Hai cây phong Ngữ văn 8

Bài học Hai cây phong Ngữ văn 8 tập 1 giúp các em hiểu được hai cây phong trong văn bản này được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa, với tâm hồn đầy xúc động của người kể chuyện. eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương trình Ngữ văn 8. Mời các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.

Hai cây phong Ngữ văn 8

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Ai-ma-tốp (Tringhiz Aimatov) (1928 – 2008) ở làng Se-ke-rơ, là nhà văn của nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan. Ông bắt đầu viết văn từ khi còn là sinh viên trường Đại học Nồng nghiệp Cư-rơ-gư-xtan (1952). Từ 1956 – 1958, ông học trường viết văn Gorki ở Mát-xcơ-va.

- Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập “Chuyện núi đồi và thảo nguyên” (Giải thưởng Lê-nin năm 1963). Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: “Cánh đồng mẹ” (1962), “Vĩnh biệt Gun-xa-rư” (1967), “Con tàu trắng” (1970), “Một ngày dài hơn thế kỉ” (1980), “Đoạn đầu đài” (1986).

- “Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng củng đầy chất lãng mạn của người dân Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách, hi sinh thời kì chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu”.

- Ai-ma-tốp được tặng Giải thưởng quốc gia Liên Xô năm 1968.

1.2. Tác phẩm

- Thể loại: truyện vừa.

- Bố cục: Hai phần

+ Phần 1: Từ đầu → chiếc gương thần xanh.

+ Phần 2: tiếp → xa thẳm biêng biếc kia.

(phần còn lại gắn với mạch kể của phần 1)

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Hai mạch kể lồng ghép trong văn bản

+ Người kể chuyện xưng “tôi” (từ đầu...chiếc gương thần xanh” và “tôi lắng nghe”... đến hết) → mạch kể thứ nhất

+ Người kể xưng “chúng tôi” ( từ “vào năm học cuối cùng”... “biêng biếc kia”) → mạch kể thứ hai.

- Người kể giới thiệu mình là hoạ sĩ- xưng “tôi”.

- Người kể chuyện theo trình tự từ hiện tại trở về quá khứ → tạo thành mạch kể thứ hai.

- Người kể vẫn là “tôi” nhưng lại nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể cũng là một cậu bé trong bọn nhằm khắc hoạ thêm vẻ đẹp của tuổi thơ gắn bó với hai cây phong..

→ nghệ thuật kể chuyện hết sức độc đáo.

⇒ Hai mạch kể bổ sung cho nhau diễn tả những tình cảm, những kỉ niệm nhất là thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên tươi đẹp.

2.2. Hình ảnh hai cây phong

a. Hai cây phong trong cái nhìn của họa sĩ

- Vị trí: Gữa ngọn đồi phí trên làng có hai cây phong lớn.

- Đặc điểm:

+ Có tiếng nói riêng

+ Có tâm hồn riêng.

- Hình dáng:Hai cây phong như những ngọn hải đăng đặt trên núi.

- Âm thanh:

+ Chan chứa những lời ca êm dịu

+ không ngớt những tiếng rì rào theo nhiều cung bậc(như làn sóng thỷ triều vỗ vào bãi cát... thì thầm thiết tha nồng thắm... khắp lá cành cất tiếng thở dài ...reo vù vù như ngọn lửa bốc cháy rừng rực).

- Hoạt động: Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành.

- Tình cảm của tôi:

+ Hai cây phong gợi nhiều cảm xúc( đi xa về đưa mắt tìm hai cây phong, mong được nhìn thấy hai cây phong đến với hai cây phong).

- Nghệ thuật : So sánh, nhân hóa, dùng các từ láy.

⇒ Chỉ bằng một đôi ba nét phác thảo của một nghệ sĩ, hình ảnh hai cây phong hiện lên với đường nét, màu sắc pha lẫn âm thanh thật tuyệt diệu, có tâm hồn, rất gắn bó con người.

b. Hình ảnh hai cây phong trong kí ức tuổi thơ

- Chia hai đoạn nhỏ: Đoạn trên liên quan đến hai cây phong, đoạn dưới là thế giới đẹp đẽ mở ra trước mắt bọn trẻ, thu hút bọn trẻ làm chúng ngây ngất.

- Hai cây phong khổng lồ.

- Nghiêng ngả đung đưa chào mời

Nghệ thuật: Tác giả dùng từ láy, phép nhân hoá… lại có hình ảnh đàn chim chao đi chao lại làm nền → hình ảnh trở nên sống động.

Hình ảnh thế giới mở ra trước mắt bọn trẻ:

- Chân trời xa thẳm...

- Thảo nguyên hoang vu,

- Dòng sông lấp lánh,

- Làn sương mờ đục.

- Nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên.

- Chuồng ngựa của nông trang trông bé tí teo…

Nghệ thuật: Phép liệt kê, phương thức: kể xen lẫn miêu tả và biểu cảm.

⇒ Đó là những bức tranh thiên nhiên bao la, huyền ảo, đầy đường nét, mầu sắc làm tăng chất bí ẩn, quyến rũ của những miền đất lạ,khơi gợi ước mơ khao khát trong tâm hồn trẻ thơ.

c. Ý nghĩa của hai cây phong

- Hai cây phong là biểu tượng của quê hương, gắn với tình yêu quê hương da diết.

- Gắn bó với kỉ niệm tuổi thơ của tuổi học trò.Khơi gợi bao ước mơ khát vọng của tuổi thơ.

- Là nhân chứng cho câu chuyện cảm động về thầy Đuy-sen( người thầy đầu tiên)

3. Tổng kết

- Hai mạch kể lồng ghép, trình tự kể từ hiện tại về quá khứ; sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, phép nhân hóa, kiệt kê sinh động.cảm xúc chân thành tự nhiên.

- Trong đoạn trích hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động. Bằng ngòi bút chấm phá hội họa hai cây phong hiện lên có đường nét, có màu sắc, âm thanh, có tâm hồn.Từ đó người kể truyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và tình cảm xúc động đặc biệt. Đặc biệt hơn đó là hai cây phong gắn bó với câu chuyện về thầy Đuy- sen , người đã vun trồng ước mơ cho những học trò nhỏ của mình

4. Luyện tập

Câu 1. Nêu những đặc sắc về nội dung của đoạn trích Hai cây phong?

Gợi ý làm bài:

Nội dung: Hình ảnh hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm đẹp đẽ  về tuổi thơ của người họa sĩ làng Ku-ku- rêu.

Câu 2. Nêu những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Hai cây phong?

Gợi ý làm bài:

Nghệ thuật:

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên mạch kể lồng ghép.

- Kể chuyện xen lẫn miêu tả, biểu cảm. Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa.

- Các biện pháp so sánh, nhân hóa với nhiều liên tưởng, tưởng tượng phong phú.

5. Kết luận

Qua bài học các em nắm một số nội dung chính sau:

- Học sinh hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.

- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương,với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy- sen.

- Cách xây dựng mạch kể ; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự; cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM