Thuyết minh về một thể loại văn học Ngữ văn 8

Bài học Thuyết minh về một thể loại văn học Ngữ văn 8 giúp các em biết cách quan sát, thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn  học (thể thơ) đã học. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!

Thuyết minh về một thể loại văn học Ngữ văn 8

1. Lý thuyết

- Muốn thuyết minh đặc điểm một thể thơ, một thể loại văn học hay văn bản cụ thể thì trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.

- Khi nêu các đặc điểm, cần có sự lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ cho các đặc điểm ấy.

- Lập dàn bài:

a. Mở bài:

Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.

b. Thân bài: Nêu các đặc điểm về thể thơ.

- Số câu, số chữ trong mỗi bài.

- Quy luật bằng trắc của thể thơ.

- Cách gieo vần.

- Cách ngắt nhịp phổ biến ở mỗi dòng.

c. Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhạc điệu của thể thơ.

2. Luyện tập

Câu 1. Thuyết minh về đặc điểm chính của ca dao.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài:

Nêu định nghĩa chung về ca dao.

b. Thân bài:

- Giới thiệu những đặc điểm của ca dao.

- Giới thiệu những nội dung lớn của ca dao Việt Nam.

+ Ca dao phản ánh những tình cảm cao đẹp, yêu thương tình nghĩa của con người trong các mối quan hệ. Đó là tình cảm gia đình (tình cảm cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ, vợ chồng), tình cảm xã hội (tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm với lao động sản xuất con người,…).

- Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao:

+ Ca dao chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể (90% ca dao sưu tầm được). Trong ca dao còn có các thể thơ khác như song thất lục bát, vãn bốn, vãn năm.

+ Ca dao rất giàu biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ và đặc biệt rất nhiều hình ảnh biểu tượng được sử dụng.

- Đánh giá về vai trò và tác dụng của ca dao:

+ Ca dao được coi là cây đàn muôn điệu của tâm hồn dân tộc. Ca dao giúp a hiểu về tâm hồn, tính cách, lối sống.

+ Ca dao còn là kho tang kinh nghiệm quý báu để chúng ta ứng dụng trong đời sống với nhiều bài học đạo đức, bài học kinh nghiệm…

c. Kết bài:

Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhạc điệu của ca dao.

Câu 2. Dàn ý của bài văn thuyết minh gồm mấy phần, đó là những phần nào?

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài:

Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.

b. Thân bài: Nêu các đặc điểm về thể thơ.

- Số câu, số chữ trong mỗi bài.

- Quy luật bằng trắc của thể thơ.

- Cách gieo vần.

- Cách ngắt nhịp phổ biến ở mỗi dòng.

c. Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhạc điệu của thể thơ.

3. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu được sự đa dạng của đối tượng dược giới thiệu trong văn bản thuyết minh

- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học

- Rèn kĩ năng quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật củ thể loại văn học đó 

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM