Ngắm trăng Ngữ văn 8

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được tâm hồn lạc quan, yêu đời và yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Đồng thời, bài "Ngắm trăng" này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Ngắm trăng Ngữ văn 8

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả:

- Hồ Chí Minh (1890 - 1969), vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam. Là nhà Cách mạng người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hồ Chí Minh còn có rất nhiều tên khác như Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành.

- Quê quán ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An.

- Bác nghiện thuốc lá rất nặng.

- Bác là người viết và đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

- Bác ra đi tìm đường cứu nước bằng hai bàn tay trắng từ Bến Nhà Rồng năm 1911.

b. Tác phẩm:

- Tháng 8 - 1942 Bác Hồ từ Cao Bằng bí mật sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ Quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đó người đã bị chính quyền địa phương ở gần thị trấn Túc Vinh bắt giữ rồi giải tới, giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian ấy người đã sáng tác tập thơ" Nhật kí trong tù". Bài thơ "Ngắm trăng" là một trong những bài thơ trích trong tập thơ "Nhật kí trong tù"của Hồ Chí Minh.

- Bố cục bài thơ chia thành hai phần:

+ Phần 1: Hai câu thơ đầu -> Hoàn cảnh ngắm trăng.

+ Phần 2: Hai câu thơ cuối -> Sự giao hoà với thiên nhiên.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Hoàn cảnh ngắm trăng

"Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?"

- Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, người ta thường thưởng ngoạn trăng trong tự do và vui vẻ nhưng Bác thì lại ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày, người khách thưởng trăng là một tù nhân bị giam cầm khổ cực. Không tự do, không rượu, không hoa nhưng “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” - Đối diện với ánh trăng sáng ta biết làm sao đây? Nguyên văn chữ Hán là một câu hỏi đầy bối rối, đầy băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng, tròn đầy của ánh trăng.

-> Bác bị giam hãm trong tù, nơi đây vô cùng khắc nghiệt, không có gì để sinh hoạt, nói tóm lại trong tù nơi Bác ở thì không có những điều kiện vật chất tối thiểu, không có cả tự do nhưng ở Hồ Chí Minh đã có một cuộc “vượt ngục tinh thần” vô cùng độc đáo như Bác đã từng tâm sự.

- Mặc dù trong hoàn cảnh tù đày nhưng Bác vẫn mang một tâm thế ung dung, lạc quan và yêu đời, chúng ta có thể thấy hình ảnh Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình.

=> Người chiến sĩ cách mạng ấy còn là một người yêu thiên nhiên, rung động mãnh liệt trước cảnh thiên nhiên đẹp.

2.2. Sự giao hoà với thiên nhiên

"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt.

Nguyệt tòng song khích khán thi gia"

- Có sự đối xứng trong cấu trúc của hai câu thơ (phép đối, phép nhân hoá hình ảnh vầng trăng).

- Ta nhận thấy giữa nhân và nguyệt đều có song sắt nhà tù chắn giữa, nhưng Ng đã thả tâm hồn ra ngoài song sắt để tìm đến với với để giao hoà với vầng trăng. Vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến tri kỉ với người . Vậy cả người và trăng đều chủ đọng tìm đến giao hoà cùng nhau.

- Dường như hình ảnh trăng xuất hiện trong thơ Bác rất nhiều, hình ảnh trăng cũng xuất hiện rất nhiều trong thơ của những nhà thơ khác. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.

=> Người chiến sĩ cách mạng dường như không chút bận tâm về xiềng xích đói rét của chế độ nhà tù thô bạo để tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên. Đó chính là sức mạnh tinh thần lớn lao của ng chiến sĩ cách mạng.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, coi thường hiểm nguy gian khổ của Bác. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng hướng đến thiên nhiên bộc lộ tấm lòng ưu ái rộng mở với thiên nhiên. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh.

- Về nghệ thuật:

+ Sử dụng thành công các thủ pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa,...

+ Ngôn ngữ cô đọng, giàu tính hàm súc.

4. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh.

Gợi ý trả lời:

Bài thơ "Ngắm trăng" mang đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên thơ mộng và hữu tình, có sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên vượt lên trên gian khó của Bác đã làm cho vầng trăng, một vật vô tri vô giác có thể thấu hiểu để rồi sẵn sàng đáp lại. Điều đó giúp ta thấu được vẻ đẹp trong tâm hồn Bác, một vẻ đẹp rạng ngời và sáng soi như chính thứ ánh sáng dịu dàng và đẹp đẽ của vầng trăng. Bác yêu thiên nhiên, thiên nhiên thấu hiểu tâm hồn ấy. Cả hai ngắm nhìn nhau, mê đắm trong nhau như những trái tim đồng điệu, đong đầy tình nghĩa và sự mến yêu.

Câu 2: Em hãy sưu tầm những bài thơ khác của Bác có sử dụng hình ảnh trăng.

Gợi ý trả lời:

(1). Rằm tháng giêng

"Rằm xuân lồng lộng trăng soi, 

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. 

Giữa dòng bàn bạc việc quân, 

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền".

(2). Tin thắng trận

"Trăng vào cửa sổ đòi thơ,

Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau,

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về".

(3). Đối nguyệt

"Ngoài song, trăng rọi cây sân, 

Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song. 

Việc quân, việc nước bàn xong, 

Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm".

(4). Cảnh khuya

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa, 

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. 

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, 

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". 

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Học sinh có những hiểu biết bước về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù ngục.

- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.

Ngày:15/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM