiệu quả ngay từ đầu là điều cần thiết.
5. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim
Trước hết, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng mà bạn gặp phải bằng cách đặt một số câu hỏi như:
Cường độ đau, tức ngực như thế nào Triệu chứng xảy ra gồm những gì, xuất hiện từ khi nào Tiền sử bệnh lý của bản thân Gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tim mạch không Những loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả hai nhóm kê toa và OTC (không kê toa)
Nếu các chuyên gia nghi ngờ bệnh nhồi máu cơ tim đang diễn ra, họ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số thủ thuật nhằm xác nhận chẩn đoán, bao gồm:
Điện tâm đồ nhồi máu cơ tim Khám sức khỏe tổng quát, đặc biệt chú ý đến nhịp tim và huyết áp Xét nghiệm máu để tìm kiếm sự hiện diện của dấu ấn tim (cardiac marker), hoạt chất giải phóng vào máu khi cơ tim chịu tổn thương. Trong trường hợp nhồi máu cơ tim, bác sĩ thường tiến hành xét nghiệm troponin. Siêu âm với mục đích xác định vùng cơ tim chịu tổn hại Chụp động mạch vành nhằm tìm kiếm khu vực tắc nghẽn
6. Bệnh nhồi máu cơ tim có chữa được không?
Điều trị nhồi máu cơ tim càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao. Ngày nay, với nền y học phát triển vượt bậc, hầu hết các cơn đau tim đều có thể được xử lý một cách hiệu quả bằng sự kết hợp giữa các giải pháp khác nhau, bao gồm:
Tạo hình mạch vành Phẫu thuật thay van tim nhân tạo Khoan cắt mảng xơ vữa để nong động mạch vành Phẫu thuật bắt cầu mạch vành Tạo hình cơ tim Ghép tim Sử dụng sóng cao tần RFA để loại bỏ một số tế bào cơ tim trong phạm vi nhỏ Đặt stent mạch vành Tái thông mạch máu qua cơ tim (TMR)
Thuốc điều trị nhồi máu cơ tim
Phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim không chỉ bao gồm những thủ thuật trên mà còn có cả thuốc. Hầu hết toa thuốc của người bệnh sẽ có những loại như sau:
Thuốc chống đông máu Chất chống kết tập tiểu cầu Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II Thuốc ức chế thụ thể angiotensin neprilysin Thuốc chẹn beta giao cảm Thuốc chẹn kênh canxi Thuốc statin và một số loại tương tự có khả năng giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể Thuốc lợi tiểu Thuốc làm giãn mạch máu
7. Phục hồi sau điều trị và phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả
Sau khi tiếp nhận điều trị, hầu hết người bị nhồi máu cơ tim đều có thể quay về cuộc sống thường ngày của mình. Tuy nhiên, theo thống kê, bệnh sẽ tiếp tục tái phát trong vòng 5 năm đầu tiên ở 20% người bệnh từ 45 tuổi trở lên.
Do đó, ngăn chặn một cơn nhồi máu cơ tim khác xảy ra là ưu tiên hàng đầu của người bệnh. Để làm được điều này, bạn sẽ cần tuân thủ một số quy tắc sau:
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ Tái khám đầy đủ theo lịch hẹn Tham dự chương trình phục hồi chức năng tim do bác sĩ đề xuất
Ngoài ra, những người có tiền sử bị nhồi máu cơ tim hoặc chưa từng gặp phải vấn đề sức khỏe này cũng có thể phòng ngừa bệnh bằng cách kiểm soát tốt những yếu tố rủi ro. Điều này chủ yếu là thay đổi lối sinh hoạt hàng ngày, bao gồm:
Dinh dưỡng
Hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, trái cây và protein nạc. Theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Eric Rimm tại Hoa Kỳ, thường xuyên ăn việt quất và dâu tây có thể hỗ trợ giảm bớt 32% rủi ro mắc bệnh tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim, ở phụ nữ.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong các khẩu phần ăn nhé.
Thường xuyên rèn luyện thể chất
Tập thể dục thể thao đều đặn không chỉ giúp nâng cao sức khỏe thể chất mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy vậy, thể trạng của người từng bị nhồi máu cơ tim sẽ có phần yếu hơn so với những người khác. Vì vậy, đừng quên tham vấn với bác sĩ về một kế hoạch luyện tập phù hợp nhé.
Bỏ thuốc lá
Theo nghiên cứu, bỏ thói quen hút thuốc lá có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị đau tim, đồng thời cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch và đường hô hấp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý không ở gần những người đang hút thuốc để tránh hút thuốc lá thụ động.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay triệu chứng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Tham khảo thêm
- doc Bệnh đột quỵ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim giãn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tim bẩm sinh - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh van ba lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhánh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất cấp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất cấp 3 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các tiếng thổi ở tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cân bằng khẩu phần ăn DASH - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh chèn ép tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chèn ép tim cấp tính - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh cơ tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim hạn chế - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim phì đại - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cuồng nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Ghi hình tình trạng bơm máu của tim - những thông tin cần biết
- doc Bệnh hẹp van ba lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp van hai lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van hai lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van tim ba lá - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim
- doc Đóng thông liên nhĩ - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng Brugada - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng suy tim trái - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thiểu sản tim trái - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng trái tim tan vỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đo điện tâm đồ lưu động - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng đột tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Eisenmenger - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng QT kéo dài - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng QT ngắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Homocysteine - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khối u tim
- doc Bệnh Wolff-Parkinson-White - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng lỗ thông bầu dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Loạn nhịp tim
- doc Bệnh ngoại tâm thu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tim mạch
- doc Tim đập nhanh
- doc Hội chứng nhịp nhanh thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhịp tim chậm
- doc Van tim
- doc Nhịp tim nhanh
- doc Nhịp tim nhanh trên thất
- doc Bệnh van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhịp tim nhanh tư thế đứng
- doc Bệnh u trung thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng phì đại thất trái - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh hóa creatinin - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Thiếu máu cơ tim cục bộ
- doc Sốc tim
- doc Quét canxi vành - Quy trình thực hiện
- doc Rối loạn nhịp tim
- doc Bệnh rung nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rung tâm thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sa van hai lá (bệnh van tim)
- doc Soi tươi KOH tìm nấm móng
- doc Suy tim
- doc Suy tim mất bù
- doc Suy tim sung huyết (suy tim)
- doc Bệnh thông liên thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tràn dịch màng tim
- doc Tứ chứng Fallot - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tư vấn tim mạch