Giải bài tập SGK Toán 11 Chương 4 Bài 2: Giới hạn của hàm số
Dưới đây là nội dung giải bài tập bài Giới hạn của hàm số cụ thể và chi tiết. Giúp các em học sinh rèn luyện giải Toán 11. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 132 SGK Đại số & Giải tích 11
Dùng định nghĩa tìm các giới hạn sau:
a) \(\underset{x\rightarrow 4}{lim} \ \frac{x+1}{3x - 2}\)
b) \(\underset{x \rightarrow +\infty }{lim}\frac{2-5x^{2}}{x^{2}+3}\)
Phương pháp giải
Sử dụng kết quả của định nghĩa 1 trang 124 và định nghĩa 3 SGK trang 128
Hướng dẫn giải
a) Hàm số \(f(x) = \dfrac{x +1}{3x - 2}\) xác định trên \(D=\mathbb R\backslash \left\{ {{2 \over 3}} \right\}\) và ta có \(x = 4 \in D\)
Giả sử \((x_n)\) là dãy số bất kì và \(x_n ∈ D\); \(x_n≠ 4\) và \(x_n→ 4\) khi \(n \to + \infty \) hay \(\lim {x_n} = 4\)
Ta có \(\lim f(x_n) = \lim \dfrac{x_{n} +1}{3x_{n} - 2} \) \( = \dfrac{{\lim {x_n} + 1}}{{3\lim {x_n} - 2}}\) \(= \dfrac{4 + 1}{3. 4 - 2} = \dfrac{1}{2}\)
Vậy \(\underset{x\rightarrow 4}{\lim}\) \(\dfrac{x +1}{3x - 2}\) = \(\dfrac{1}{2}\).
b) Hàm số \(f(x)\) = \(\dfrac{2-5x^{2}}{x^{2}+3}\) xác định trên \(\mathbb R\).
Giả sử \((x_n)\) là dãy số bất kì và \(x_n→ +∞\) khi \(n \to + \infty \) hay \(\lim {x_n} = + \infty \)
\( \Rightarrow \lim \dfrac{1}{{x_n^2}} = 0\)
Ta có \(\lim f(x_n) = \lim \dfrac{2-5x^{2}_{n}}{x^{2}_{n}+3}\) \(= \lim \dfrac{{x_n^2\left( {\dfrac{2}{{x_n^2}} - 5} \right)}}{{x_n^2\left( {1 + \dfrac{3}{{x_n^2}}} \right)}}\) \(= \lim \dfrac{\dfrac{2}{x^{2}_{n}}-5}{1+\dfrac{3}{x^{2}_{n}}} \) \( = \dfrac{{\lim \dfrac{2}{{x_n^2}} - 5}}{{1 + \lim \dfrac{3}{{x_n^2}}}} = \dfrac{{0 - 5}}{{1 + 0}}\) \(= -5\)
Vậy \(\underset{x\rightarrow +\infty }{\lim}\) \(\dfrac{2-5x^{2}}{x^{2}+3} = -5\).
2. Giải bài 2 trang 132 SGK Đại số & Giải tích 11
Cho hàm số \(f(x) =\left\{\begin{matrix} \sqrt{x}+1&nếu &x\geq 0 \\ 2x&nếu& x <0 \end{matrix}\right.\)
và các dãy số \((u_n)\) với \(u_n =\frac{1}{n}\), \((v_n)\) với \(v_n = -\frac{1}{n}\)
Tính \(lim u_n, lim v_n, lim f (u_n)\)và \(lim (v_n).\)
Từ đó có kết luận gì về giới hạn của hàm số đã cho khi x → 0?
Phương pháp giải
- Sử dụng giới hạn cơ bản \(\lim \dfrac{1}{{{n^k}}} = 0\) với \(k\in N^*\)
- Thay \(u_n,v_n\) vào \(f(x)\) và tính giới hạn.
Hướng dẫn giải
\(\begin{array}{l}
\lim {u_n} = \lim \dfrac{1}{n} = 0\\
\lim {v_n} = \lim \left( { - \dfrac{1}{n}} \right) = 0\\
{u_n} = \dfrac{1}{n} > 0 \Rightarrow f\left( {{u_n}} \right) = \sqrt {\dfrac{1}{n}} + 1\\ \Rightarrow \lim f\left( {{u_n}} \right) = \lim \left( {\sqrt {\dfrac{1}{n}} + 1} \right) = 1\\
{v_n} = - \dfrac{1}{n} < 0 \Rightarrow f\left( {{v_n}} \right) = - \dfrac{2}{n}\\ \Rightarrow \lim f\left( {{v_n}} \right) = \lim \left( { - \dfrac{2}{n}} \right)= 0
\end{array}\)
Do \(\lim f\left( {{u_n}} \right) = 1\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) = 1\).
\(\lim f\left( {{v_n}} \right) = 0\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right) = 0\).
Do đó \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ - }} f\left( x \right)\) nên không tồn tại giới hạn của hàm số tại \(x = 0\).
Vậy hàm số đã cho không có giới hạn khi \(x \to 0\).
3. Giải bài 3 trang 132 SGK Đại số & Giải tích 11
Tính các giới hạn sau:
a) \(\underset{x\rightarrow -3}{lim} \frac{x^{2 }-1}{x+1}\)
b) \(\underset{x\rightarrow -2}{lim}\frac{4-x^{2}}{x + 2}\)
c) \(\underset{x\rightarrow 6}{lim} \frac{\sqrt{x + 3}-3}{x-6}\)
d) \(\underset{x\rightarrow +\infty }{lim} \frac{2x-6}{4-x}\)
e) \(\underset{x\rightarrow +\infty }{lim} \frac{17}{x^{2}+1}\)
f) \(\underset{x\rightarrow +\infty }{lim} \frac{-2x^{2}+x -1}{3 +x}\)
Phương pháp giải
Nếu hàm số \(y=f(x)\) xác định tại \(x=x_0\) thì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = f\left( {{x_0}} \right)\).
Nếu giới hạn hàm số có dạng vô định, tìm cách khử dạng vô định.
Hướng dẫn giải
a) \(\underset{x\rightarrow -3}{\lim}\) \(\dfrac{x^{2 }-1}{x+1}\) \( = \dfrac{{\mathop {\lim }\limits_{x \to - 3} \left( {{x^2} - 1} \right)}}{{\mathop {\lim }\limits_{x \to - 3} \left( {x + 1} \right)}} \) \(= \dfrac{{\mathop {\lim }\limits_{x \to - 3} {x^2} - \mathop {\lim }\limits_{x \to - 3} 1}}{{\mathop {\lim }\limits_{x \to - 3} x + \mathop {\lim }\limits_{x \to - 3} 1}}\) = \(\dfrac{(-3)^{2}-1}{-3 +1} = -4\).
b) \(\underset{x\rightarrow -2}{\lim}\) \(\dfrac{4-x^{2}}{x + 2}\) = \(\underset{x\rightarrow -2}{\lim}\) \(\dfrac{ (2-x)(2+x)}{x + 2}\) = \(\underset{x\rightarrow -2}{\lim} (2-x) =2-(-2)= 4\)
c) \(\underset{x\rightarrow 6}{\lim}\) \(\dfrac{\sqrt{x + 3}-3}{x-6}\) = \(\underset{x\rightarrow 6}{\lim}\dfrac{(\sqrt{x + 3}-3)(\sqrt{x + 3}+3 )}{(x-6) (\sqrt{x + 3}+3 )}\)
= \(\underset{x\rightarrow 6}{\lim}\) \(\dfrac{x +3-9}{(x-6) (\sqrt{x + 3}+3 )}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 6} \dfrac{{x - 6}}{{\left( {x - 6} \right)\left( {\sqrt {x + 3} + 3} \right)}} \) \(= \mathop {\lim }\limits_{x \to 6} \dfrac{1}{{\sqrt {x + 3} + 3}} \) \(= \dfrac{1}{{\mathop {\lim }\limits_{x \to 6} \left( {\sqrt {x + 3} + 3} \right)}} \) \(= \dfrac{1}{{\mathop {\lim }\limits_{x \to 6} \left( {\sqrt {x + 3} } \right) + 3}} \) \(= \dfrac{1}{{\sqrt {6 + 3} + 3}}\)= \(\dfrac{1}{6}\).
d) \(\underset{x\rightarrow +\infty }{\lim}\) \(\dfrac{2x-6}{4-x}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{x\left( {2 - \dfrac{6}{x}} \right)}}{{x\left( {\dfrac{4}{x} - 1} \right)}} \) \(= \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{2 - \dfrac{6}{x}}}{{\dfrac{4}{x} - 1}} \) \(= \dfrac{{2 - \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{6}{x}}}{{\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{4}{x} - 1}} \) \(= \dfrac{{2 - 0}}{{0 - 1}}\) \( = -2\)
e) \(\underset{x\rightarrow +\infty }{\lim}\) \(\dfrac{17}{x^{2}+1} = 0\) vì:
\(\underset{x\rightarrow +\infty }{\lim}\) \((x^2+ 1) =\) \(\underset{x\rightarrow +\infty }{\lim} x^2( 1 + \dfrac{1}{x^{2}}) = +∞\)
f) \(\underset{x\rightarrow +\infty }{\lim}\) \(\dfrac{-2x^{2}+x -1}{3 +x}\) \(= \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{{x^2}\left( { - 2 + \dfrac{1}{x} - \dfrac{1}{{{x^2}}}} \right)}}{{{x^2}\left( {\dfrac{3}{{{x^2}}} + \dfrac{1}{x}} \right)}}\) \(=\underset{x\rightarrow +\infty }{\lim}\dfrac{-2+\dfrac{1}{x} -\dfrac{1}{x^{2}}}{\dfrac{3}{x^{2}} +\dfrac{1}{x}} \)
Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {\dfrac{3}{{{x^2}}} + \dfrac{1}{x}} \right) = 0\); \({\dfrac{3}{{{x^2}}} + \dfrac{1}{x}}>0\) khi \(x \to + \infty\)
và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( { - 2 + \dfrac{1}{x} - \dfrac{1}{{{x^2}}}} \right) \) \(= - 2 + \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{1}{x} - \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{1}{{{x^2}}}\) \( = - 2 + 0 - 0 = - 2 < 0\)
Vậy \(\underset{x\rightarrow +\infty }{\lim}\) \(\dfrac{-2x^{2}+x -1}{3 +x}\)\(=\underset{x\rightarrow +\infty }{\lim}\dfrac{-2+\dfrac{1}{x} -\dfrac{1}{x^{2}}}{\dfrac{3}{x^{2}} +\dfrac{1}{x}} \) \(=-\infty \)
4. Giải bài 4 trang 132 SGK Đại số & Giải tích 11
Tính các giới hạn sau:
a) \(\underset{x\rightarrow 2}{lim}\frac{3x -5}{(x-2)^{2}}\)
b) \(\underset{x\rightarrow 1^{-}}{lim}\frac{2x -7}{x-1}\)
c) \(\underset{x\rightarrow 1^{+}}{lim}\frac{2x -7}{x-1}\)
Phương pháp giải
Sử dụng quy tắc tìm giới hạn của thương \(\frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}\)
Hướng dẫn giải
a) Ta có \(\underset{x\rightarrow 2}{\lim} (x - 2)^2= 0\) và \((x - 2)^2> 0\) với \(∀x ≠ 2\) và \(\underset{x\rightarrow 2}{\lim} (3x - 5) = 3.2 - 5 = 1 > 0\).
Do đó \(\underset{x\rightarrow 2}{\lim}\) \(\dfrac{3x -5}{(x-2)^{2}} = +∞\).
b) Ta có \(\underset{x\rightarrow 1^{-}}{\lim} (x - 1)=0\) và \(x - 1 < 0\) với \(∀x < 1\) và \(\underset{x\rightarrow 1^{-}}{\lim} (2x - 7) = 2.1 - 7 = -5 <0\).
Do đó \(\underset{x\rightarrow 1^{-}}{\lim}\dfrac{2x -7}{x-1} = +∞\).
c) Ta có \(\underset{x\rightarrow 1^{+}}{\lim} (x - 1) = 0\) và \(x - 1 > 0\) với \(∀x > 1\) và \(\underset{x\rightarrow 1^{+}}{\lim} (2x - 7) = 2.1 - 7 = -5 < 0\).
Do đó \(\underset{x\rightarrow 1^{+}}{lim}\) \(\dfrac{2x -7}{x-1}= -∞\).
5. Giải bài 5 trang 133 SGK Đại số & Giải tích 11
Cho hàm số \(f(x) =\frac{x+2}{x^{2}-9}\) có đồ thị như hình dưới đây:
a) Quan sát đồ thị và nêu nhận xét về giá trị hàm số đã cho khi \(x \rightarrow -\infty\)
\(x \rightarrow 3^-\) và \(x \rightarrow 3^+\)
b) Kiểm tra các nhận xét trên bằng cách tính các giới hạn sau:
\(\underset{x\rightarrow -\infty }{lim} f(x)\) với f(x) được xét trên khoảng (-3; -3)
\(\underset{x\rightarrow 3^{-}}{lim}f(x)\) với f(x) được xét trên khoảng (-3,3)
\(\underset{x\rightarrow -3^{+}}{lim}f(x)\) với f(x) được xét trên khoảng (-3; 3)
Phương pháp giải
a) Quan sát đồ thị hàm số.
b) Tính các giới hạn, sử dụng quy tắc tính giới hạn được học và kết luận.
Hướng dẫn giải
a) Nhìn vào đồ thị ta có:
Khi \(x\rightarrow -\infty\) thì \(f(x)\rightarrow 0.\)
Khi \(x\rightarrow 3\) thì \(f(x)\rightarrow -\infty .\)
Khi \(x \rightarrow - 3^+\) thì \(f(x) \rightarrow +\infty .\)
b) \(\lim_{x\rightarrow -\infty }f(x)=\lim_{x\rightarrow -\infty }\frac{x+2}{x^2-9} =\lim_{x\rightarrow -\infty }\frac{\frac{1}{x}+\frac{2}{x^2}}{1-\frac{9}{x^2}}=0\)
\(\lim_{x\rightarrow -3^+ }f(x)=\lim_{x\rightarrow -3^+ }\frac{x+2}{x^2-9}=+\infty\)
\(\lim_{x\rightarrow 3^- }f(x)=\lim_{x\rightarrow 3^- } \frac{x+2}{x^2-9}=-\infty\)
6. Giải bài 6 trang 133 SGK Đại số & Giải tích 11
Tính:
a) \(\lim_{+\infty } (x^4 - x^2 + x - 1)\)
b) \(\lim_{-\infty } (-2x^3 + 3x^2 -5 )\)
c) \(\lim_{-\infty } \sqrt{x^2-2x+5}\)
d) \(\lim_{+\infty } \frac{\sqrt{x^2+1}+x}{5-2x}\)
Phương pháp giải
Sử dụng quy tắc tìm giới hạn của tích \(f(x).g(x)\).
Hướng dẫn giải
a) \(\lim_{x\rightarrow +\infty } (x^4 - x^2 + x - 1)\)
\(=\lim_{x\rightarrow +\infty } x^4(1-\frac{1}{x^2}+\frac{1}{x^3}-\frac{1}{x^4})=+\infty\)
b) \(\lim_{x\rightarrow -\infty } (-2x^3 + 3x^2 -5 )= \lim_{x\rightarrow -\infty } (-x^3)\left ( 2-\frac{3}{x}+\frac{5}{x^3} \right )=+\infty\)
c) \(\lim_{x\rightarrow -\infty }\sqrt{x^2-2x+5}= \lim_{x\rightarrow -\infty } \left | x \right |\sqrt{1-\frac{2}{x}+\frac{5}{x^2}}\)
\(\lim_{x\rightarrow -\infty }\sqrt{x^2-2x+5}=\lim_{x\rightarrow -\infty }(-x) \left ( \sqrt{1-\frac{2}{x}+\frac{5}{x^2}} \right )=+\infty\)
d) \(\lim_{x\rightarrow +\infty } \frac{\sqrt{x^2+1}+x}{5-2x}= \lim_{x\rightarrow +\infty } \frac{\sqrt{1+\frac{1}{x^2}}+1}{\frac{5}{x}-2}=-1\)
7. Giải bài 7 trang 133 SGK Đại số & Giải tích 11
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự là f. Gọi d và d' lần lượt là khoảng cách từ một vật thật AB và từ ảnh A'B' của nó tới quang tâm O của thấu kính. Công thức thấu kính là \(\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}=\frac{1}{f}\)
a) Tìm biểu thức xác định hàm số d' = f(d)
b) Tìm \(\underset{d\rightarrow f^{+} }{lim}φ(d)\), \(\underset{d\rightarrow f^{-} }{lim}φ(d)\) và \(\underset{d\rightarrow +\infty }{lim}φ(d)\). Giải thích ý nghĩa của các kết quả tìm được
Phương pháp giải
a) Sử dụng công thức \(\dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} = \dfrac{1}{f}\).
b) Sử dụng quy tắc tìm giới hạn của thương.
Hướng dẫn giải
a) Theo công thức thấu kính, ta có:
\(\frac{1}{d'}=\frac{1}{f}-\frac{1}{d}\Leftrightarrow \frac{1}{d'}=\frac{d-f}{f.d}\Rightarrow d'=\frac{f.d}{d-f}\)
Vậy hàm số cần tìm là \(d'=\varphi (d)=\frac{f.d}{d-f}.\)
b) \(\lim_{d\rightarrow f^-}\varphi (d)=\lim_{d\rightarrow f^-} \frac{f.d}{d-f}=+\infty\)
\(\lim_{d\rightarrow 1^-}\varphi (d)=\lim_{d\rightarrow 1^-} \frac{f.d}{d-f}=-\infty\)
\(\lim_{d\rightarrow +\infty }\varphi (d)=\lim_{d\rightarrow +\infty} \frac{f.d}{d-f}=f.\)