Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt Ngữ văn 8
Bài học Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt Ngữ văn 8 giúp các em ôn tập lại kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học, từ đó vận dụng vào giải bài tập SGK. eLib đã biên soạn nội dung bài học bám sát nội dung chương trình SGK Ngữ văn 8, một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.
Mục lục nội dung
1. Từ vựng
a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
+ Một từ được coi là có nghĩa rộng, khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm nghĩa của những từ ngữ khác.
+ Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác.
+ Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng với từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp so với từ ngữ khác.
b. Trường từ vựng
- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét nghĩa chung về nghĩa.
c. Từ tượng hình và từ tượng thanh
- Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Ví dụ: Lom khom, lênh khênh, gập ghền...
- Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của con người hoặc tự nhiên.
Ví dụ: Meo meo, tu hú, ào ào, lộp bộp...
d. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Từ ngữ địa phương: từ ngữ sử dụng trong một địa phương nhất định.
- Biệt ngữ xã hội: chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
e. Các biện pháp tu từ
- Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm, nói tránh : là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự :
2. Ngữ pháp
a. Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một só từ ngữ khác để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc.
b. Thán từ: là những từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc, gọi đáp. Thường đứng ở đầu câu, có khi đc tách thành một câu đặc biệt.
- Có 2 loại thán từ:
- Bộc lộ tình cảm cảm xúc.
- Gọi đáp.
c.Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
3. Luyện tập
Câu 1. Viết một đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
Gợi ý làm bài:
Làng quê tôi những buổi sớm mai đẹp như một bức tranh nhiều màu. Từng đám mây trắng, hồng khẽ lơ lửng trôi lững lờ. Những chú chim tỉnh giấc bắt đầu cất cao tiếng hót líu lo trên cành cây. Trong vườn đọng trên cành lá là những hạt sương trong veo, long lanh như những viên pha lê thủy tinh sáng lấp lánh. Những đóa hoa bắt đầu kẽ nở, thi nhau phô sắc tỏa hương thơm ngát. Dòng sông quê hương đỏ nặng phù sa uốn mình đem dòng nước mát tưới tiêu cho ruộng lúa vườn cây. Thỉnh thoảng, có vài chú cá tinh nghịch quẫy đuôi vươn mình khỏi mặt nước. Xa xa là cánh đồng lúa còn đang đương thì con gái, khoác trên mình tấm áo màu xanh đung đưa thân mình theo từng đợt gió. Cả cách đồng bao la tựa như một tấm thảm xanh khổng lồ trải dài tít tắp như tiếp nối đến tận chân trời.
Câu 2. Viết một đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ
Gợi ý làm bài:
Thương thay một kiếp nàng Kiều. Nguyễn Du đã xây dựng lên một nàng Kiều xinh đẹp, tài hoa nhưng phải chịu một số phận, cuộc đời bất hạnh. Cũng như bao cô gái khác, Kiều cũng mong muốn có một cuộc sống êm đềm bên Kim Trọng - người mà nàng đem lòng yêu nhưng cuộc đời không cho phép mọi điều xảy ra như nàng mong muốn. Bán mình chuộc cha, cứu em khỏi kiếp tù lao, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh, cuộc đời Kiều sóng gió bắt đầu từ đó. Kiều bị lừa bán cho Tú Bà rơi vào lầu xanh. Hỡi ơi! Một cô gái xinh đẹp, tài hoa như thế phải chịu biết bao sóng gió cuộc đời. Qua cuộc đời bất hạnh của Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện cuộc đời bất hạnh, số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa thấp bé và không có quyền làm chủ cuộc sống của mình
=> Tình thái từ: thay ( thương thay)
=> Trợ từ: những!
=> Thán từ: Hỡi ơi!
4. Kết luận
Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.
- Rèn kĩ năng vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
- Có ý thức thái độ đúng trong học tập, ôn luyện Tiếng Việt.
Tham khảo thêm
- doc Tôi đi học Ngữ Văn 8
- doc Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ Văn 8
- doc Tính thống nhất chủ đề của văn bản Ngữ Văn 8
- doc Trong lòng mẹ Ngữ văn 8
- doc Trường từ vựng Ngữ văn 8
- doc Bố cục văn bản Ngữ văn 8
- doc Tức nước Ngữ văn 8
- doc Xây dựng đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8
- doc Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự Ngữ văn 8
- doc Lão Hạc Ngữ văn 8
- doc Từ tượng hình, từ tượng thanh Ngữ văn 8
- doc Liên kết các đoạn văn trong văn bản Ngữ Văn 8
- doc Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Ngữ văn 8
- doc Tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Cô bé bán diêm Ngữ văn 8
- doc Trợ từ, thán từ Ngữ văn 8
- doc Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Ngữ văn 8
- doc Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn 8
- doc Tình thái từ Ngữ văn 8
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Chiếc lá cuối cùng Ngữ văn 8
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 8
- doc Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Hai cây phong Ngữ văn 8
- doc Nói quá Ngữ văn 8
- doc Ôn tập truyện kí Việt Nam Ngữ văn 8
- doc Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Ngữ văn 8
- doc Nói giảm nói tránh Ngữ văn 8
- doc Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8
- doc Câu ghép Ngữ văn 8
- doc Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Ôn dịch thuốc lá Ngữ văn 8
- doc Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Phương pháp thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Bài toán dân số Ngữ văn 8
- doc Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Ngữ văn 8
- doc Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Dấu ngoặc kép Ngữ văn 8
- doc Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng Ngữ văn 8
- doc Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Ngữ văn 8
- doc Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn 8
- doc Ôn luyện về dấu câu Ngữ văn 8
- doc Thuyết minh về một thể loại văn học Ngữ văn 8
- doc Muốn làm thằng cuội Ngữ văn 8
- doc Hai chữ nước nhà Ngữ văn 8
- doc Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ Ngữ văn 8