Hoá học 9 Bài 36: Metan

Metan là một trong những nguồn nhiên liệu quan trọng cho đời sống và cho công nghiệp. Vậy mêtan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? Hôm nay các em sẽ được nghiên cứu qua bài giảng về Metan.

Hoá học 9 Bài 36: Metan

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí

Khí Metan có trong bùn ao

  • Trong tự nhiên mêtan có trong mỏ khí thiên nhiên, mỏ dầu, mỏ than, trong bùn ao.

  • Mêtan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí rất ít tan trong nước.

1.2. Cấu tạo phân tử

Mô hình phân tử Metan

a) Dạng rỗng    b) Dạng đặc

Công thức cấu tạo của metan

  • Giữa nguyên tử C và nguyên tử H chỉ có 1 liên kết những liên kết như vậy gọi là liên kết đơn.

  • Ta thấy trong phân tử mêtan có 4 liên kết đơn.

1.3. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với oxi

Đốt metan với oxi

Mêtan cháy tạo thành khí cacbonđioxit và hơi nước

Phương trình phản ứng: CH4  +  O  ​  CO2 +  2H2O

Chú ý: Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

Một số hình ảnh về vụ nổ khí Metan

b. Tác dụng với Clo

Metan tác dụng với Clo

Mêtan đã tác dụng với clo khi có ánh sáng 

Phương trình hóa học: 

Viết gọn lại là:  CH4 +Cl2 CH3Cl + HCl 

CH3Cl có tên gọi là metylclorua

Trong phản ứng trên, ntử H của mêtan được thay thế 4 ntử clo, vì vậy phản ứng trên được gọi là phản ứng thế 

1.4. Ứng dụng

Ứng dụng của metan

Metan + nước  Cacbonđioxit + Khí Hiđro

1.5. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài metan

2. Bài tập tự luận

2.1. Dạng 1: Xác định công thức

Hỗn hợp X gồm CH4 và hiđrocacbon A. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp X rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 50 gam kết tủa và khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng thêm 34,6 gam.

Xác định công thức phân tử của A, biết trong hỗn hợp số mol của A gấp lần số mol của CH4.

Hướng dẫn giải

Ta có:

n= 4,48 / 22,4 = 0,2 mol

⇒ nCH= 0,2 : 4 = 0,05 mol; nA = 0,05.3 = 0,15 mol

Phương trình hóa học: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

CnHm + (n+m/4)O2 to→ nCO2 + m/2H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

nCO2 = nCaCO3 = 50 / 100 = 0,5 mol ⇒ nCO2, nH2O tạo ra khi đốt cháy A là

nCO2 = 0,5 - 0,05 = 0,45 mol; nH2O = 0,7 - 0,1 = 0,6 mol

⇒ Công thức của A là C3H8

2.2. Dạng 2: Bài toán phản ứng của metan

Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết thể tích các khí đo ở đktc.

Hướng dẫn giải

Số mol metan là:

\(n_{CH_{4}} = \frac{11,2 }{22,4} = 0,5 \ mol\)

Phương trình hóa học:

CH4     +   2O2     →   CO2 + 2H2O

1 mol        2 mol         1 mol

0,5 mol →  1 mol        0,5 mol

Thể tích khí oxi cần dùng là:

VO2 = 1 . 22,4 = 22,4 lít

Thể tích khí cacbonic tạo thành là:

VCO2 = 0,5 . 22,4 = 11,2 lít

2.3. Dạng 3: Phân biệt các khí

Nêu phương pháp hoá học dùng để phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt sau: Metan, hiđro, oxi.

Hướng dẫn giải

Đốt các khí:

Khí cháy mạnh là khí oxi, khí cháy tạo ra CO2 (nhận được nhờ dung dịch Ca(OH)2) là CH4. Khí còn lại là H2.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Khi cho metan tác dụng với clo có chiếu sáng theo tỉ lệ 1:1 về số mol, người thấy ngoài sản phẩm chính là CH3Cl còn tạo ra một hợp chất X trong phần trăm khối lượng của clo là 83,53%. Hãy xác định công thức phân tử của X.

Câu 2: Propan là hiđrocacbon có tính chất tương tự metan và có công thức phân tử C3H8

a) Viết công thức cấu tạo của propan.

b) Viết phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy propan.

c) Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa propan và clo khi chiếu sá để tạo ra C3H7Cl.

Câu 3: Trong các khí sau: CH4, H2, Cl2, O2.

a) Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một?

b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ?

Câu 4: Nêu phương pháp hoá học dùng để phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt sau:

a) Metan, cacbon đioxit, hiđro.

b) Metan, cacbon oxit, hiđro.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Các tính chất vật lí của metan là:

A. Chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước

B. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước

C. Chất khí không màu, tan nhiều trong nước

D. Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, tan ít trong nước

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm có thể thu khí metan bằng cách:

A. Đẩy không khí (ngửa bình)

B. Đẩy axit

C. Đẩy nước (úp bình)

D. Đẩy bazơ

Câu 3: Để chứng minh sản phẩm của phản ứng cháy giữa metan và oxi có tạo thành khí cacbonic ta cho vào ống nghiệm hóa chất nào sau đây:

A. Nước cất

B. Nước vôi trong

C. Nước muối

D. Thuốc tím

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của mêtan.
  • Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
  • Tính chất hoá học của CH4: tác dụng được với clo (pứ thế), với oxi (pứ cháy).
  • Mêtan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.
Ngày:20/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM