Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn 8

Bài học Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn 8 tập 1 giúp các em nắm những đặc điểm tính cách, hành động của hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.

Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn 8

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Xéc-van-tét (Migull de Cervantes Saavedra, 1547 – 1616) là nhà văn xuất sắc của Tây Ban Nha thời Phục hưng. Ông sinh ra trong một gia đình tiểu quỷ tộc. Tuy vậy, cuộc đời ông là một hành trình di chuyển nhiều nơi với biết bao thăng trầm. Ông đã từng gia nhập quân đội Tây Ban Nha, đã bị thương nặng mất một cánh tay, từng bị bọn cướp biển bắt làm tù binh 5 năm, thậm chí 2 lần bị tù tội. Mặc dù vậy, suốt cả cuộc đời ông vẫn say mê sáng tác.

- Năm 1569, Xéc-van-tét cho ra đời tác phẩm đầu tay: tập thơ Xon-nê tặng Hoàng hậu I-da-ben. Năm 1605, phần I “Đôn Ki-hô-tê” xuất bản và ngay lập tức được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Năm 1613, ông hoàn thành “Thư văn vần gửi Ma-tê-ô Va-xki”, “Cuộc du ngoạn lên đỉnh Pac-na-xơ”, tập truyện ngắn “Những truyện làm gương”… Năm 1615, phần II “Đôn Ki-hô-tê”, ra đời. Năm 1616, tiểu thuyết “Đec-xi-lec và Xê-đix-mum-da” là tác phẩm cuối cùng khép lại cuộc đời ông.

- “Xéc-van-tét là một trong những ngôi sao sáng của phong trào văn hoá Phục hưng phương Tây. Tên tuổi của ông gắn liền với Đôn Ki-hô-tê – một tác phẩm nhại và giễu cợt thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ đương thời mà vẫn thấm đượm tinh thần nhân văn chủ nghĩa”.

1.2. Tác phẩm

- Ra đời trong hoàn cảnh xã hội Tây Ban Nha mê truyện kiếm hiệp đến mê muội.

- Tác phẩm gồm hai phần: Phần 1: 52 chương xuất bản năm (1605); Phần 2: 74 chương xuất bản năm (1616).

- Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” Trích đầu phần 1 tiểu thuyết: “Đôn Ki-hô-tê”.

Bố cục: 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu-> không cân sức=> Diễn biến trước khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.

- Phần 2: Tiếp -> toạc nửa vai =>Diễn biến trong khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.

- Phần 3: Còn lại=> Diễn biến sau khi đánh nhau với cối xay gió.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Diễn biến các sự việc

- Đôn-ki-hô-tê phát hiện thấy ba, bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn-ki-hô-tê cho rằng đó là những tên khổng lồ ghê gớm, cần giết hết bọn chúng.

- Đôn-ki-hô-tê bị cối xay gió đập cánh quạt vào người và ngựa. Xan-chô đến cứu chủ và hai thầy trò tranh luận với nhau về "cối xay gió".

- Hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê vì theo Đôn-ki-hô-tê con đường này có nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau.

- Đôn-ki-hô-tê không ngủ nghĩ đến nàng Đuyn-xi-nê-a. hai người ngủ dưới vòm cây.

2.2. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê và giám mã Xan-chô-Pan-xa

-  Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê:

  • Tưởng gặp lũ  khổng lồ hung tợn cánh tay rất dài.

  • Đánh chúng là việc hay, tốt, nên làm.

+ Quan niệm sống và hành động:

  • Có lý tưởng và hoài bão: cứu khốn, phò nguy, trừ ác.

  • Hành động theo quy ước, đúng bài bản của giới hiệp sĩ.

  • Coi thường nhu cầu tự nhiên.

+ Cách nói năng:

  • Câu nệ phép tắc.

  • Gan dạ, chấp nhận gian nguy.

  • Hiên ngang trịnh trọng.

  • Đúng như sách vở, phép tắc phải có.

- Giám mã Xan-chô-Pan-xa:

+ Nông dân.

+ Người thấp, béo cưỡi con lừa.

+ Can ngăn, tránh xa lũ cối xay gió → sợ hãi.

+ Chỉ hơi đau một chút là rên rỉ.

→ Nhát gan.

+ Vừa đi vừa ung dung đánh chén

+ Ngủ một mạch tới sáng

--> Xan-chô-Pan-xa có mặt tốt và có cả mặt xấu: thực tế, có hiểu biết nhưng chỉ lo cho cá nhân mình.

⇒ Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn, trái lại bổ sung cho nhau.

3. Tổng kết

- Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-tét tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới.

- Đôn-ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý, Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng trách.

4. Luyện tập

Câu 1. Nêu những đặc sắc về nội dung của đoạn trích đánh nhau với cối xay gió?

Gợi ý làm bài:

- Sự tương phản giữa Đôn-Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ. Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.

Câu 2. Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích đánh nhau với cối xay gió?

Gợi ý làm bài:  

- Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản

- Có giọng điệu hài hước, phê phán

5. Kết luận

Qua bài học các em nắm một số nội dung chính sau:

- Hiểu được đặc điểm của thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn-Ki-hô -tê.

- Ý nghĩa của nhân vật bất hủ mà Xéc- van -tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn-Ki-hô- tê và Xan- chô Pan-xa

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM