Bệnh sỏi thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Sỏi thận là gì? Những dấu hiệu và triệu chứng nào cho thấy bạn có thể đang bị sỏi thận? Bệnh lý này có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị và phòng ngừa chúng hiệu quả? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Sỏi thận là gì?
Sỏi thận (hay sỏi tiết niệu) là những cặn lắng tạo thành từ các khoáng chất và muối kết tinh và dính lại với nhau, xuất hiện ở bên trong thận. Kết quả là tạo nên những hạt sạn, sỏi với nhiều kích thước khác nhau.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, chẳng hạn như chế độ ăn uống, thừa cân, một số vấn đề sức khỏe hay do sử dụng một số thuốc/ thực phẩm chức năng. Sỏi hình thành có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào trong đường tiết niệu, từ thận đến bàng quang.
Khi sỏi di chuyển thường gây ra cảm giác đau đớn ở người bệnh nhưng tình trạng này hầu như không gây ra tổn thương vĩnh viễn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tùy từng trường hợp, bạn có khi chỉ cần dùng thuốc và uống nhiều nước để giải quyết sỏi thận. Nếu nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu có thể gây ra nhiễm trùng hoặc biến chứng khác sẽ cần đến phẫu thuật can thiệp.
2. Dấu hiệu và triệu chứng sỏi thận là gì?
Sỏi thận thường không ra triệu chứng gì cho đến khi chúng bắt đầu di chuyển xung quanh thận hoặc đi vào trong niệu quản (đoạn ống nối từ thận đến bàng quang). Nếu sỏi mắc kẹt lại ở niệu quản, nó sẽ ngăn chặn dòng nước tiểu và làm cho thận sưng lên, gây co thắt niệu quản, gây ra cảm giác đau đớn. Khi đó, bạn có thể trải qua các dấu hiệu và triệu chứng như sau:
Đau dữ dội, đau nhói ở một bên cơ thể và sau lưng, phía dưới xương sườn Cơn đau lan tỏa dần đến vùng bụng dưới và háng Đau theo từng đợt và thay đổi cường độ từng lúc Cảm thấy đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể xảy ra là:
Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi khó chịu Nhu cầu đi tiểu liên tục, tiểu nhiều lần hoặc lượng nước tiểu mỗi lần ít hơn bình thường Buồn nôn và nôn mửa Sốt và ớn lạnh nếu có nhiễm trùng
Cơn đau do sỏi thận gây ra có thể di chuyển sang một vị trí khác hoặc thay đổi về cường độ đau khi sỏi di chuyển trong đường tiết niệu.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào khiến bạn cảm thấy lo lắng, hãy sắp xếp đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, khi trải qua những triệu chứng sau đây, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay:
Đau dữ dội đến mức bạn không thể ngồi hoặc tìm ra tư thế giúp xoa dịu cơn đau Đau kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn mửa Đau kèm theo sốt và ớn lạnh Nhìn thấy máu xuất hiện trong nước tiểu Khó tiểu
3. Nguyên nhân gây sỏi thận là gì?
Sỏi thận thường không do một nguyên nhân rõ ràng, cụ thể dù cho có những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này.
Sỏi được hình thành khi trong nước tiểu có chứa nhiều chất có khả năng hình thành tinh thể (như canxi, oxalat và axit uric) hơn cả thành phần nước, khiến nồng độ các chất trong nước tiểu đậm đặc hơn. Đồng thời, nồng độ các chất giúp ngăn ngừa những tinh thể trên kết dính lại với nhau cũng không đủ. Điều này giúp tạo ra một môi trường thuận lợi để tạo thành sỏi thận.
Các loại sỏi thận
Khi xác định được loại sỏi thận mà bạn đang có, bác sĩ có thể suy đoán ra nguyên nhân và đưa ra những biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa khả năng sỏi tái phát.
Sỏi được phân chia thành các loại như sau:
Sỏi canxi. Hầu hết sỏi thận thuộc loại sỏi canxi, thường ở dạng canxi oxalat. Oxalat là một chất được tạo ra mỗi ngày ở gan hoặc được hấp thụ từ chế độ ăn uống. Một số trái cây và rau quả, các loại hạt và chocolate có hàm lượng oxalat khá cao. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, sử dụng vitamin D liều cao, phẫu thuật nối tắt ruột hay một số bệnh chuyển hóa có thể khiến nồng độ canxi và oxalat tăng lên trong nước tiểu. Sỏi canxi đôi khi cũng ở dạng canxi phosphat. Sỏi struvite. Loại sỏi này hình thành khi có nhiễm trùng đường tiết niệu. Sỏi struvite có thể phát triển nhanh chóng và đạt đến kích thước tương đối lớn, đôi khi gây ra vài triệu chứng hoặc ít gây ra dấu hiệu cảnh báo. Sỏi axit uric. Sỏi axit uric có thể hình thành ở những người mất quá nhiều nước do tiêu chảy mạn tính hoặc kém hấp thu, người ăn chế độ ăn giàu protein, mắc bệnh đái tháo đường hay các rối loạn chuyển hóa. Một số yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ tạo ra loại sỏi này. Sỏi cystin. Loại sỏi này hình thành ở những người bị rối loạn di truyền có tên gọi là cystin niệu, khiến thận bài tiết quá nhiều một loại axit amin.
Những yếu tố nguy cơ của sỏi thận
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận gồm:
Tiền sử bệnh của gia đình hoặc bản thân. Nếu có người thân bị sỏi thận, bạn cũng có khả năng mắc phải tình trạng này. Hoặc khi bạn từng có bị sỏi thận, khả năng hình thành một hoặc nhiều viên sỏi khác cũng cao hơn. Thiếu nước. Không bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày có thể khiến sỏi dễ hình thành hơn. Những người sống ở vùng khí hậu khô, ấm, hay đổ môi hôi nhiều có nguy cơ bị sỏi cao hơn. Chế độ ăn uống. Chế độ ăn giàu protein, natri (muối) và đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số loại sỏi thận. Béo phì. Chỉ số khối cơ thể (BMI), chu vi vòng bụng lớn và thừa cân cũng liên quan đến nguy cơ hình thành sỏi. Bệnh đường tiêu hóa và phẫu thuật. Phẫu thuật nối tắt dạ dày, bệnh viêm ruột hoặc tiêu chảy mạn tính có thể gây ra những thay đổi trong quá trình tiêu hóa làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi và nước, tăng nồng độ các chất tạo sỏi trong nước tiểu. Các vấn đề sức khỏe khác như nhiễm toan ở ống thận, cystin niệu, cường cận giáp và nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần cũng khiến nguy cơ bị sỏi tăng lên. Một số thực phẩm chức năng và thuốc, như vitamin C, thuốc nhuận tràng (dùng quá mức), một số thuốc điều trị đau nửa đầu hoặc trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
4. Những cách giúp chẩn đoán sỏi thận là gì?
Sau khi nghe mô tả về các triệu chứng và thăm khám sức khỏe, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị sỏi thận, họ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm, như:
Xét nghiệm máu. Kết quả của xét nghiệm máu có thể cho thấy nồng độ canxi và axit uric trong máu bạn. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe thận và phát hiện ra các vấn đề sức khỏe khác, nếu có. Xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm thu thập nước tiểu trong 24 giờ có thể cho thấy nồng độ các chất tạo ra tinh thể trong nước tiểu quá nhiều hoặc chất ngăn ngừa hình thành sỏi lại quá ít. Chẩn đoán hình ảnh. Một số xét nghiệm hình ảnh giúp xác định vị trí của sỏi trong đường tiết niệu. Chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể phát hiện được cả những viên sỏi nhỏ. Trong khi chụp X-quang có khả năng sẽ bỏ sót nhiều viên sỏi kích thước nhỏ. Đôi khi, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để hỗ trợ trong chẩn đoán.
5. Các phương điều trị sỏi thận là gì?
Tùy thuộc vào loại sỏi và nguyên nhân, phương pháp điều trị có thể khác nhau ở mỗi người bệnh.
Sỏi nhỏ với ít triệu chứng
Hầu hết trường hợp có sỏi thận ở kích thước nhỏ đều không cần điều trị xâm lấn. Người bệnh có thể đào thải viên sỏi nhỏ ra ngoài hoặc làm tan sỏi bằng cách:
Uống nhiều nước. Uống khoảng 2 – 3,5 lít nước mỗi ngày để nước tiểu loãng ra và ngăn ngừa kết dính các tinh thể tạo ra sỏi. Trừ khi có khuyến cáo đặc biệt từ bác sĩ, bạn hãy cố gắng bổ sung đủ nước cho cơ thể và quan sát thấy màu sắc của nước tiểu gần như trong suốt là được. Dùng thuốc giảm đau. Khi sỏi di chuyển trong đường tiết niệu có thể gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu. Để giảm bớt triệu chứng này, bác sĩ có thể cho bạn dùng một số thuốc giảm đau phổ biến như ibuprofen, naproxen. Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc). Nhóm thuốc chẹn alpha giúp làm giãn các cơ trong niệu quản có tác dụng thúc đẩy sỏi thận ra ngoài nhanh và ít đau hơn. Các thuốc thường được chỉ định là tamsasmin, dutasteride + tamsulosin.
Sỏi lớn và gây ra nhiều triệu chứng
Khi sỏi quá lớn đến mức cơ thể không thể tự đào thải ra ngoài, gây tổn thương thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ cần phải điều trị xâm lấn hơn. Các thủ thuật được sử dụng tùy theo tình trạng sỏi, bao gồm:
Sử dụng sóng âm để tán sỏi. Đối với một số loại sỏi thận, tùy vào kích thước và vị trí, bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL). Cơ chế chính của phương pháp này là dùng sóng âm để tạo ra các rung động mạnh đủ sức phá vỡ các viên sỏi thành nhiều mảnh nhỏ có thể đi ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Thời gian thực hiện thường kéo dài khoảng 45–60 phút, có thể gây đau nhẹ.
Phẫu thuật loại bỏ sỏi có kích thước lớn trong thận. Đây là một phẫu thuật mở, bác sĩ sẽ rạch một đường trên da để tiếp cận đến thận, tìm và loại bỏ viên sỏi có kích thước lớn. Bạn sẽ được gây mê trong quá trình này, sau đó ở lại viện khoảng 1–2 ngày để hồi phục. Bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật nếu kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể không thành công. Phẫu thuật nội soi loại bỏ sỏi. Để loại bỏ những viên sỏi có kích thước nhỏ hơn trong niệu quả hoặc thận, bác sĩ có thể sử dụng ống nội soi luồn qua niệu đạo, bàng quang đến niệu quản. Khi tiếp cận đến viên sỏi, một công cụ đặc biệt có thể được sử dụng để lấy viên sỏi ra hoặc phá vỡ chúng thành nhiều mảnh nhỏ. Sau đó, bác sĩ có thể đặt một ống nhỏ (stent) trong niệu quản để giảm sưng và thúc đẩy quá trình chữa lành. Bạn cũng được gây mê toàn thân trong khi thực hiện phương pháp này. Phẫu thuật tuyến cận giáp. Một số sỏi canxi hình thành do tuyến cận giáp hoạt động quá mức. Khi tuyến này sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến cận giáp (cường cận giáp), nồng độ canxi có thể tăng cao và tăng khả năng hình thành sỏi thận. Tình trạng cường tuyến cận giáp đôi khi xảy ra do có một khối u nhỏ, lành tính xuất hiện ở một trong các tuyến cận giáp. Do đó, bác sĩ cần phẫu thuật loại bỏ khối u này để hạn chế quá trình sản xuất hormone.
Sỏi thận có nguy hiểm không?
Sỏi thận có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính. Nếu bạn có một viên sỏi, nguy cơ hình thành thêm những viên sỏi khác sẽ cao hơn. Những người có sỏi thận có khoảng 50% khả năng xuất hiện thêm viên sỏi khác trong vòng 5–7 năm.
Do đó, nếu nghi ngờ các triệu chứng gặp phải liên quan đến tình trạng này, hãy khám bệnh càng sớm càng tốt để được điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
6. Cách phòng ngừa sỏi thận là gì?
Nếu muốn phòng ngừa sỏi thận hiệu quả, bạn cần kết hợp giữa việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc phù hợp.
Thay đổi lối sống
Bạn có thể giảm bớt nguy cơ hình thành sỏi nếu:
Uống đủ nước mỗi ngày Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm giàu oxalate, như củ dền, đậu bắp, rau chân vịt, khoai lang, các loại hạt, trà, chocolate, hạt tiêu đen và các sản phẩm từ đậu nành Xây dựng chế độ ăn ít muối và protein động vật Không cần tránh ăn thực phẩm có chứa canxi mà nên thận trọng với việc bổ sung canxi bằng các thực phẩm chức năng
Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm bổ sung canxi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì chúng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Bạn có thể bổ sung canxi cho cơ thể thông qua thức ăn vì lượng canxi trong thực phẩm không liên quan đến nguy cơ tạo sỏi. Một số người có chế độ ăn ít canxi lại có nguy cơ cao phát triển sỏi thận.
Sử dụng thuốc
Một số thuốc có tác dụng kiểm soát lượng chất khoáng và muối trong nước tiểu nên có thể giúp ích cho một số người có loại sỏi nhất định. Bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc tùy thuộc vào loại sỏi của bạn, ví dụ:
Sỏi canxi. Để ngăn ngừa hình thành loại sỏi này, bác sĩ thường chỉ định thuốc lợi tiểu thiazide hoặc các chế phẩm có chứa phosphat. Sỏi axit uric. Các thuốc thường dùng để ngăn ngừa tạo thành loại sỏi này là allopurinol. Sỏi struvite. Đối với loại sỏi này, bác sĩ đưa ra các phương pháp để giữ cho nước tiểu không chứa vi khuẩn gây nhiễm trùng. Bạn nên uống nước đầy đủ để duy trì lượng nước tiểu cần thiết và thường xuyên đi vệ sinh. Một số ít trường hợp, bác sĩ sẽ cho sử dụng kháng sinh liều thấp lâu dài hoặc không liên tục để đạt được mục tiêu phòng ngừa này. Sỏi cystin. Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn ít muối và protein, cố gắng uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn, bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc giúp tăng khả năng hòa tan cystin trong nước tiểu.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh sỏi thận, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Addison - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đái tháo đường tuýp 1 - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xốp thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường
- doc Cơn đau quặn thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cường aldosterone - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp động mạch thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng ít nước tiểu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Alport - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Bartter - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đa niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe thận - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thận hư - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Cushing - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Fanconi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Galloway-Mowat - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng gan thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thận mủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm thận lupus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đạm niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đái tháo nhạt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mô kẽ thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm hormone vỏ thượng thận - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm kháng thể 21-hydroxylase - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh xơ hóa hệ thống nguồn gốc thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khối u Wilms - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghệm kích thích hormone vỏ thượng thận với cosyntropin - Quy trình thực hiện và những lưu ý
- doc Xét nghiệm kháng thể tự miễn ở bệnh tiểu đường - Những thông tin cần biết
- doc Xét nghiệm kích thích hormone vỏ thượng thận với Metyrapone - Quy trình thực hiện và những lưu ý
- doc Xét nghiệm kích thích và ức chế u tủy thượng thận - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh viêm cầu thận mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng vô niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm toan ceton do đái tháo đường - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm nồng độ glucose niệu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm đài bể thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang đơn thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang thận mắc phải - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tính hệ số thanh thải creatinin - Quy trình thực hiện và một số lưu ý cần biết
- doc Tìm kháng thể kháng màng đáy cầu thận
- doc Bệnh tiểu ra máu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu không kiểm soát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu khó - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đường tuýp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đường tuýp 1 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu đêm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiêu cơ vân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiểu buốt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cầu thận cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cầu thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhiễm trùng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tuyến thượng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm nồng độ cortisol - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh u tủy thượng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thận ứ nước - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thận đa nang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi mật - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi ống mật chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt xuất huyết với hội chứng thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận cấp tính (suy thận cấp) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thận mạn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy thượng thận cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu dưới - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc nghẽn niệu quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng aldosteron nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh - Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Trẻ bị tiểu đường – Lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ