Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8
Các em đã được học cách tóm tắt văn bản tự sự. Để làm tốt công việc này một cách thành thạo và nhuần nhuyễn, các em cần làm một số bài tập. Các mẫu bài tập do eLib biên soạn và có hướng dẫn nhằm giúp các em tham khảo và học tốt hơn. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Ôn tập lý thuyết
- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn trung thành với nội dung chính của tác phẩm đó.
- Yêu cầu: văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành nội dung văn bản được tóm tắt.
- Các bước tóm tắt văn bản:
+ Đọc và hiểu đúng chủ đề văn bản
+ Xác định đúng nội dung chính cần tóm tắt.
+ Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.
+ Viết văn bản tóm tắt.
2. Luyện tập
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
"Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn ón nấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi:
- Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói...
Chao ôi! Đối với những người ở chung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi khong ác, nhưng thị khổ qua rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình đẻ nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cai bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn, chớ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lõa từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối tất cả gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần..."
Gợi ý làm bài:
Các em cần đọc lại tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, và xem lại phần lý thuyết về văn bản tự sự. Từ đó các em sẽ xác định được đây có phải là bản tóm tắt không, và sẽ lí giải được nó.
Câu 2. Để tóm tắt được một tác phẩm tự sự, cần thực hiện các bước sau đây:
a. Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó.
b. Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng.
c. Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí.
d. Viết bản tóm tắt bằng lời của mình.
Trong bốn bước trên, bước nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Gợi ý làm bài:
Để tóm tắt được một văn bản tự sự, bốn bước sgk đã nêu lên đều quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới kết quả của văn bản tóm tắt. Nhưng nếu không đọc kĩ tác phẩm để nắm được nọi dung chủ đề, nhân vật và sự việc của câu chuyện thì liệu có thể làm tiếp được các bước sau hay không?
Câu 3. Có bạn tóm tắt văn bản "Tức nước vỡ bờ" (trích tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố) như sau:
Sau khi bị trói và hành hạ ở sân đình, đêm ấy anh Dậu ngất đi. Bọn chức dịch khiên trả anh về nhà. Buổi sáng chị Dậu chuẩn bị cho chồng mình ăn cháo thì bọn người nhà lí trưởng xông vào bắt anh Dậu đi vì tội trốn sưu.
Yêu cầu: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau
Những sự việc và nhân vật quan trọng của văn bản nêu trên đã đủ chưa? Cần phải thêm vào đoạn văn trên sự việc gì nữa để giúp những người chưa đọc văn bản này nắm được nội dung chính của tác phẩm một cách đầy đủ và sáng rõ nhất?
Gợi ý làm bài:
Muốn làm tốt được bài tập này, cần đọc kĩ đoạn trích, xem sự việc chính của đoạn trích này là sự việc gì. Sự việc chính ấy đã được thể hiện trong đoạn văn tóm tắt chưa? Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" gợi cho người đọc tìm đúng được các sự việc chính của đoạn trích này.
3. Kết luận
Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
- Nói ngắn gọn khi trình bày.
- Phát huy tính tích cực tự giác trong học tập.
Tham khảo thêm
- doc Tôi đi học Ngữ Văn 8
- doc Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ Văn 8
- doc Tính thống nhất chủ đề của văn bản Ngữ Văn 8
- doc Trong lòng mẹ Ngữ văn 8
- doc Trường từ vựng Ngữ văn 8
- doc Bố cục văn bản Ngữ văn 8
- doc Tức nước Ngữ văn 8
- doc Xây dựng đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8
- doc Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự Ngữ văn 8
- doc Lão Hạc Ngữ văn 8
- doc Từ tượng hình, từ tượng thanh Ngữ văn 8
- doc Liên kết các đoạn văn trong văn bản Ngữ Văn 8
- doc Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Ngữ văn 8
- doc Tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Cô bé bán diêm Ngữ văn 8
- doc Trợ từ, thán từ Ngữ văn 8
- doc Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn 8
- doc Tình thái từ Ngữ văn 8
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn 8
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 8
- doc Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Hai cây phong Ngữ văn 8
- doc Nói quá Ngữ văn 8
- doc Ôn tập truyện kí Việt Nam Ngữ văn 8
- doc Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Ngữ văn 8
- doc Nói giảm nói tránh Ngữ văn 8
- doc Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Câu ghép Ngữ văn 8
- doc Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Ôn dịch thuốc lá Ngữ văn 8
- doc Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Bài toán dân số Ngữ văn 8
- doc Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Ngữ văn 8
- doc Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Dấu ngoặc kép Ngữ văn 8
- doc Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng Ngữ văn 8
- doc Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn 8
- doc Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn 8
- doc Ôn luyện về dấu câu Ngữ văn 8
- doc Thuyết minh về một thể loại văn học Ngữ văn 8
- doc Muốn làm thằng cuội Ngữ văn 8
- doc Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt Ngữ văn 8
- doc Hai chữ nước nhà Ngữ văn 8
- doc Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ Ngữ văn 8