Sinh học 7 Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
Thông qua nội dung bài giảng các em Sinh học 7 Bài 12 sẽ giúp các em tìm hiểu sơ qua một số loài khác của ngành giun dẹp như sán bã trầu, sán dây, sán lá máu... để khái quát lên được đặc điểm chung nhất của ngành giun dẹp. Nội dung chi tiết xem tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Một số giun dẹp khác
- Ngoài sán lông và sán lá gan thì còn bắt gặp khoảng hơn 4000 loài giun dẹp khác nhau, chủ yếu sống kí sinh.
- Đặc điểm của 1 số giun dẹp khác:
+ Sán lá máu
- Bộ phận kí sinh: Trong máu người
- Con đường xâm nhập: Qua da
- Tác hại: Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ.
+ Sán bã trầu
- Bộ phận kí sinh: Ruột lợn
- Con đường xâm nhập: Qua ăn uống
- Tác hại: Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ.
+ Sán dây
- Bộ phận kí sinh: Ruột non người, cơ bắp: trâu, bò, lợn.
- Con đường xâm nhập: Qua ăn uống
- Tác hại: Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ.
⇒ Biện pháp phòng trừ:
- Giữ vệ sinh cho người, ĐV.
- Diệt, cắt vòng đời của chúng.
- Không ăn thịt lợn, bò gạo.
- Tắm nước sạch…
1.2. Đặc điểm chung của giun dẹp
- Cơ thể dẹp có đối xứng 2 bên, phân biệt được đầu đuôi, lưng bụng.
- Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.
- Cơ quan sinh dục phát triển, sinh sản nhanh, nhiều.
- Ngoài ra giun dẹp kí sinh còn có thêm đặc điểm:
- Giác bám và cơ quan sinh sản phát triển
- Ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian
2. Bài tập minh họa
Hãy cho biết vòng đời sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống sau:
- Trứng sán lá gan không gặp nước
- Ấu trùng nở ra không gặp cơ chế thích hợp
- Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác (cá, vịt, chim nước,…) ăn thịt.
- Kén sán bám vào rau, bèo,… chờ mãi không gặp trâu bò ăn phải.
Hướng dẫn giải
Vòng đời sán lá gan:
- Trứng sán lá gan không gặp nước: trứng không nở thành ấu trùng.
- Ấu trùng nở ra không gặp cơ chế thích hợp: ấu trùng chết.
- Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác (cá, vịt, chim nước,…) ăn thịt: ấu trùng không còn phát triển được nữa.
- Kén sán bám vào rau, bèo,… chờ mãi không gặp trâu bò ăn phải: kén hỏng và không trở thành sán được.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Sán lá gan thích nghi với phát tán giống nòi như thế nào?
Câu 2: Hãy nêu các căn cứ về cấu tạo để nhận biết ngành Giun dẹp (gồm sán lông, sán lá gan, sán bã trẩu, sán dây...)?
Câu 3: Hãy lập bảng so sánh sán lông và sán lá gan để thấy môi trường ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể của chúng?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hình dạng của sán lông là
A. hình trụ tròn
B. hình sợi dài
C. hình lá
D. hình dù.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan?
A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng
B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau
C. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông
D. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao
Câu 3: Sán lá gan có bao nhiêu giác bám để bám để bám chắc vào nội tạng vật chủ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Sán lông và sán lá gan giống nhau ở điểm nào sau đây?
A. Phương thức di chuyển
B. Lối sống
C. Hình dạng cơ thể
D. Mức độ phát triển thị giác
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lông?
A. Có lông bơi
B. Có giác bám
C. Mắt tiêu giảm
D. Sống kí sinh
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Phân biệt được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của một số đại diện nghành Giun dẹp như sán dây, sán bã trầu...
- Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số loài giun dẹp kí sinh.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 11: Sán lá gan
- doc Sinh học 7 Bài 13: Giun đũa
- doc Sinh học 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- doc Sinh học 7 Bài 15: Giun đất
- doc Sinh học 7 Bài 16: Thực hành Mổ và quan sát giun đất
- doc Sinh học 7 Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt