Trẻ bị tiểu đường – Lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ

Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân (IHP) là một bảng chi tiết những điều trẻ cần ở trường, khi nào cần và người cung cấp. Dữ liệu liên quan đến trẻ cần được soạn thảo từ phụ huynh/người chăm sóc, y tá nhà trường và nhân viên nhà trường có liên quan. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Trẻ bị tiểu đường – Lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ

Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân (IHP) là một bảng chi tiết những điều trẻ cần ở trường, khi nào cần và người cung cấp. Dữ liệu liên quan đến trẻ cần được soạn thảo từ phụ huynh/người chăm sóc, y tá nhà trường và nhân viên nhà trường có liên quan.

Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân là văn bản thỏa thuận được soạn lên cùng với nhà trường, do đó cần phải được làm càng chi tiết càng tốt. Các kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân nên bao gồm những điều sau đây:

Văn bản cho phép của cha mẹ/người chăm sóc và giáo viên về việc quản lý các loại insulin bởi một thành viên của đội ngũ nhân viên, hoặc việc con tự quản lý. Chính xác những điều trẻ cần giúp đỡ để điều trị bệnh tiểu đường – những điều trẻ có thể tự làm và những điều cần người khác giúp. Ai là người sẽ giúp trẻ và khi nào Bảng chi tiết về các thiết bị insulin cần thiết, liều lượng, và các bước tiến hành tiêm hoặc bơm. Bảng chi tiết về việc thời trẻ cần phải kiểm tra lượng đường trong máu, các bước thử nghiệm và các bước tiến hành được thực hiện tùy thuộc vào kết quả. Các mô tả về triệu chứng của hạ đường huyết và tăng đường huyết (và những điều có thể gây ra) và cách xử lí nếu một trong hai hiện tượng đó xảy ra. Bao gồm cả khi nào nên liên lạc với cha mẹ / người chăm sóc và khi nào cần gọi cấp cứu. Chi tiết về thời gian trẻ cần ăn và ăn nhẹ, cần ăn gì trong khoảng bữa chính hoặc bữa nhẹ, ví dụ như có được ưu tiên khi xếp hàng lấy đồ ăn trưa, cần giúp đỡ với việc đo lượng carbohydrate hoặc có bất kỳ sự sắp xếp đặc biệt nào xung quanh thời gian ăn chính / ăn nhẹ. Những điều cần phải được thực hiện trước, trong hoặc sau khi PE, ví dụ như thử lượng đường trong máu hoặc cần có thêm một bữa ăn nhẹ. Bảng thông tin chi tiết về nơi lưu trữ insulin và các vật tư khác và quyền sử dụng. Nó cũng phải bao gồm nguồn cung cấp và thời gian kiểm tra và được kiểm tra bởi ai. Thông tin về việc cần làm khi có trường hợp khẩn cấp và người liên hệ. Thông tin chi tiết về sự hỗ trợ xung quanh nhu cầu về giáo dục, tình cảm và xã hội của trẻ, ví dụ việc hỗ trợ để trẻ theo kịp bài hoặc những hướng dẫn cho trẻ Bảng chi tiết người thực hiện công việc đào tạo. Những kế hoạch cần thiết phải được đưa ra cho các kỳ thi (nếu phù hợp). Những kế hoạch học thêm (kể cả qua đêm) hoặc các hoạt động khác của trường ngoài thời gian biểu bình thường.

Đây không phải là một danh sách dài, và kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân cũng có thể bao gồm các khía cạnh khác của việc chăm sóc trẻ.

Việc giúp đỡ một đứa trẻ có thể sẽ thay đổi theo thời gian, và như vậy kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân cần phải thay đổi để theo kịp. Ít nhất nên được xem xét lại mỗi năm, nhưng cũng phải được xem xét khi thay đổi cách điều trị bệnh tiểu đường hoặc mức độ tự chăm sóc bản thân thay đổi. Vì vậy, trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân nên bao gồm:

Khi nào cần được xem xét lại Ai là người có thể thay đổi kế hoạch và họ có thể thay đổi phần nào Quá trình xem xét lại kế hoạch là gì.

Khi một kế hoạch được đặt ra và các con (nếu có), cha mẹ / người chăm sóc, trường học và PDSN đang cảm thấy hài lòng thì cha mẹ / người chăm sóc (và trẻ em, nếu có) nên ký tên, cũng như nhân viên nhà trường có liên quan và PDSN.

Trên đây là một số thông tin về lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ bị tiểu đường, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh đang quan tâm để đề ra hướng chăm sóc và điều trị cho con phù hợp!

Ngày:05/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM