Đóng thông liên nhĩ - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
Đóng thông liên nhĩ có hai phương pháp chính, đó là thông tim và phẫu thuật tái tạo thông liên nhĩ. Vậy trong quá trình thực hiện cần tuân thủ những gì? Có biến chứng và tác dụng phụ nào không? Tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Đóng thông liên nhĩ (ASD) là gì?
Thông liên nhĩ (khiếm khuyết vách ngăn liên nhĩ) là một lỗ mở hoặc lỗ thông trên vách ngăn cách hai buồng trên của tim. Lỗ thông gây rò rỉ máu giàu oxy từ tim trái sang tim phải. Điều này làm tim phải hoạt động nhiều hơn, vì lượng máu cần thiết chảy qua tâm thất phải đến phổi nhiều hơn.
Thông liên nhĩ có thể nằm ở những vị trí khác nhau trên vách ngăn liên nhĩ và chúng có thể có kích thước khác nhau. Đóng thông liên nhĩ tùy thuộc vào những yếu tố đó. Nếu lỗ thông liên nhĩ nhỏ, nó có thể được đóng lại bằng một thiết bị đặc biệt. Nếu lỗ quá lớn hoặc sai vị trí, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật.
Mục đích của đóng thông liên nhĩ (ASD)
Mục đích của việc đóng thông liên nhĩ nhằm đóng lỗ thông giữa hai buồng trên của tim.
Khi nào bạn cần thực hiện đóng thông liên nhĩ (ASD)?
Khi bạn được chẩn đoán bị thông liên nhĩ, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của khiếm khuyết.
Thông liên nhĩ có thể không cần điều trị nếu có ít, không có triệu chứng hoặc nếu khuyết tật nhỏ. Phẫu thuật đóng thông nhĩ được khuyến cáo nếu khuyết tật lớn, tim to hoặc các triệu chứng xuất hiện.
2. Thận trọng
Trước khi thực hiện đóng thông liên nhĩ (ASD), bạn cần biết gì?
Nếu trẻ bị khuyết tật nhỏ không gây triệu chứng, có thể chỉ cần đến khám bác sĩ tim mạch thường xuyên để đảm bảo không có vấn đề gì. Thông thường, các khuyết tật nhỏ sẽ tự động đóng lại mà không cần điều trị trong những năm đầu đời.
Các lỗ thông liên nhĩ lớn hơn thường không tự liền và cần sự can thiệp y khoa. Hầu hết các trường hợp này có thể được đóng trong phòng thủ thuật thông tim, mặc dù một số cần thực hiện phẫu thuật tim hở. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
3. Quy trình thực hiện
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định.
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện đóng thông liên nhĩ (ASD)?
Trước khi trải qua bất kỳ điều trị nào, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn, những lợi ích và rủi ro cùng với những mong đợi sau đó.
Quy trình thực hiện đóng thông liên nhĩ (ASD) như thế nào?
Thời gian thực hiện đóng thông liên nhĩ
Thời gian điều trị thay đổi tùy theo từng trường hợp, tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng và phương pháp điều trị mà người bệnh có thể thực hiện. Thủ thuật đặt ống thông tim thường mất từ 1-2 giờ và có thể lâu hơn.
Các thủ thuật đóng thông liên nhĩ
Thông tim
Khi bác sĩ thực hiện thủ thuật này, bạn sẽ được tiêm thuốc gây mê. Không phải tất cả lỗ thông liên nhĩ đều có thể được đóng bằng thông tim, do đó, trước tiên bác sĩ cần đo lỗ thông liên nhĩ để đảm bảo rằng nó có thể được đóng bằng một thiết bị trong phòng làm thủ thuật đặt ống thông.
Khi bạn đã được gây mê, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm siêu âm tim qua thực quản. Xét nghiệm này dùng để đo kích thước của lỗ thông và giúp đặt thiết bị đóng.
Nếu xét nghiệm cho thấy lỗ thông quá lớn để đóng bằng thiết bị, bác sĩ sẽ đánh thức và đưa bạn đến phòng hồi sức. Sau đó, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về các bước tiếp theo. Ngược lại, nếu lỗ đủ nhỏ và ở đúng vị trí, bác sĩ sẽ tiếp tục đặt ống thông.
Trong quá trình đặt ống thông, bác sĩ luồn ống thông với một quả bóng xì hơi nhỏ qua mạch máu đến lỗ thông. Sau đó, quả bóng được thổi phồng để đo kích thước của lỗ thông một lần nữa. Nếu lỗ thông nhĩ có thể được đóng lại bằng thiết bị, bác sĩ sẽ đặt thiết bị đóng bên trong ống thông và đặt vào trong lỗ.
Khi thiết bị được đặt đúng vị trí, bác sĩ sẽ rút ống thông ra và băng vết rạch trên chân bạn lại.
Sau thủ thuật, bạn sẽ được đưa đến phòng hồi sức, bác sĩ tim mạch sẽ cho bạn biết khi nào bạn có thể về nhà. Bạn sẽ ở bệnh viện ít nhất 4-6 giờ sau khi làm thủ thuật và có thể về nhà trong ngày. Nếu về nhà, bạn cần trở lại vào buổi sáng hôm sau để làm siêu âm tim. Xét nghiệm này nhằm đảm bảo rằng không có chất lỏng tích tụ xung quanh tim.
Phẫu thuật tái tạo đóng thông liên nhĩ
Nếu cần phẫu thuật tái tạo đóng thông liên nhĩ, bạn sẽ được thực hiện phẫu thuật tim hở. Trong thủ thuật này, bác sĩ rạch một vết trên ngực và sử dụng máy tim-phổi để trợ giúp lưu thông máu trong khi phẫu thuật đóng lỗ thông tim. Lỗ thông liên nhĩ có thể được đóng trực tiếp bằng các mũi khâu hoặc bằng cách vá một miếng vật liệu phẫu thuật để che lỗ hổng. Sau đó, mô của tim lành lại trên miếng vá hoặc mũi khâu. Khoảng 6 tháng sau khi phẫu thuật, lỗ thông sẽ được bao phủ hoàn toàn với tổ chức mô.
Sau khi trải qua phẫu thuật tái tạo đóng thông liên nhĩ, người bệnh thường về nhà sau vài ngày ở bệnh viện nếu không có biến chứng. Người bệnh càng trẻ, khi thực hiện các phương pháp tái tạo phẫu thuật sẽ ít đau hơn trong quá trình hồi phục. Bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu hoặc triệu chứng. Nếu bạn khó thở, không ăn được, sốt, nổi mẩn đỏ hoặc mủ chảy ra từ chỗ rạch, hãy điều trị ngay lập tức.
Sau khi thực hiện đóng thông liên nhĩ
Sau khi được điều trị đóng thông liên nhĩ, bạn sẽ phục hồi nhanh chóng và thậm chí có thể nhận thấy rằng trong vòng vài tuần điều trị, bạn ăn nhiều hơn và hoạt động tích cực hơn trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên, một số dấu hiệu và triệu chứng có thể cho thấy bạn có vấn đề. Nếu bị khó thở, bạn hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Bạn hãy lưu ý các vấn đề khác như:
Da quanh miệng, môi và lưỡi xanh xao hoặc tím tái Ăn kém hoặc khó bú (ở trẻ nhỏ) Không thể tăng cân hoặc giảm cân Thờ ơ hoặc giảm mức độ hoạt động Sốt kéo dài hoặc không giải thích được Đau nhiều, nhạy cảm hoặc mủ chảy từ vết rạch
Gọi cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này sau khi đóng thông liên nhĩ.
Trong những tuần sau khi phẫu thuật hoặc đặt ống thông tim, bác sĩ sẽ kiểm tra tiến triển của bạn. Bạn có thể làm thêm siêu âm tim khác để đảm bảo khuyết tật tim đã đóng hoàn toàn. Nếu bạn trải qua phẫu thuật tái tạo đóng thông liên nhĩ, bạn sẽ cần thăm khám theo dõi với bác sĩ tim mạch.
Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện đóng thông liên nhĩ (ASD)?
Sau khi làm thủ thuật, bạn cần được chăm sóc sức khỏe cẩn thận.
4. Các biến chứng & tác dụng phụ
Bạn có thể gặp các biến chứng nào sau khi đóng thông liên nhĩ (ASD)?
Nguy cơ biến chứng từ thủ thuật đặt ống thông tim là nhỏ, có thể bao gồm như:
- Ống thông có thể vỡ qua mạch máu;
- Có thể phát triển tràn dịch xung quanh tim;
- Các biến chứng có thể xảy ra với thiết bị đóng (thiết bị được đặt vào có nguy cơ bị đặt sai vị trí, di chuyển hoặc rơi ra khỏi lỗ).
Những rủi ro nhỏ của biến chứng từ phẫu thuật ngực hở như:
- Nhiễm trùng ở vết rạch ngực ;
- Phản ứng dị ứng với thuốc gây mê.
Các tác dụng phụ khi thực hiện đóng thông liên nhĩ (ASD) là gì?
Khi thông liên nhĩ đã được đóng, bạn sẽ không cần phẫu thuật thêm nữa. Hiếm khi người bệnh có lỗ còn sót lại. Việc đóng lỗ thông sẽ tùy thuộc vào kích thước của nó. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến thủ thuật đóng thông liên nhĩ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh đột quỵ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim giãn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tim bẩm sinh - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh van ba lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhánh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất cấp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất cấp 3 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các tiếng thổi ở tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cân bằng khẩu phần ăn DASH - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh chèn ép tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chèn ép tim cấp tính - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh cơ tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim hạn chế - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim phì đại - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cuồng nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Ghi hình tình trạng bơm máu của tim - những thông tin cần biết
- doc Bệnh hẹp van ba lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp van hai lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van hai lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van tim ba lá - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim
- doc Hội chứng Brugada - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng suy tim trái - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thiểu sản tim trái - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng trái tim tan vỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đo điện tâm đồ lưu động - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng đột tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Eisenmenger - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng QT kéo dài - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng QT ngắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Homocysteine - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khối u tim
- doc Bệnh Wolff-Parkinson-White - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng lỗ thông bầu dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Loạn nhịp tim
- doc Bệnh ngoại tâm thu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tim mạch
- doc Tim đập nhanh
- doc Hội chứng nhịp nhanh thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhịp tim chậm
- doc Van tim
- doc Nhịp tim nhanh
- doc Nhịp tim nhanh trên thất
- doc Bệnh van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhịp tim nhanh tư thế đứng
- doc Nhồi máu cơ tim
- doc Bệnh u trung thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng phì đại thất trái - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh hóa creatinin - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Thiếu máu cơ tim cục bộ
- doc Sốc tim
- doc Quét canxi vành - Quy trình thực hiện
- doc Rối loạn nhịp tim
- doc Bệnh rung nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rung tâm thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sa van hai lá (bệnh van tim)
- doc Soi tươi KOH tìm nấm móng
- doc Suy tim
- doc Suy tim mất bù
- doc Suy tim sung huyết (suy tim)
- doc Bệnh thông liên thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tràn dịch màng tim
- doc Tứ chứng Fallot - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tư vấn tim mạch