Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
Chúng ta đã biết kim loại chiếm tới 80% trong tổng số các nguyên tố hoá học và có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu tính chất hoá học của nó. Vậy kim loại có những tính chất hoá học chung nào. Chúng ta nghiên cứu bài Tính chất hoá học của kim loại.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Phản ứng của kim loại với phi kim
a. Tác dụng với oxi
Fe (r) + O2(k) Fe3O4(r)
Nhiều kim loại khác như Al, Zn, Cu ...phản ứng với oxit tạo thành các oxit Al2O3, ZnO, CuO...
b. Tác dụng với phi kim khác
2Na + Cl2 → 2NaCl
vàng lục trắng
Hầu hết kim loại (trừ Ag, Au, Pt...) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt cao tạo thành oxit (thường là oxit bazơ), ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.
1.2. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Một số kim loại phản ứng với dd axít tạo thành muối và giải phóng khí H2
1.3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
a. Phản ứng của đồng với dd AgNO3
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Đồng đã đẩy bạc ra khỏi dung dịch muối, ta nói đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc
b. Phản ứng của kẽm với dd CuSO4
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng
Kết luận:
Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca..) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành kim loại mới và muối mới.
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Viết phương trình hóa học tính chất của kim loại
Cho các cặp chất sau :
a) Zn + HCl
b) Cu + ZnSO4
c) Fe + CuSO4
d) Zn + Pb(NO3)2
e) Cu + HCl
g) Ag + HCl
h) Ag + CuSO4
Những cặp nào xảy ra phản ứng ? Viết các phương trình hoá học.
Hướng dẫn giải
Những cặp xảy ra phản ứng
a) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
c) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
d) Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb
2.2. Dạng 2: Kim loại tác dụng với axit
Câu 1: Cho 5,60 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thì thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng là hoàn toàn, giá trị của m là
Hướng dẫn giải
Fe+ 2HCl → FeCl2 + H2
FeCl2 + 3AgNO3 → 2AgCl + Ag + Fe(NO3)3
m↓ = mAg + mAgCl = 0,1. 108 + 0,2. 143,5 = 39,5 gam
Câu 2: Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Đến khi kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Mg trong X là:
Hướng dẫn giải
Chỉ có Mg phản ứng với H2SO4
→ nMg = nH2 = 0,2 mol
→ %mMg = 60%
2.3. Dạng 3: Kim loại tác dụng với muối
Cho lá kẽm có khối lượng 25 gam vào dung dịch đồng sunfat. Sau khi phản ứng kết thúc, đem tấm kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 24,96 gam.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
c) Tính khối lượng đồng sunfat có trong dung dịch.
Hướng dẫn giải
a) Phương trình hoá học :
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
b) Gọi x là số mol Zn tham gia
65x - 64x = 25 - 24,96 ⇒ x = 0,04 mol
mZn p/u = 0,04 . 65 = 2,6 g
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho một lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dung dịch bạc nitrat. Phản ứng xong, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cần được 13,6 gam.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính khối lượng đồng đã phản ứng
Câu 2: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra, khi cho
a) nhôm vào dung dịch magie sunfat
b) bạc vào dung dịch đồng clorua
c) nhôm vào dung dịch kẽm nitrat
Viết các phương trình hoá học (nếu có) và giải thích.
Câu 3: Cho m gam kim loại M hoà tan hoàn toàn trong 100 ml dung dịch HCl 0,1M (D = 1,05 g/ml) được dung dịch X có khối lượng là 105,11 gam. Xác định m và M, biết rằng kim loại có hoá trị từ I đến III.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 là:
A. Đồng
B. Lưu huỳnh
C. Kẽm
D. Thủy ngân
Câu 2: Các kim loại tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng là:
A. Al, Zn, Fe
B. Mg, Fe, Ag
C. Zn, Pb, Au
D. Na, Mg, Al
Câu 3: Đồng có thể phản ứng được với
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng
D. Dung dịch NaOH
Câu 4: Ngâm dây kẽm trong dung dịch FeSO4 trong một thời gian , lấy dây kẽm ra rửa sạch đem cân lại thì khối lượng dây kẽm so với ban đầu là:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Có thể xảy ra cả 3 trường hợp a, b , hoặc c
Câu 5: Dung dịch nào được dùng để làm sạch bột đồng có lẫn bột sắt?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch FeSO4
Câu 6: Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Kết luận nào sau đây là sai:
A. Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc nguội: Al, Fe
B. Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, HCl là Cu và Ag
C. Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH là Al
D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường là tất cả các kim loại trên
4. Kết luận
Sau bài học cần nắm:
- Tính chất hoá học của kim loại nói chung.
- Tác dụng của kim loại với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối.
- Vận dụng vào các bài tập có liên quan.
Tham khảo thêm
- docx Hóa học 9 Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
- doc Hóa học Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
- docx Hóa học 9 Bài 18: Nhôm
- doc Hóa học 9 Bài 19: Sắt
- doc Hóa học 9 Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép
- doc Hóa học 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
- doc Hóa học 9 Bài 22: Luyện tập chương 2 Kim loại
- doc Hoá học 9 Bài 23: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt
- doc Hóa học 9 Bài 24: Ôn tập học kì 1