Tim đập nhanh

Tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, thuốc, chế độ ăn uống, theo dõi và phòng chống bệnh tim đập nhanh cùng eLib

Tim đập nhanh

1. Tìm hiểu chung

Tim đập nhanh là bệnh gì?

Tim đập nhanh hay nhịp tim nhanh là cảm giác khi tim của bạn đập nhanh hơn bình thường hoặc lỡ một nhịp. Bạn có thể cảm thấy tim mình như đang đập thình thịch hoặc nhịp đập bất thường. Tình trạng này đôi khi xảy ra với cả cổ, họng hoặc lồng ngực.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tim đập nhanh là gì?

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

Khó thở; Chóng mặt; Mệt mỏi; Nhịp thở bất thường; Đau ngực; Đầu óc quay cuồng; Ngất xỉu.

Một số người mắc chứng nhịp tim nhanh không có những triệu chứng trên và bệnh chỉ có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm sức khỏe.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tim đập nhanh?

Tim đập nhanh xảy ra do các yếu tố can thiệp đến hoạt động của tim, bao gồm:

Bệnh tim; Bệnh tim bẩm sinh; Thiếu máu; Hoạt động quá sức; Stress; Huyết áp cao; Hút thuốc; Sốt; Mất cân bằng chất điện giải; Lạm dụng bia rượu, caffeine và cocaine; Tác dụng phụ do sử dụng thuốc; Cường giáp.

4. Nguy cơ mắc phải

Tim đập nhanh phổ biến như thế nào?

Tim đập nhanh là tình trạng sức khỏe thường gặp và có thể ảnh hưởng đến người bệnh ở bất kì độ tuổi nào. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải nhịp tim nhanh?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh, chẳng hạn như:

Bệnh động mạch vành; Bệnh tim; Tăng huyết áp; Sử dụng quá nhiều bia rượu hoặc caffeine; Stress; Thiếu máu; Bệnh tim bẩm sinh; Các tình trạng viêm ở tim; Bệnh phổi mãn tính; Tuổi tác càng cao càng có nguy cơ cao mắc tim đập nhanh; Các yếu tố kéo theo khác.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tim đập nhanh?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám lâm sàng, hỏi về các hoạt động, tình trạng căng thẳng, các loại thuốc bạn đang dùng và một số xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu: để phát hiện những bất thường về tình trạng thiếu máu, chất điện giải hoặc tuyến giáp; Điện tâm đồ (ECG) và Holter điện tim: là những quá trình ghi lại các tín hiệu điện từ tim và kiểm tra các vấn đề liên quan tới nhịp đập; Máy ghi: máy này sẽ được đặt ở ngực của bệnh nhân giúp ghi lại các tín hiệu từ tim; Chụp X-quang tim; Điện tâm đồ: một dạng xét nghiệm siêu âm kiểm tra cấu trức và chức năng tim.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tim đập nhanh?

Cách điều trị tim đập nhanh tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Trong một số trường hợp, tình trạng tim đập nhanh không gây nguy hiểm và không cần bất kì phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên, nếu tim đập nhanh xảy ra do các nguyên nhân tiềm ẩn khác, bác sĩ sẽ cho bạn một số giải pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn tình trạng trở nên tệ hơn.

Dùng thuốc. Một số loại thuốc nhất định có thể giúp làm chậm nhịp tim. Tim đập nhanh làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông, bạn sẽ được kê thuốc làm loãng máu để ngăn chặn đột quỵ hoặc những cơn đau tim; Vật lý trị liệu. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số động tác như thao tác dây thần kinh phế vị hoặc sử dụng thiết bị gây sốc để khiến tim trở lại nhịp đập bình thường; Phẫu thuật. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để loại bỏ các nhịp dư; Máy phát nhịp. Máy phát nhịp là một thiết bị nhỏ và được đặt ở dưới da giúp điều tiết nhịp tim; Máy chuyển nhịp tim. Đây là một thiết bị được cấy ghép vào ngực bệnh nhân thông qua phẫu thuật, giúp điều chỉnh nhịp tim để giữ nhịp đập bình thường.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tim đập nhanh?

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng tim đập nhanh nếu áp dụng các biện pháp sau:

Hiểu rõ triệu chứng và các yếu tố nguy cơ để điều trị càng sớm càng tốt; Hạn chế căng thẳng bằng các liệu pháp thư giãn như tập yoga, hít thở sâu; Tránh thuốc lá và caffeine; Tập thể dục thường xuyên; Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh; Theo dõi và kiểm soát huyết áp cũng như nồng độ cholesterol.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM