Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 16: Luyện tập: Liên kết hóa học

Mời các em cùng tham khảo nội dung giải bài tập Luyện tập: Liên kết hóa học được eLib sưu tầm và biên soạn bên dưới đây. Đây là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 nhằm phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Hóa học lớp 10.

Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 16: Luyện tập: Liên kết hóa học

1. Giải bài 16.1 trang 37 SBT Hóa học 10

Số oxi hoá của nitơ trong NO2- ,NO3-,NH3 lần lượt là

A. -3, +3, +5         

B. +3, -3, -5

C. +3, +5, -3.           

D. +4, +6, +3.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết hóa trị và số oxi hóa

Hướng dẫn giải

Số oxi hóa của N lần lượt là: +3, +5, -3

⇒ Chọn C

2. Giải bài 16.2 trang 37 SBT Hóa học 10

Số oxi hoá của lưu huỳnh (S) trong H2S, SO2, SO32- ,SO42- lần lượt là

A. 0, +4, +3, +8.     

B. -2, +4, +6, +8.

C. -2, +4, +4, +6.         

D. +2, +4, +8, +10

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết hóa trị và số oxi hóa

Hướng dẫn giải

Số oxi hóa của S lần lượt là: -2, +4, +4, +6

⇒ Chọn C

3. Giải bài 16.3 trang 38 SBT Hóa học 10

Cho các chất và ion: Mn, MnO, MnCl4, MnO4-. Số oxi hoá của Mn trong các chất và ion trên lần lượt là

A. +2 , -2, -4, +8.           

B. 0, +2, +4, +7.

C. 0, -2, -4, -7.           

D. 0, +2, -4, -7

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết hóa trị và số oxi hóa

Hướng dẫn giải

Số oxi hóa của Mn lần lượt là: 0, +2, +4, +7

⇒ Chọn B

4. Giải bài 16.4 trang 38 SBT Hóa học 10

Ion nào sau đây có 32 electron ?

A. SO42−             

B. CO32−

C. NH4   

D. NO3

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết hóa trị và số oxi hóa

Hướng dẫn giải

SO42− : 16 + 8.4 + 2 = 50e 

CO32−: 6 + 8.3 + 2 = 32e

NH4: 7 + 1.4 - 1 = 10e

NO3: 7 + 8.3 + 1 = 32e

⇒ Chọn B

5. Giải bài 16.5 trang 38 SBT Hóa học 10

Ion nào sau đây có tổng số proton bằng 48 ? 

A. NH4+     

B. SO32−

C. SO42−

D. K+

Phương pháp giải

Số p trong ion = tổng số p các nguyên tử 

Hướng dẫn giải

NH4+: 7 + 1.4 = 11p

SO32−: 16 + 8.3 = 40p

SO42−: 16 + 8.4 = 48p

K+: 19p

⇒  Chọn C

6. Giải bài 16.6 trang 38 SBT Hóa học 10

Trong dãy oxit: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Những oxit có liên kết ion là

A. Na2O, SiO2, P2O5

B. Na2O, MgO, Al2O3

C. MgO, Al2O3, P2O5      

D. SO3, Cl2O3, Na2O

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết hóa trị và số oxi hóa

Hướng dẫn giải

oxit có liên kết ion là: Na2O, MgO, Al2O3

⇒ Chọn B

7. Giải bài 16.7 trang 38 SBT Hóa học 10

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của X trong oxit cao nhất là

A.50%.              

B. 27%.       

C. 60%.             

D. 40%.

Phương pháp giải

Hợp chất khí với hidro của X có công thức là H2X → công thức oxit cao nhất là XO3

Ta có: \(\dfrac{X}{{2 + X}} = 0,9412 \Rightarrow X \Rightarrow \% {X_{(X{O_3})}} = \dfrac{X}{{X + 16.3}}\)

Hướng dẫn giải

Hợp chất khí với hidro của X có công thức là H2X ⇒ công thức oxit cao nhất là XO3

Ta có:

 \(\frac{X}{{2 + X}} = 0,9412 \to X = 32(S)\)

⇒ oxit cao nhất: SO3

⇒ \(\% {S_{(S{O_4})}} = \frac{{32}}{{32 + 16.3}}.100\%  = 40\% \)

⇒  Chọn D

8. Giải bài 16.8 trang 38 SBT Hóa học 10

Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có công thức tổng quát là RH4, oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là

A. cacbon.                

B. chì.           

C. thiếc.                   

D. silic

Phương pháp giải

Công thức oxit cao nhất là RO2

Ta có: \(\dfrac{16.2}{{2.16 + R}} = 0,533 \Rightarrow R \)

Hướng dẫn giải

Công thức oxit cao nhất là RO2

Ta có:

\(\frac{{16.2}}{{2.16 + R}} = 0,533\) ⇒ 28

⇒  Silic

⇒ Chọn D

9. Giải bài 16.9 trang 38 SBT Hóa học 10

Số oxi hoá của clo (Cl) trong hợp chất HClO3 là

A. +1.                

B.-2.         

C. +6.            

D.+5.

Phương pháp giải

Gọi x là số oxi hóa của Cl

ta có: 1 + x + 3.(-2) = 0 ⇒ x

Hướng dẫn giải

Gọi x là số oxi hóa của Cl

ta có: 1 + x + 3.(-2) = 0

Số oxi hóa của Cl là x = 0 - [(-2).3 + 1] = +5

⇒ Chọn D

10. Giải bài 16.10 trang 38 SBT Hóa học 10

Hãy tính số oxi hoá của crom (Cr) trong hợp chất K2Cr2O7.

Phương pháp giải

Gọi x là số oxi hoá của Cr. Vì trong một phân tử trung hoà, tổng đại số các số oxi hoá của các nguyên tử bằng không nên ta có :

2.(+1) + 2.X + 7.(-2) = 0

Hướng dẫn giải

Gọi x là số oxi hoá của Cr. Vì trong một phân tử trung hoà, tổng đại số các số oxi hoá của các nguyên tử bằng không nên ta có :

2.(+1) + 2.X + 7.(-2) = 0

2x = +14 - 2 = +12

x = +6

Vậy số oxi hoá của Cr trong K2Cr2Obằng +6.

11. Giải bài 16.11 trang 39 SBT Hóa học 10

Hãy tính số oxi hoá của lưu huỳnh (S) trong hợp chất H2SO4.

Phương pháp giải

Gọi x là số oxi hoá của S, ta có :

2.(+1) + x + 4.(-2) = 0

Hướng dẫn giải

Gọi x là số oxi hoá của S, ta có :

2.(+1) + x + 4.(-2) = 0

x = +8 - 2 = +6

Số oxi hoá của S trong H2SOlà +6.

12. Giải bài 16.12 trang 39 SBT Hóa học 10

Hãy cho biết sự khác nhau về liên kết hoá học trong các tinh thể ion, tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết liên kết hóa học

Hướng dẫn giải

Trong tinh thể ion, liên kết giữa các ion là liên kết ion.

Trong tinh thể nguyên tử, liên kết giữa các nguyên tử là liên kết cộng hoá trị.

Trong tinh thể phân tử, liên kết giữa các phân tử là tương tác yếu, được gọi là tương tác giữa các phân tử.

13. Giải bài 16.13 trang 39 SBT Hóa học 10

Hãy cho biết sự khác nhau về các cấu tử (các hạt tạo nên tinh thể) trong tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết liên kết hóa học. 

Hướng dẫn giải

Trong tinh thể ion, các cấu tử là các ion âm và dương. Trong tinh thể nguyên tử, các cấu tử là các nguyên tử. Trong tinh thể phân tử, các cấu tử là các phân tử.

14. Giải bài 16.14 trang 39 SBT Hóa học 10

Hãy cho biết sự khác nhau về tính chất giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết liên kết hóa học. 

Hướng dẫn giải

Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết cộng hoá trị rất mạnh. Vì vậy, các nguyên tử liên kết với nhau một cách chặt chẽ, do đó tinh thể nguyên tử rất bền, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. Trong tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập và hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy, các tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi. Các tinh thể nguyên tử rất khó hoà tan trong các dung môi khác nhau. Các tinh thể phân tử cấu tạo từ các phân tử không phân cực dễ hoà tan trong các dung môi không phân cực. Các tinh thể phân tử cấu tạo từ các phân tử phân cực dễ hoà tan trong các dung môi phân cực.

15. Giải bài 16.15 trang 39 SBT Hóa học 10

Hãy viết công thức cấu tạo của các phân tử: N2, CH4, NH3, H2O. 

Dựa vào quy tắc biến thiên độ âm điện của các nguyên tố trong một chu kì, hãy cho biết trong các phân tử nói trên, phân tử nào có liên kết không phân cực, phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết liên kết hóa học.

Hướng dẫn giải

N≡N

H - O - H

Các liên kết trong phân tử N2 là các liên kết cộng hoá trị điển hình, không phân cực vì đó là những liên kết giữa hai nguyên tử giống nhau (hiệu độ âm điện bằng không).

Các liên kết trong các phân tử còn lại là các liên kết giữa các nguyên tử trong cùng một chu kì (C, N, O) và nguyên tử H (độ âm điện bằng 2,20). Vì trong cùng một chu kì, độ âm điện tăng dần từ trái sang phải nên so với H, hiệu độ âm điện cũng tăng theo, do đó các liên kết trong phân tử H2O là các liên kết phân cực mạnh nhất.

16. Giải bài 16.16 trang 39 SBT Hóa học 10

Cho dãy oxit sau đây: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Biết rằng độ âm điện của các nguyên tố: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, O Lần lượt bằng: 0,93; 1,31; 1,61; 1,90; 2,19; 2,58; 3,16; 3,44.

Hãy dự đoán trong các oxit đó thì liên kết trong các oxit nào là liên kết ion, liên kết cộng hoá trị có cực, liên kết cộng hoá trị không cực ?

Phương pháp giải

Hiệu độ âm điện > 1,7 → liên kết ion

0,4 < hiệu độ âm điện < 1,7→ liên kết cộng hóa trị phân cực

Hiệu độ âm điện < 0,4 → liên kết cộng hóa trị không phân cực

Hướng dẫn giải

Liên kết trong các oxit đó là liên kết giữa oxi và các nguyên tố thuộc chu kì 3.

Căn cứ vào hiệu độ âm điện, có thể dự đoán liên kết trong các oxit: Na2O, MgO, Al2O3 là liên kết ion, liên kết trong các oxit: SiO2, P2O5, SO3 là các liên kết cộng hoá trị có cực, liên kết trong oxit Cl2O7 là liên kết cộng hoá trị không cực.

17. Giải bài 16.17 trang 39 SBT Hóa học 10

Hãy cho biết số oxi hoá của các kim loại trong các hợp chất sau đây: LiBr, NaCl, KI, MgCl2, CaO, BaF2

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết liên kết hóa học. 

Hướng dẫn giải

\(\mathop {Li}\limits^{ + 1} Br,\,\,\mathop {Na}\limits^{ + 1} Cl,\,\,\mathop K\limits^{ + 1} I,\,\,\mathop {Mg}\limits^{ + 2} C{l_2},\,\,\mathop {Ca}\limits^{ + 2} O,\,\,\mathop {Ba}\limits^{ + 2} {F_2}\)

18. Giải bài 16.18 trang 39 SBT Hóa học 10

a) Hãy cho biết số oxi hoá của O trong các hợp chất: Na2O, CaO, Al2O3, H2O2, F2O

b) Hãy cho biết trong trường hợp nào thì oxi có số oxi hoá bằng -2, bằng -1, bằng +2.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết liên kết hóa học.

Hướng dẫn giải

a) \(N{a_2}\mathop O\limits^{ - 2} ,Ca\mathop O\limits^{ - 2} ,A{l_2}\mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} ,{H_2}\mathop {{O_2}}\limits^{ - 1} ,{F_2}\mathop O\limits^{ + 2} \)

b)    Oxi có số oxi hoá bằng :

-1 trong các peoxit, thí dụ H - O - O - H (\(H_2O_2\)).

+ 2 khi kết hợp với flo (F), vì oxi có độ âm điện (3,44) nhỏ hơn độ âm điện của flo (3,98).

 -2 trong các trường hợp khác.

19. Giải bài 16.19 trang 39 SBT Hóa học 10

Các cation R+,Y2+ và anion X đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Xác định vị trí của R, Y, X trong bảng tuần hoàn.

Phương pháp giải

\({R^ + }:3{s^2}3{p^6} \to R:1{s^2}2{{\rm{s}}^2}2{p^6}3{{\rm{s}}^2}3{p^6}4{{\rm{s}}^1}\)

\({Y^{2 + }}:3{s^2}3{p^6} \to Y:1{s^2}2{{\rm{s}}^2}2{p^6}3{{\rm{s}}^2}3{p^6}4{{\rm{s}}^2}\)

\({X^ - }:3{s^2}3{p^6} \to X:1{s^2}2{{\rm{s}}^2}2{p^6}3{{\rm{s}}^2}3{p^5}\)

Hướng dẫn giải

R+: 3s23p→ R: 1s22s22p63s23p64s1: STT = Z = 19 (K), chu kỳ 4 nhóm IA

Y2+: 3s23p→ Y: 1s22s22p63s23p64s2: STT = Z = 20 (Ca), chu kỳ 4, nhóm IIA

X: 3s23p→ X: 1s22s22p63s23p5: STT = Z = 17 (Cl), chu kỳ 3 nhóm VIIA

20. Giải bài 16.20 trang 39 SBT Hóa học 10

Hợp chất MX có tổng số các hạt trong phân tử là 84. Trong nguyên tử M cũng như X, số hạt proton bằng số hạt nơtron. Tổng số electron trong M2+ nhiều hơn trong  X2- là 8 hạt. Xác định chất MX.

Phương pháp giải

Gọi PM, PX là số proton của M và X

Do số n = số p = số e, ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{gathered}3{P_M} + 3{P_X} = 84 \hfill \\\left( {{P_M} - 2} \right) - \left( {{P_X} + 2} \right) = 8 \hfill \\ \end{gathered}  \right.\)

Hướng dẫn giải

Gọi PM, PX là số proton của M và X

Do số n = số p = số e, ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}
3{P_M} + 3{P_X} = 84\\
\left( {{P_M} - 2} \right) - \left( {{P_X} + 2} \right) = 8
\end{array} \right. \Leftrightarrow {P_M} = 20\left( {Ca} \right);{P_X} = 8\left( O \right) \to \) chất MX là CaO

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM