Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 22: Clo
Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 10 SBT Chương 4 Bài 22 Clo được eLib biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SBT giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 22.1 trang 52 SBT Hóa học 10
2. Giải bài 22.2 trang 52 SBT Hóa học 10
3. Giải bài 22.3 trang 52 SBT Hóa học 10
4. Giải bài 22.4 trang 52 SBT Hóa học 10
5. Giải bài 22.5 trang 52 SBT Hóa học 10
6. Giải bài 22.6 trang 53 SBT Hóa học 10
7. Giải bài 22.7 trang 53 SBT Hóa học 10
8. Giải bài 22.8 trang 53 SBT Hóa học 10
9. Giải bài 22.9 trang 53 SBT Hóa học 10
10. Giải bài 22.10 trang 53 SBT Hóa học 10
11. Giải bài 22.11 trang 53 SBT Hóa học 10
12. Giải bài 22.12 trang 54 SBT Hóa học 10
13. Giải bài 22.13 trang 54 SBT Hóa học 10
1. Giải bài 22.1 trang 52 SBT Hóa học 10
PTHH nào sau đây biểu diễn đúng phản ứng của dây sắt nóng đỏ cháy trong khí Cl2
A. Fe + Cl2 → FeCl2
B. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
C. 3Fe + 4Cl2 → FeCl2 + 2FeCl3
D. Fe + Cl2 → FeCl + Cl
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết về clo
Hướng dẫn giải
Sắt tác dụng với khí clo tạo ra muối sắt (III) clorua.
→ Chọn B
2. Giải bài 22.2 trang 52 SBT Hóa học 10
Lá đồng khi đốt nóng có thể cháy sáng trong khí A. A là khí nào trong số các khí sau?
A. CO
B. Cl2
C. H2
D. N2
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết về clo.
Hướng dẫn giải
Đồng tác dụng với clo khi nung nóng đỏ sinh ra muối đồng(II) clorua
\(Cu + C{l_2}\xrightarrow{{{t^o}}}CuC{l_2}\)
→ Chọn B
3. Giải bài 22.3 trang 52 SBT Hóa học 10
Trong phản ứng: Cl2 + H3O → HCl + HClO phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hoá.
B. Clo chỉ đóng vai trò chất khử.
C. Clo vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử.
D. Nước đóng vai trò chất khử.
Phương pháp giải
Xác định số oxi hóa của clo trước và sau phản ứng
Hướng dẫn giải
Ta có:
\(\begin{gathered} \mathop {Cl}\limits^0 \to \mathop {Cl}\limits^{ + 1} + 1e \hfill \\\end{gathered} \)
\(\mathop {Cl}\limits^0 + 1e \to \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \)
→ clo vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
→ Chọn C
4. Giải bài 22.4 trang 52 SBT Hóa học 10
Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử clo đã
A. nhận thêm 1 electron
B. nhận thêm 1 proton
C. nhường đi 1 electron
D. nhường đi 1 nơtron
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết về clo.
Hướng dẫn giải
Clo có cấu hình e: 1s22s22p63s23p5, để tạo thành anion (ion âm) clo phải nhận thêm 1e trở thành cấu hình e của khí hiếm
→ Chọn A
5. Giải bài 22.5 trang 52 SBT Hóa học 10
Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điểu chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây
A. NaCl
B. HCl
C. KClO3
D. KMnO4
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết về clo.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điểu chế bằng cách oxi hóa HCl.
6. Giải bài 22.6 trang 53 SBT Hóa học 10
Clo không phản ứng với chất nào sau đây
A. NaOH
B. NaCl
C. Ca(OH)2
D. NaBr
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết về clo.
Hướng dẫn giải
A. \(2NaOH + C{l_2}\xrightarrow{{}}NaCl + NaClO + {H_2}O\)
C. \(Ca{\left( {OH} \right)_2} + C{l_2}\xrightarrow{{}}CaOC{l_2} + {H_2}O\)
D. \(2NaBr + C{l_2}\xrightarrow{{}}2NaCl + B{r_2}\)
→ Chọn B
7. Giải bài 22.7 trang 53 SBT Hóa học 10
Khối lượng Cl2 đủ để tác dụng với kim loại nhôm tạo thành 26,7g AlCl3 là
A. 23,1g
B. 21,3g
C. 12,3g
D. 13,2g
Phương pháp giải
Ta có: \({n_{AlC{l_3}}} = \dfrac{{26,7}}{{133,5}} = 0,2mol\)
PTHH: \(2Al + 3C{l_2}\xrightarrow{{}}2AlC{l_3} \)
0,3 mol
Hướng dẫn giải
Ta có: \({n_{AlC{l_3}}} = \dfrac{{26,7}}{{133,5}} = 0,2mol\)
PTHH: \(2Al + 3C{l_2}\xrightarrow{{}}2AlC{l_3} \)
0,3 mol
\( \Rightarrow {m_{C{l_2}}} = 0,3.71 = 21,3g\)
→ Chọn B
8. Giải bài 22.8 trang 53 SBT Hóa học 10
Số mol Cl2 thu được khi cho 0,2 mol KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là
A. 0,3
B. 0,4
C. 0,5
D. 0,6
Phương pháp giải
Tính theo PTHH: \(KCl{O_3} + 6HCl \to KCl + 3C{l_2} + 3{H_2}O\)
Hướng dẫn giải
\(\begin{array}{l}
\,KCl{O_3} + 6HCl \to KCl + 3C{l_2} + 3{H_2}O\,\,\,\,\,\\
Theo\,pt:{n_{C{l_2}}} = \dfrac{{0,2.3}}{{1}} = 0,6\left( {mol} \right);\\
\end{array}\)
→ Chọn D
9. Giải bài 22.9 trang 53 SBT Hóa học 10
Khí Cl2 điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc thường bị lẫn tạp chất là khí HCl. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại tạp chất là tốt nhất
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch AgNO3
C. Dung dịch NaCl
D. Dung dịch KMnO4
Phương pháp giải
Dung dịch dùng để loại tạp chất HCl cần tác dụng với HCl mà không tác dụng hoặc tạo thành khí clo
Hướng dẫn giải
A. Loại vì \(2NaOH + C{l_2}\xrightarrow{{}}NaCl + NaClO + {H_2}O \)
B. Loại vì \(C{l_2} + {H_2}O\overset {} \leftrightarrows HCl + HClO\)
\(AgN{O_3} + HCl\xrightarrow{{}}HN{O_3} + AgCl \downarrow \)
C. Loại vì \(C{l_2} + {H_2}O\overset {} \leftrightarrows HCl + HClO\)
D. Đúng vì \(2KMn{O_4} + 16HCl\xrightarrow{{}}2KCl + 2MnC{l_2} + 5C{l_2} + 8{H_2}O\)
→ Chọn D
10. Giải bài 22.10 trang 53 SBT Hóa học 10
Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm
A. 2NaCl → 2Na + Cl2
B. 2NaCl + 2H2O → H2 + 2NaOH + Cl2
C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
D. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết về clo.
Hướng dẫn giải
Để điều chế clo trong phòng thí nghiệm, ta cho HCl đặc tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh: MnO2, KMnO4, K2Cr2O7,…
→ Chọn C
11. Giải bài 22.11 trang 53 SBT Hóa học 10
Hỗn hợp nào sau đây có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào
A. H2 và O2
B. N2 và O2
C. Cl2 và O2
D. SO2 và O2
Phương pháp giải
Hỗn hợp khí có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào thì chúng phải không tác dụng được với nhau ở mọi điều kiện.
Hướng dẫn giải
A. Loại vì \(2{H_2} + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2{H_2}O\)
B. Loại vì \({N_2} + {O_2}\xrightarrow{{{{3000}^o}C}}2NO\)
D. Loại vì \(2S{O_2} + {O_2}\overset {{V_2}{O_5},{t^o}} \leftrightarrows 2S{O_3}\)
→ Chọn C
12. Giải bài 22.12 trang 54 SBT Hóa học 10
Phản ứng nào xảy ra khi sục khí clo vào dung dịch Na2CO3
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết về clo.
Hướng dẫn giải
+ Khí clo tác dụng với nước tạo ra các axit:
Cl2 + H2O → HCl + HClO
+ Axit mạnh (HCl) tác dụng với muối:
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
13. Giải bài 22.13 trang 54 SBT Hóa học 10
Dẫn khí Cl2 vào
a) Dung dịch KOH ở nhiệt độ thường.
b) Dung dịch KOH đun nóng tới gần 100°C.
Hãy viết PTHH của phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp. Cho biết vai trò của clo trong mỗi phản ứng oxi hoá - khử đó
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết về clo.
Hướng dẫn giải
a) Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O
b) 3KCl + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 4H2O
Trong các phản ứng trên, clo vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử. Đó là các phản ứng tự oxi hoá, tự khử (hay còn gọi là phản ứng tự oxi hoá - khử).
14. Giải bài 22.14 trang 54 SBT Hóa học 10
Nêu nguyên tắc của việc điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm. Viết PTHH của 5 phản ứng minh hoạ.
Phương pháp giải
Xem lại lý thuyết về clo.
Hướng dẫn giải
Cho chất oxi hoá mạnh tác dụng với dung dịch HCl đặc (từng chất oxi hoá mạnh để oxi hoá ion clorua Cl- thành đơn chất clo).
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O
CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
15. Giải bài 22.15 trang 54 SBT Hóa học 10
Cho 2 nguyên tố X và Y thuộc hai chu kì liên tiếp (ZX < ZY) và cùng số thứ tự của nhóm trong bảng tuần hoàn (nhóm A và nhóm B).
- Nguyên tố X tạo thành hợp chất ion với clo ứng với công thức XCl.
- Nguyên tố Y cũng tạo thành hợp chất với clo hợp chất YCl trong đó khối lượng của clo chiếm 24,7%.
Xác định các nguyên tố X và Y.
Phương pháp giải
X thuộc nhóm A tạo với clo công thức XCl → X thuộc nhóm IA, hóa trị I
Ta có: \(\dfrac{{{M_Y}}}{{{M_{Cl}}}} = \dfrac{{75,3}}{{24,7}} \Rightarrow {M_Y} = \dfrac{{35,5.75,3}}{{24,7}}\)
Hướng dẫn giải
X tạo bởi chất ion với clo có công thức là XCl, vậy X là kim loại có hoá trị I.
Y cùng số nhóm với X vậy cũng có hoá trị I, công thức clorua của nó là YCl.
Ta có:
\(\frac{{{M_Y}}}{{{M_{Cl}}}} = \frac{{75,3}}{{24,7}} \to {M_Y} = \frac{{35,5.75,3}}{{24,7}} = 108,2\)
(MY và MCl lần lượt là NTK của nguyên tố Y và nguyên tố clo). Đó là Ag. Nguyên tố X cùng chu kì, cùng số thứ tự nhóm với Ag là kali (K))
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 21: Khái quát về nhóm halogen
- doc Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 23: Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua
- doc Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo
- doc Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 25: Flo - Brom - Iot
- doc Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 26: Luyện tập: Nhóm halogen