Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8

Trong cuộc sống, trong giao tiếp, ta thường xuyên phải trình bày sự việc trước tập thể đông người. Để giúp các em tự tin hơn khi nói một vấn đề trước đông người bài học Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8 hôm nay sẽ giúp các em. eLib mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt

Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8

1. Ôn tập về ngôi kể

- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.

- Kể theo ngôi thứ nhất: người kể xưng tôi, có thể trực tiếp nói ra những điều mình nghe thấy, nhìn thấy, trải qua, những suy nghĩ, tình cảm của chính mình → tăng tính chân thực, thuyết phục.

- Kể theo ngôi thứ ba: người kể giấu mình, gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng → linh hoạt, tự do hơn.

- Tuỳ thuộc vào cốt truyện cụ thể, ở những tình huống cụ thể mà người viết, nói lựa chọ ngôi kể cho phù hợp.cũng có khi trong một truyện,người viết dùng các ngôi kể khác nhau (thay đổi ngôi kể) để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người...

2. Luyện tập

Câu 1. Theo em để luyện nói tốt, em cần lưu ý những điều gì? Hãy nêu quan điểm riêng bản thân mình?

Gợi ý làm bài:

- Nói rõ ràng, mạch lạc, to vừa phải, truyền cảm.

- Chú ý ngữ điệu khi nói, bình tĩnh, tự tin, tự nhiên.

- Yêu cầu:

+ Trước khi kể phải “Kính thưa cô giáo và các bạn”.

+ Kể diễn cảm: Chú ý các yếu tố miêu tả và biểu cảm để lời kể được sống động.

+ Kết hợp cử chỉ nét mặt, khi kể xong phải cảm ơn.

+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét.

Câu 2. Kể theo ngôi thứ 3 là kể như thế nào? Tác dụng? Văn bản nào đã học được kể theo ngôi thứ 3?

Gợi ý làm bài:

- Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi, người kể tự giấu mình, có thể kể tất cả những gì xảy ra với nhân vật (kể cả ý nghĩ bên trong).

- Người kể dường như biết tất cả nhưng thường để sự việc khái quát nói lên, không trực tiếp bộc lộ ý nghĩ, cảm xúc mà nhờ nhân vật biểu lộ.

- Tác dụng: mang tính khách quan, dễ thuyết phục

- Văn bản: “Tức nước vỡ bờ”, “Đánh nhau với cối xay gió”, “Chiếc lá cuối cùng”.

3. Kết luận

Qua bài học các em nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu được ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự . Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.

- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau, biết lựa chọ ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể. Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ( nét mặt, cử chỉ…)

- Giáo dục ý thức chuẩn bị và diễn đạt tốt cho bài văn nói, có hứng thú trong việc luyện văn nói. Thấy được ý nghĩa của việc học văn nói đối với cuộc sống.

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM