Giải bài tập SGK Toán 11 Ôn tập chương 5: Đạo Hàm
Phần hướng dẫn giải bài tập SGK bài Ôn tập chương 5 sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập về Đạo hàm từ SGK Đại số và Giải tích 11 Cơ bản & Nâng cao
Mục lục nội dung
1.1. Giải bài 1 trang 176 SGK ĐS & GT 11
1.2. Giải bài 2 trang 176 SGK ĐS & GT 11
1.3. Giải bài 3 trang 176 SGK ĐS & GT 11
1.4. Giải bài 4 trang 176 SGK ĐS & GT 11
1.5. Giải bài 5 trang 176 SGK ĐS & GT 11
1.6. Giải bài 6 trang 176 SGK ĐS & GT 11
1.7. Giải bài 7 trang 176 SGK ĐS & GT 11
1.8. Giải bài 8 trang 177 SGK ĐS & GT 11
1.9. Giải bài 9 trang 177 SGK ĐS & GT 11
2.1. Giải bài 10 trang 177 SGK ĐS & GT 11
2.2. Giải bài 11 trang 177 SGK ĐS & GT 11
1. Bài tập tự luận
1.1. Giải bài 1 trang 176 SGK ĐS & GT 11
Tìm đạo hàm của các hàm số sau:
a) \(y=\frac{x^3}{3}-\frac{x^2}{2}+x-5\)
b) \(y=\frac{2}{x}-\frac{4}{x^2}+\frac{5}{x^3}-\frac{6}{7x^4}\)
c) \(y=\frac{3x^2-6x+7}{4x}\)
d) \(y=\left ( \frac{2}{x}+3x \right )(\sqrt{x}-1)\)
e) \(y=\frac{1+\sqrt{x}}{1-\sqrt{x}}\)
f) \(y=\frac{-x^2+7x+5}{x^2-3x}\)
Phương pháp giải
Sử dụng bảng đạo hàm cơ bản và các quy tắc tính đạo hàm của tích, thương.
Hướng dẫn giải
Câu a
\(\begin{array}{l}
y' = \left( {\dfrac{{{x^3}}}{3}} \right)' - \left( {\dfrac{{{x^2}}}{2}} \right)' + \left( x \right)' - \left( 5 \right)'\\
= \dfrac{{3{x^2}}}{3} - \dfrac{{2x}}{2} + 1\\
= {x^2} - x + 1
\end{array}\)
Câu b
\(\begin{array}{l}
y' = \left( {\dfrac{2}{x}} \right)' - \left( {\dfrac{4}{{{x^2}}}} \right)' + \left( {\dfrac{5}{{{x^3}}}} \right)' - \left( {\dfrac{6}{{7{x^4}}}} \right)\\ = - \dfrac{2}{{{x^2}}} - \dfrac{{ - 4.\left( {{x^2}} \right)'}}{{{x^4}}} + \dfrac{{ - 5\left( {{x^3}} \right)'}}{{{x^6}}} - \dfrac{{ - 6\left( {{x^4}} \right)'}}{{7{x^8}}}\\ =- \dfrac{2}{{{x^2}}} + \dfrac{{4.2x}}{{{x^4}}} - \dfrac{{5.3{x^2}}}{{{x^6}}} + \dfrac{{6.4{x^3}}}{{7{x^8}}}\\
= - \dfrac{2}{{{x^2}}} + \dfrac{8}{{{x^3}}} - \dfrac{{15}}{{{x^4}}} + \dfrac{{24}}{{7{x^5}}}\\
\end{array}\)
Câu c
\(\begin{array}{l}
y' = \dfrac{{\left( {3{x^2} - 6x + 7} \right)'.4x - \left( {3{x^2} - 6x + 7} \right).\left( {4x} \right)'}}{{{{\left( {4x} \right)}^2}}}\\= \dfrac{{\left( {6x - 6} \right).4x - 4\left( {3{x^2} - 6x + 7} \right)}}{{16{x^2}}}\\
= \dfrac{{24{x^2} - 24x - 12{x^2} + 24x - 28}}{{16{x^2}}}\\
= \dfrac{{12{x^2} - 28}}{{16{x^2}}} = \dfrac{{3{x^2} - 7}}{{4{x^2}}}\\
\end{array}\)
Câu d
\(\begin{array}{l}
y' = \left( {\dfrac{2}{x} + 3x} \right)'\left( {\sqrt x - 1} \right) + \left( {\dfrac{2}{x} + 3x} \right)\left( {\sqrt x - 1} \right)'\\= \left( { - \dfrac{2}{{{x^2}}} + 3} \right)\left( {\sqrt x - 1} \right) + \left( {\dfrac{2}{x} + 3x} \right).\dfrac{1}{{2\sqrt x }}\\
= \dfrac{{ - 2}}{{x\sqrt x }} + \dfrac{2}{{{x^2}}} + 3\sqrt x - 3 + \dfrac{1}{{x\sqrt x }} + \dfrac{3}{2}\sqrt x \\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{ - 1}}{{x\sqrt x }} + \dfrac{2}{{{x^2}}} + \dfrac{{9\sqrt x }}{2} - 3\\
\end{array}\)
Câu e
\(\begin{array}{l}
y' = \dfrac{{\left( {1 + \sqrt x } \right)'\left( {1 - \sqrt x } \right) - \left( {1 + \sqrt x } \right)\left( {1 - \sqrt x } \right)'}}{{{{\left( {1 - \sqrt x } \right)}^2}}}\\ =\dfrac{{\dfrac{1}{{2\sqrt x }}\left( {1 - \sqrt x } \right) + \dfrac{1}{{2\sqrt x }}\left( {1 + \sqrt x } \right)}}{{{{\left( {1 - \sqrt x } \right)}^2}}}\\
= \dfrac{1}{{\sqrt x {{\left( {1 - \sqrt x } \right)}^2}}}\\
\end{array}\)
Câu f
\(\begin{array}{l}
y' = \dfrac{{\left( { - {x^2} + 7x + 5} \right)'\left( {{x^2} - 3x} \right) - \left( { - {x^2} + 7x + 5} \right)\left( {{x^2} - 3x} \right)'}}{{{{\left( {{x^2} - 3x} \right)}^2}}}\\= \dfrac{{\left( { - 2x + 7} \right)\left( {{x^2} - 3x} \right) - \left( {2x - 3} \right)\left( { - {x^2} + 7x + 5} \right)}}{{{{\left( {{x^2} - 3x} \right)}^2}}}\\
= \dfrac{{ - 2{x^3} + 13{x^2} - 21x + 2{x^3} - 17{x^2} + 11x + 15}}{{{{\left( {{x^2} - 3x} \right)}^2}}}\\
= \dfrac{{ - 4{x^2} - 10x + 15}}{{{{\left( {{x^2} - 3x} \right)}^2}}}
\end{array}\)
1.2. Giải bài 2 trang 176 SGK ĐS & GT 11
Tính đạo hàm của các hàm số sau
a) \(y=2\sqrt{x} .sinx-\frac{cosx}{x}\)
b) \(y= \frac{3cosx}{2x+1}\)
c) \(y= \frac{t^2+2cost}{sin t}\)
d) \(y=\frac{2cos\varphi -sin\varphi }{3sin\varphi +cos\varphi }\)
e) \(y=\frac{tanx}{sinx+2}\)
f) \(y=\frac{cotx}{2\sqrt{x}-1}\)
Phương pháp giải
Sử dụng bảng đạo hàm cơ bản và các quy tắc tính đạo hàm của tích, thương.
Hướng dẫn giải
Câu a
\(y'=(2\sqrt{x} .sinx)'-\left (\frac{cosx}{x} \right )'\)
\(=(2\sqrt{x})' .sinx+2\sqrt{x} .(sinx)'-\frac{(cosx)'.x-cosx .x'}{x^2}\)
\(=\frac{1}{\sqrt{x}}.sinx+2\sqrt{x}cosx-\frac{-sinx.x-cosx}{x^2}\)
\(=\frac{x\sqrt{x}.sinx+2x^2\sqrt{x}.cosx+xsinx+cosx}{x^2}\)
\(=\frac{(x\sqrt{x}+x)sinx+(1+2x^2\sqrt{x}).cosx}{x^2}\)
Câu b
Ta có:
\(y'=\frac{(3cosx)'.(2x+1)-3cosx(2x+1)'}{(2x+1)^2}\)
\(=\frac{-3(2x+1).sinx-6cosx}{(2x+1)^2}\)
Câu c
\(y'=\frac{(t^2+2cost)'.sint-(t^2+2cost).(sint)'}{(sint)'}\)
\(=\frac{(2t-2sin t).sin t -(t^2+2cost).cost}{cost}\)
\(=\frac{2t sin t-t^2cost -2}{cost}.\)
Câu d
Ta có: \(y'=\frac{(2cos\varphi -sin\varphi )'.(3sin\varphi +cos\varphi )-(2cos\varphi -sin\varphi ).(3sin\varphi +cos\varphi )'}{(3sin\varphi +cos\varphi )^2}\)
\(=\frac{(-2sin\varphi -cos\varphi )(3sin\varphi +cos\varphi )-(2cos\varphi -sin\varphi )(3cos\varphi -sin\varphi )}{(3sin\varphi +cos\varphi )^2}\)
\(=\frac{-7}{(3sin\varphi +cos\varphi )^2}.\)
Câu e
Ta có: \(y'=\frac{(tanx)'.(sinx+2)-tanx.(sinx+2)'}{(sinx+2)^2}\)
\(=\frac{\frac{1}{cos^2x}.(sinx+2)-tanx.cosx}{(sinx+2)^2}\)
\(=\frac{\frac{1}{cos^2x}.(sinx+2)-sinx}{(sinx+2)^2}\)
\(=\frac{2+sin^3x}{cos^2x(sinx+2)^2}\)
Câu f
Ta có: \(y'=\frac{(cotx)'.(2\sqrt{x}-1)-cotx.(2\sqrt{x}-1)'}{(2\sqrt{x}-1)^2}\)
\(=\frac{\frac{-1}{sin^2x}.(2\sqrt{x}-1)-cotx.(2\sqrt{x}-1)'}{(2\sqrt{x}-1)^2}\)
\(=\frac{(1-2\sqrt{x})(1+cot^2x)-\frac{cotx}{\sqrt{x}}}{(2\sqrt{x}-1)^2}.\)
1.3. Giải bài 3 trang 176 SGK ĐS & GT 11
Cho hàm số: \(f(x)=\sqrt{1+x}\). Tính \(f(3)+(x-3).f'(3)\)
Phương pháp giải
Tính \(f'(x)\) theo công thức đạo hàm hàm số căn \(\left( {\sqrt u } \right)' = \dfrac{{u'}}{{2\sqrt u }}\)
Hướng dẫn giải
Ta có:
\(\eqalign{
& f(3) = \sqrt {1 + 3} = 2 \cr & f'(x) = \dfrac{{\left( {1 + x} \right)'}}{{2\sqrt {1 + x} }}= {1 \over {2\sqrt {1 + x} }}\cr & \Rightarrow f'(3) = {1 \over {2\sqrt {1 + 3} }} = {1 \over 4} \cr} \)
Suy ra: \(f(3) + (x - 3)f'(3) = 2 + {{x - 3} \over 4} = {{5 + x} \over 4}\).
1.4. Giải bài 4 trang 176 SGK ĐS & GT 11
Cho hàm số \(f(x)=tan x\) và \(g(x)=\frac{1}{1-x}\). Tính \(\frac{f'(0)}{g'(0)}\)
Phương pháp giải
Tính \(f'(0)\) và \(g'(0)\) sau đó thực hiện phép chia.
Hướng dẫn giải
Ta có:
\(\eqalign{
& f'(x) = {1 \over {{{\cos }^2}x}} \Rightarrow f'(0) = {1 \over {{{\cos }^2}0}} = 1 \cr
& g'(0) = - {{(1 - x)'} \over {{{(1 - x)}^2}}} = {1 \over {{{(1 - x)}^2}}}\cr& \Rightarrow g'(0) = {1 \over {{{(1 - 0)}^2}}} = 1 \cr
& \Rightarrow {{f'(0)} \over {g'(0)}} = 1 \cr}\)
1.5. Giải bài 5 trang 176 SGK ĐS & GT 11
Giải phương trình f'(x) = 0, biết rằng:
\(f(x)=3x+\frac{60}{x}-\frac{64}{x^3}+5\)
Phương pháp giải
Tính đạo hàm của hàm số \(f(x)\) và giải phương trình \(f'(x)=0\).
Hướng dẫn giải
Ta có:
\(\eqalign{
& f'(x) = \left( {3x} \right)' + \left( {\frac{{60}}{x}} \right)' - \left( {\frac{{64}}{{{x^3}}}} \right)' + \left( 5 \right)' \cr&= 3 + \frac{{ - 60.1}}{{{x^2}}} - \frac{{ - 64\left( {{x^3}} \right)'}}{{{x^6}}} \cr&= 3 - \frac{{60}}{{{x^2}}} + \frac{{64.3{x^2}}}{{{x^6}}} \cr&= 3 - {{60} \over {{x^2}}} + {{192} \over {{x^4}}} \cr&= {{3{x^4} - 60{x^2} + 192} \over {{x^4}}} \cr} \)
Vậy:
\(\eqalign{
& f'(x) = 0 \Leftrightarrow 3{x^4} - 60{x^2} + 192 = 0(x \ne 0) \cr
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
{x^2} = 16 \hfill \cr
{x^2} = 4 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = \pm 4 \hfill \cr
x = \pm 2 \hfill \cr} \right.\text{ thỏa mãn } \cr}\)
1.6. Giải bài 6 trang 176 SGK ĐS & GT 11
Cho \(f_1(x)=\frac{cosx}{x}, f_2(x)=xsinx.\) Tính \(\frac{f_1(1)}{f_2(1)}\)
Phương pháp giải
Tính \(f_1'\left( 1 \right);\,\,f_2'\left( 1 \right)\) sau đó tính thương.
Hướng dẫn giải
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{f_1}'\left( x \right) = \dfrac{{\left( {\cos x} \right)'.x - x'\cos x}}{{{x^2}}}\\= \dfrac{{ - x\sin x - \cos x}}{{{x^2}}}\\
\Rightarrow {f_1}'\left( 1 \right) = \dfrac{{ - 1.\sin 1 - \cos 1}}{1} \\= - \sin 1 - \cos 1\\
{f_2}'\left( x \right) = x'\sin x + x\left( {\sin x} \right)'\\= \sin x + x\cos x\\
\Rightarrow {f_2}'\left( 1 \right) = \sin 1 + \cos 1\\
\Rightarrow \dfrac{{{f_1}'\left( 1 \right)}}{{{f_2}'\left( 1 \right)}} = \dfrac{{ - \sin 1 - \cos 1}}{{\sin 1 + \cos 1}} \\ = \dfrac{{ - \left( {\sin 1 + \cos 1} \right)}}{{\sin 1 + \cos 1}}= - 1
\end{array}\)
1.7. Giải bài 7 trang 176 SGK ĐS & GT 11
Viết phương trình tiếp tuyến:
a) Của hypebol \(y=\frac{x+1}{x-1}\) tại điểm A(2;3)
b) Của đường cong \(y=x^3+4x^2-1\) tại điểm có hoành độ \(x_0=-1\)
c) Của Parabol \(y=x^2-4x+4\) tại điểm có tung độ \(y_0=1\)
Phương pháp giải
Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) tại điểm có hoành độ \(x_0\) là: \(y = f'\left( {{x_0}} \right)\left( {x - {x_0}} \right) + f\left( {{x_0}} \right)\).
Hướng dẫn giải
Câu a
Ta có: \(y' = f'(x) = {{ - 2} \over {{{(x - 1)}^2}}} \Rightarrow f'(2) = {{ - 2} \over {{{(2 - 1)}^2}}} = - 2\)
Suy ra phương trình tiếp tuyến cần tìm là:
\(y = - 2\left( {x - 2} \right) + 3 = - 2x + 7\)
Câu b
Ta có: \(y’ = f’(x) = 3x^2+ 8x ⇒ f’(-1) = 3 – 8 = -5\)
Mặt khác: \(x_0= -1 ⇒ y_0= -1 + 4 – 1 = 2\)
Vậy phương trình tiếp tuyến cần tìm là:
\(y – 2 = -5 (x + 1) ⇔ y = -5x – 3\)
Câu c
Ta có:
\(y_0= 1 ⇒ 1 = x_0^2- 4x_0+ 4 ⇒ x_0^2– 4x_0+ 3 = 0\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x_0} = 1\\
{x_0} = 3
\end{array} \right.\)
\(f’(x) = 2x – 4 ⇒ f’(1) = -2\) và \(f’(3) = 2\)
Vậy có hai tiếp tuyến cần tìm có phương trình là:
\(y – 1 = -2 (x – 1) ⇔ y = -2x + 3\)
\(y – 1 = 2 (x – 3) ⇔ y = 2x – 5\)
1.8. Giải bài 8 trang 177 SGK ĐS & GT 11
Cho chuyển động thẳng xác định bởi phương trình: \(s=t^3-3t^2-9t\) trong đó t được tính bẳng giây và s được tính bằng mét.
a) Tính vận tốc của chuyển động khi t = 3s
b) Tính gia tốc của chuyển động khi t = 3s
c) Tính gia tốc tại thời điểm vận tốc triệt tiêu
d) Tính vận tốc tại thời điểm gia tốc triệt tiêu
Phương pháp giải
Vận tốc tại thời điểm t: \(v(t)=s'=3t^2-6t-9\).
Gia tốc tại thời điểm t: \(a(t)=\ s''=6t-6.\)
Hướng dẫn giải
Câu a
Khi t = 2s, vận tốc của chuyển động là
\(v(t_0)=s'(2)=3.4-6.2-9=-9 \ m/s.\)
Câu b
Khi t = 3s, gia tốc của chuyển động là
\(a (t_0)=a (3)=s''(3)=6.3-6=12 \ m/s^2.\)
Câu c
Khi vận tốc triệt tiêu thì s' = 0.
\(\Leftrightarrow 3t^2-6t-9=0\Leftrightarrow \bigg \lbrack \begin{matrix} t=-1\\ t=3 \end{matrix}\)
Tại t = 3, gia tốc của chuyển động là:
\(a(t_0)=a (3)=12 \ m/s^2\)
Câu d
Khi gia tốc triệt tiêu thì \(s''=0\)
\(\Leftrightarrow 6t-6=0\Leftrightarrow t=1 .\)
Khi đó vận tốc của chuyển động là:
\(v(t_0)=v(1)'=s'(1)=3.1-6.1-9=-12 m/s.\)
1.9. Giải bài 9 trang 177 SGK ĐS & GT 11
Cho hai hàm số \(y=\frac{1}{x\sqrt{2}}\) và \(y=\frac{x^2}{\sqrt{2}}\)
Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị của mỗi hàm số đã cho tại giao điểm của chúng. Tính góc giữa hai tiếp tuyến kể trên.
Phương pháp giải
Lập phương trình hoành độ giao điểm.
Áp dụng các bước viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C) tại điểm \(M_0(x_0;y_0) \in (C):\)
- Bước 1: Tính \(f'({x_0})\).
- Bước 2: Hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị (C) tại \(M_0\) là \(k=f'(x_0)\)
- Bước 3: Phương trình tiếp tuyến với đồ thị (C) tại điểm \(M_0(x_0;y_0) \in (C)\) là: \(y = f'({x_0}).(x - {x_0}) + {y_0}\)
Hướng dẫn giải
Toạ độ giao điểm của hai hàm số \(y=\frac{1}{x\sqrt{2}}\) và \(y=\frac{x^2}{\sqrt{2}}\) là nghiệm của hệ:
\(\left\{\begin{matrix} y=\frac{1}{x\sqrt{2}} \\ \\ y=\frac{x^2}{\sqrt{2}} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=1\\ y=\frac{1}{\sqrt{2}}. \end{matrix}\right.\)
Ta có với \(y=\frac{1}{x\sqrt{2}}\Rightarrow y'=-\frac{1}{\sqrt{2}x^2}\)
\(\Rightarrow y'(1)=-\frac{1}{\sqrt{2}}\)
⇒ phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y=\frac{1}{x\sqrt{2}}\) tại điểm \((1;\frac{1}{\sqrt{2}})\) là \(y-\frac{1}{\sqrt{2}}=-\frac{1}{\sqrt{2}}(x-1)\)
\(\Leftrightarrow y=-\frac{1}{\sqrt{2}}x+\sqrt{2}.\)
Với \(y=\frac{x^2}{\sqrt{2}}\Rightarrow y'=\sqrt{2}x\)
\(\Rightarrow y'(1)=\sqrt{2}\)
⇒ phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y=\frac{x^2}{\sqrt{2}}\) tại điểm \((1;\frac{1}{\sqrt{2}})\) là: \(y-\frac{1}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}(x-1)\)
\(\Leftrightarrow y=\sqrt{2}x-\frac{1}{\sqrt{2}}\)
Do \(\left ( -\frac{1}{\sqrt{2}} \right ).(\sqrt{2})=-1\)
⇒ góc giữa hai tiếp tuyến \(y=-\frac{1}{\sqrt{2}}x+\sqrt{2}\) và \(y=\sqrt{2}x-\frac{1}{\sqrt{2}}\) là 900
2. Bài tập trắc nghiệm
2.1. Giải bài 10 trang 177 SGK ĐS & GT 11
Với \(g(x)=\frac{x^2-2x+5}{x-1}; g'(2)\) bằng:
(A) 1
(B) -3
(C) -5
(D) 0
Phương pháp giải
Sử dụng bảng đạo hàm cơ bản và quy tắc tính đạo hàm của thương.
Hướng dẫn giải
\(\begin{array}{l}
g'\left( x \right) = \dfrac{{\left( {{x^2} - 2x + 5} \right)'\left( {x - 1} \right) - \left( {{x^2} - 2x + 5} \right)\left( {x - 1} \right)'}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\\= \dfrac{{\left( {2x - 2} \right)\left( {x - 1} \right) - \left( {{x^2} - 2x + 5} \right)}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\\
g'\left( x \right) = \dfrac{{2{x^2} - 4x + 2 - {x^2} + 2x - 5}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\\
g'\left( x \right) = \dfrac{{{x^2} - 2x - 3}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}\\
\Rightarrow g'\left( 2 \right) = \dfrac{{{2^2} - 2.2 - 3}}{{{{\left( {2 - 1} \right)}^2}}} = - 3
\end{array}\)
Chọn đáp án B.
2.2. Giải bài 11 trang 177 SGK ĐS & GT 11
Nếu \(f(x)=sin^3x+x^2\) thì \(f''(\frac{\pi }{2})\) bằng:
(A) 0
(B) 1
(C) -2
(D) 5
Phương pháp giải
Tính đạo hàm cấp hai của hàm số \(f(x)\) sau đó tính \(f''\left( {\dfrac{\pi }{2}} \right)\)
Hướng dẫn giải
Ta có \(f'(x)=3sin^2x.cosx+2x.\)
\(\Rightarrow f''(x)=(3sin^2x.cosx)'+2\)
\(=3(2.sinx.cos^2x-sin^3x)+2\)
\(\Rightarrow f''\left ( -\frac{\pi }{2} \right )=3\left ( 2.sin\left ( -\frac{\pi }{2} \right ) .cos^2\left ( -\frac{\pi }{2} \right )-sin^3\left ( -\frac{\pi }{2} \right ) \right )+2\)
\(=3+2=5.\)
Chọn đáp án D
2.3. Giải bài 12 trang 177 SGK ĐS & GT 11
Giả sử \(h(x)=5(x+1)^3+4(x+1).\)
Tập nghiệm của phương trình h''(x) = 0 là:
(A) \([-1;2]\)
(B) \((-\infty ;0]\)
(C) \(\left \{ -1 \right \}\)
(D) \(\varnothing\)
Phương pháp giải
Tính \(h''(x)\) và giải phương trình \(h''(x)=0\).
Hướng dẫn giải
Ta có:
\(h’(x) = 15 (x + 1)^2+ 4 \)
\(⇒ h’’(x) = 30(x + 1)\)
Vậy \(h’’(x) = 0 ⇔ x + 1 = 0 ⇔ x = -1\)
Chọn đáp án C.
2.4. Giải bài 13 trang 177 SGK ĐS & GT 11
Cho \(f(x)=\frac{x^3}{3}+\frac{x^2}{2}+x.\)
Tập nghiệm của bất phương trình \(f'(x)\leq 0\) là:
(A) \(\varnothing\)
(B) \((0;+\infty )\)
(C) \([-2;2]\)
(D) \((-\infty ;+\infty )\)
Phương pháp giải
Tính \(f'(x)\) và giải bất phương trình \(f'\left( x \right) \le 0\), sử dụng hằng đẳng thức.
Hướng dẫn giải
Ta có:
\(\eqalign{
& f'(x) = {x^2} + x + 1 \cr
& f'(x) = {x^2} + x + 1 \le 0\cr & \Leftrightarrow {(x + {1 \over 2})^2} + {3 \over 4} \le 0\,\,\,(*) \cr} \)
Bất phương trình (*) vô nghiệm vì vế trái dương \(∀ x ∈\mathbb R\).
Chọn đáp án A.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 11 Chương 5 Bài 1: Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm
- doc Giải bài tập SGK Toán 11 Chương 5 Bài 2: Quy tắc tính đạo hàm
- doc Giải bài tập SGK Toán 11 Chương 5 Bài 3: Đạo hàm của hàm số lượng giác
- doc Giải bài tập SGK Toán 11 Chương 5 Bài 4: Vi phân
- doc Giải bài tập SGK Toán 11 Chương 5 Bài 5: Đạo hàm cấp hai