Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Ngữ văn 8
Bài học Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội giúp các em hiểu rõ về từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. eLib đã biên soạn bài học này để các em tham khảo và học tập tốt hơn. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Từ ngữ địa phương
1.1. Khái niệm
Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
1.2. Ví dụ
- Miền Bắc: bầm, u,...
- Miền Trung: bồ hóng, ba má, cái mền,...
- Miền Nam: Bố, mẹ, cái chăn,...
2. Biệt ngữ xã hội
2.1. Khái niệm
Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
2.2. Ví dụ
- Đối với sinh viên: bể tủ, trúng tủ, trứng ngỗng,...
- Đối với chính trị: Thủ tướng, chính phủ, Bí thư,...
- Đối với kinh tế: tiền tệ, vật chất,...
3. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
3.1. Lưu ý
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
3.2. Ví dụ
Tại sao trong các đoạn văn, đoạn thơ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
"Đồng chí mô nhớ nữa
Kể chuyện Bình Trị Thiên
Cho bầy tui nghe ví
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri"
(Theo Hồng Nguyên, Nhớ)
Gợi ý làm bài:
Tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật. Không nên lạm dụng tùy tiện vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa, khó hiểu
4. Luyện tập
Câu 1. So sánh từ ngữ đại phương và từ ngữ toàn dân?
Gợi ý làm bài:
So sánh từ ngữ địa phương và từ ngữ xã hội để tìm ra sự tương ứng về nghĩa giữa từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân. Từ ngữ địa phương có thể là danh từ (tên gọi người, động vật, thực vật, sự vật...) có thể là động từ, tính từ, đại từ,...
Câu 2. Đọc bài thơ sau của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi tặng vợ và cho biết bài thơ này gợi cho em những cảm nghĩ gì xung quanh vấn đề từ ngữ địa phương và việc sử dụng từ ngữ địa phương.
"Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy em ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em.
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì đem bát vào
Cá quả lại gọi cá trầu
Vo truốc là bảo gội đầu đấy em...
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhòa choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em"
(Báo Văn nghệ số 28/ 2006)
Gợi ý làm bài:
Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi quê ở Nghệ An. Vợ nhà thơ là người miền Bắc. Trong bài thơ này, có nhiều từ ngữ địa phương Nghệ - Tĩnh đã được tác giả giải thích bằng từ ngữ toàn dân. Nhưng có mấy từ ngữ tác giả không giải thích. Đó là từ răng có nghĩa là sao (từ nghi vấn), nhởi (chơi), choa (đại từ ngôi thứ nhất, tự xưng đối với người ngang bậc hoặc ở bậc dưới; tao, chúng tao), o (chị hoặc em gái của cha), ga (gà), truồng (chuồng).
Qua bài thơ, em cảm nghĩ như thế nào về tình cảm của con người đối với tiếng nói của quê hương, về những khó khăn trong việc giao tiếp do tiếng địa phương gây ra và tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ văn hóa ngôn ngữ, nâng cao sự hiểu biết về từ ngữ toàn dân để mọi người ở các địa phương có thể hiểu nhau dễ dàng hơn.
5. Kết luận
Qua bài học các em cần
- Hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương.
- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt gữ xã hội trong văn bản.
- Tôn trọng từ địa phương giữa các vùng miền khác nhau, giữ gìn từ địa phương.
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ.
Tham khảo thêm
- doc Tôi đi học Ngữ Văn 8
- doc Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ Văn 8
- doc Tính thống nhất chủ đề của văn bản Ngữ Văn 8
- doc Trong lòng mẹ Ngữ văn 8
- doc Trường từ vựng Ngữ văn 8
- doc Bố cục văn bản Ngữ văn 8
- doc Tức nước Ngữ văn 8
- doc Xây dựng đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8
- doc Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự Ngữ văn 8
- doc Lão Hạc Ngữ văn 8
- doc Từ tượng hình, từ tượng thanh Ngữ văn 8
- doc Liên kết các đoạn văn trong văn bản Ngữ Văn 8
- doc Tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Cô bé bán diêm Ngữ văn 8
- doc Trợ từ, thán từ Ngữ văn 8
- doc Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn 8
- doc Tình thái từ Ngữ văn 8
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn 8
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 8
- doc Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Hai cây phong Ngữ văn 8
- doc Nói quá Ngữ văn 8
- doc Ôn tập truyện kí Việt Nam Ngữ văn 8
- doc Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Ngữ văn 8
- doc Nói giảm nói tránh Ngữ văn 8
- doc Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Câu ghép Ngữ văn 8
- doc Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Ôn dịch thuốc lá Ngữ văn 8
- doc Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Bài toán dân số Ngữ văn 8
- doc Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Ngữ văn 8
- doc Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Dấu ngoặc kép Ngữ văn 8
- doc Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng Ngữ văn 8
- doc Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn 8
- doc Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn 8
- doc Ôn luyện về dấu câu Ngữ văn 8
- doc Thuyết minh về một thể loại văn học Ngữ văn 8
- doc Muốn làm thằng cuội Ngữ văn 8
- doc Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt Ngữ văn 8
- doc Hai chữ nước nhà Ngữ văn 8
- doc Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ Ngữ văn 8