Bài học Ngữ Văn 8

Hệ thống bài giảng chương trình SGK Ngữ văn 8 dưới đây hỗ trợ các em học tập hiệu quả. Với nội dung đầy đủ, chi tiết được biên soạn qua từng bài học hứa hẹn sẽ mang đến cho các em những kiến thức hữu ích cũng như luyện kỹ năng làm bài của bản thân. Mời các em cùng tham khảo.

1. Giới thiệu bài học Ngữ văn 8

Chương trình Ngữ văn 8 là hệ thống kiến thức về 3 phân môn đọc hiểu văn bản, tiếng việt và làm văn. Cả ba phần này có sự tích hợp với nhau về cả chiều ngang và cả chiều dọc, vì thế khi học Ngữ văn 8 các kiến thức có sự liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức. Nhằm giúp các em học tập hiệu quả hơn, eLib giới thiệu đến các em hệ thống bài giảng chương trình SGK môn Ngữ văn 8 trải dài qua 108 bài học. Nội dung từng bài giảng được biên soạn cụ thể, chi tiết, bám sát chương trình SGK hứa hẹn sẽ mang lại cho các em nhiều kiến thức hữu ích, mởi mẻ và thú vị. Mời các em cùng tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Ngữ văn 8

2.1. Chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp

Công việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Nếu ví việc học trên lớp của em là một trận chiến thì việc chuẩn bị bài vở ở nhà chính là khâu chuẩn bị, là tiền đề quan trọng và không thể thiếu nếu muốn trận đánh đó giành được thắng lợi. Khâu chuẩn bị bài giúp các em hình thành được trong đầu những kiến thức căn bản nhất và khái quát nhất, tăng tính chủ động khi học trên lớp. Nhờ đó mà việc tiếp thu bài mới hiệu quả hơn rất nhiều.

2.2.Thái độ tích cực khi học trên lớp

Nếu muốn hiểu bài một cách tường tận và thấu đáo thì việc chuẩn bị bài ở nhà là chưa đủ. Muốn kiến thức được mở rộng, hiểu biết sâu về bài học thì việc chăm chú nghe giảng, lắng nghe và tiếp thu trên lớp đóng vai trò quan trọng hơn cả. Vì vậy, trên lớp học, học sinh cần tập trung nghe thầy cô giảng bài. Đó đều là những kiến thức quý báu mà các thầy cô đã đúc kết được từ nhiều năm giảng dạy trên giảng đường, do đó, chắc chắn sẽ mang lại cho các em những kiến thức bổ ích nhất.

Tuy nhiên, chỉ tập trung nghe giảng vẫn chưa đủ, muốn bài học đạt hiệu quả cao nhất thì học sinh cần tích cực phát biểu ý kiến, nêu ra các câu hỏi mà các em đặt ra khi chuẩn bị bài vở ở nhà. Việc tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh sẽ giúp tiết học thoải mái, thú vị và đạt hiệu quả tốt nhất. Sau khi nghe giảng và đặt các câu hỏi thì bí quyết để nhớ lâu chính là những cuốn sổ tay. Các em nên ghi chép những kiến thức tiếp thu được vào một cuốn sổ để có thể mở ra xem bất cứ khi nào cần.

2.3. Ghi nhớ những kiến thức trọng tâm

Để nhớ được các tác phẩm không phải điều đơn giản. Tuy nhiên không ai bắt bạn học thuộc lòng và nhớ từng câu từ. Nhưng những ý chính cơ bản của tác phẩm bạn bắt buộc phải nhớ. Cách đơn giản nhất là các em hãy sử dụng sơ đồ tư duy hay còn gọi sơ đồ mindmap. Sơ đồ này học sinh lớp 8 chắc chắn đã biết đến. Các em có thể lựa chọn 1 hình vẽ mà mình yêu thích như cái cây, bông hoa…

Khu vực trung tâm của hình ghi ngắn gọn nội dung chính, ý nghĩa chính của tác phẩm. Tiếp đó bắt đầu phát triển các ý tiếp theo xung quanh ý chính theo thứ tự. Các em cũng có thể sử dụng các hình ảnh hoặc ghi chú khác nhau để làm nổi bật nội dung mà mình muốn nhớ.

2.4. Làm bài tập về nhà đầy đủ

Việc làm bài tập về nhà sẽ giúp các em củng cố kiến thức, nắm bắt được những lỗ hổng kiến thức mà bản thân chưa tiếp cận được trên lớp qua các dạng bài tập về nhà, Trên cơ sở đó, sẽ giúp các em tự tìm tòi, đọc lại kiến thức để lấp đầy lỗ hổng kiến thức cho mình. Để nhớ được toàn bộ kiến thức các em nên học theo sơ đồ tư duy, hệ thống hóa kiến thức theo cách hiểu của mình. Đây chính là công cụ đắc lực để hỗ trợ trí nhớ tốt nhất cho các em. Ngoài ra, khi học ở nhà, các em cần tích cực đọc sách, các tài liệu tham khảo để hỗ trợ cho quá trình làm văn của mình, học tập văn phong và cách sử dụng từ ngữ của các bài văn đạt điểm cao để rút kinh nghiệm cho bản thân khi làm bài.

3. Những lưu ý để học tốt Ngữ văn 8

3.1. Luôn giữ thái độ tích cực khi học văn

Hãy bỏ qua mọi khó khăn khi học văn bằng một thái độ tích cực. Đừng thấy ai cũng bảo học văn chán lắm, học văn không kích thích trí tuệ như toán mà các em phải biết tìm cái hay cái đẹp của môn văn để thấy rằng văn cũng có những nét riêng như toán để ta yêu, ta thích..

3.2. Tạo thói quen học tập

Mang đầy đủ tài liệu sách vở đến lớp (chuẩn bị từ tối hôm trước để chủ động vào sáng hôm sau). Thực hiện các bước học tập như: soạn - nghe - thảo luận - ghi chép - ôn bài; vui vẻ, hào hứng đón chờ bài kiểm tra; muốn thành công và có niềm tin.

Luôn có sự chuẩn bị bài trước sẽ giúp các em tiếp thu hiệu quả hơn và nhanh hơn, sau đó có thể tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan không có trong sách theo cách mà các em thấy là thích thú nhất.

3.3. Mở mang kiến thức bằng cách đọc sách báo, trên mạng, giao lưu với xã hội

Các kiến thức trong sách, trên mạng và từ những người xung quanh luôn đem lại cho các em hiểu biết nhiều hơn và đôi khi nó rất có ích cho bài làm văn. Từ sách bao, các em có được những dẫn chứng liên hệ thực tế hay hiểu vấn đề sâu sắc hơn từ cuộc sống hàng ngày. Nếu chỉ đơn giản biết những gì trong sách giáo khoa thì bài viết của các em sẽ chẳng bao giờ sâu sắc được.

Đó là một số bí kíp để các em có thể học văn giỏi hơn và yêu thích môn văn, coi nó như một người bạn bởi chính những lời văn cũng thể hiện được tình cảm con người  hay một phần nào đó tính cách của bản thân. Hãy áp dụng ngay nếu như các em vẫn đang xem môn văn như một điều đáng sợ ở lớp nhé.

4. Bí quyết làm văn 8 đạt điểm cao

4.1. Đảm bảo bố cục một bài văn hoàn chỉnh

Bài văn nào cũng thế, cũng có bố cục gồm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Nếu không đủ các thành phần đó sẽ là một bài văn thiếu ý tưởng, nội dung sơ sài và điểm cho bài văn sẽ rất thấp. Cách làm từng phần cụ thể như sau:

- Phần mở bài: Bao giờ cũng là phần giới thiệu tổng quát về bài văn ( chẳng hạn như tác giả, tác phẩm hay một chủ đề nào đó ) gồm nêu vấn đề và những điều mình sẽ trình bày trong bài văn. Đây là phần rất quan trọng bởi nó sẽ gây ấn tượng cho thầy cô hoặc người chấm điểm. Nếu phần mở bài mà các em viết nhàm chán, rời rạc thì chắc chắn sẽ mất điểm từ đây rồi.

- Phần thân bài: Triển khai các ý, làm sâu sắc các luận điểm luận cứ mà bạn đã xác định từ đầu. Ở phần này, các bạn cần nêu chi tiết các ý đã đưa ra, để làm sáng tỏ các luận điểm, luận cứ trong đề bài. Thân bài cần phải được viết trôi chảy, rõ ràng, mượt mà để người đọc bị cuốn hút theo lối văn của mình.

- Phần kết bài: Dùng để tổng kết lại toàn bộ bài văn, bạn cần kết luận những gì đã đưa ra, nêu lên ý kiến bản thân và những gì mình đã học được,…. Đây là một phần cần có sự đầu tư về lời văn, nếu không khi 2 phần trên viết hay mà kết bài viết dở thì bài văn của bạn cũng chưa được đánh giá cao.

4.2. Ghi nhớ các thể loại bài viết trong văn lớp 8

- Dạng phân tích, chứng minh: Dùng lời văn của mình để phân tích một tác phẩm, đoạn văn, câu văn hay một bài thơ nào đó. Mục đích để chứng minh một luận điểm nào đó đúng hoặc sai,…

- Dạng thuyết minh: Dùng cho thuyết minh về một vấn đề nào đó, chẳng hạn như là thuyết minh giới thiệu về sản phẩm hay lời thoại phim ảnh… Hiện nay văn thuyết minh có mặt ở nhiều nơi chủ yếu là thuyết minh về thuốc, về mĩ phẩm, về sản phẩm…

- Dạng Nghị luận xã hội: Dạng văn bàn luận về các vấn đề xã hội như: Cách hành xử của học sinh hiện nay, cách ăn mặc lố lăng của học sinh hiện nay, tình trạng sống ảo, nghiện game… Đây là một nội dung rất gần với cuộc sống hiện tại cho nên khá dễ viết với các em.

- Các dạng văn khác: Văn cảm phát biểu cảm nghĩ, văn kể chuyện,… tất cả đều rất quan trọng.

4.3. Các bước đề làm một bài văn lớp 8 hay

Để làm văn lớp 8 hay và hấp dẫn rất khó, nó tùy thuộc vào lối hành văn của các em là chủ yếu. Tuy nhiên để biết cách làm văn lớp 8, trước hết các em cần xác định rõ yêu cầu của bài viết, xác định xem bài mình cần viết thuộc dạng văn nào để viết theo dạng văn đó. Sau đó các em gạch ra các luận điểm, luận cứ, các ý chính cho bài viết. Các luận điểm, luận cứ cần chính xác, rõ ràng và làm nổi bật được ý chính của đề bài. Cuối cùng các em cần đi tìm các dẫn chứng để làm rõ các luận điểm đó.

Khi tiến hành viết bài cần chú ý để mở bài sao cho thật cuốn hút nhé, bởi nó giúp chiếm thiện cảm giám khảo ngay từ đầu. Cách làm văn lớp 8 không hề khó, chỉ có điều các em cần viết đúng và đủ ý, đặc biệt là lời văn phải rõ ràng, mạch lạc và hấp dẫn người đọc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM