Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 17: Phản ứng oxi hóa khử

Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 10 SBT Chương 4 Bài 17 được eLib biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SBT Hóa học 10 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. 

Giải bài tập SBT Hóa 10 Bài 17: Phản ứng oxi hóa khử

1. Giải bài 17.1 trang 40 SBT Hóa học 10

Cho phản ứng oxi hóa - khử sau: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Chọn chất và quá trì tương ứng ở cột II ghép vào chỗ trống ở cột I cho phù hợp

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết phản ứng oxi hóa – khử

Hướng dẫn giải

Chất oxi hóa là chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng → a-4

Chất khử là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng → b-1

Sự oxi hóa là sự nhường e → c-5

Sự khử là sự nhận e → d-6

2. Giải bài 17.2 trang 40 SBT Hóa học 10

Dấu hiệu nào sau đây dùng để nhận biết phản ứng oxi hóa - khử?

A. Tạo ra chất kết tủa

B. Tạo ra chất khí (sủi bọt)

C. Màu sắc của các chất thay đổi

D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết phản ứng oxi hóa – khử

Hướng dẫn giải

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố

→ Chọn D

3. Giải bài 17.3 trang 40 SBT Hóa học 10

Trong phản ứng: Cl+ H2O → HCl + HClO, các nguyên tử Cl

A. bị oxi hoá.

B. bị khử.

C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

D. không bị oxi hoá, không bị khử.

Phương pháp giải

Xác định số oxi hóa của Cl trước và sau phản ứng

Số oxi hóa tăng → Chất khử, bị oxi hóa

Số oxi hóa giảm → Chất oxi hóa, bị khử

Hướng dẫn giải

Ta có:

\({\mathop {Cl_2}\limits^0} + {H_2}O \to H\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + H\mathop {Cl}\limits^{ + 1} O\)

Số oxi hóa của Cl vừa tăng, vừa giảm ⇒ Cl vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

⇒ Chọn C

4. Giải bài 17.4 trang 40 SBT Hóa học 10

Trong phản ứng: 2Na + Cl→ 2NaCl, các nguyên tử Na

A. bị oxi hoá.

B. bị khử.

C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

D. không bị oxi hoá, không bị khử.

Phương pháp giải

Xác định số oxi hóa của Na trước và sau phản ứng

Số oxi hóa tăng → Chất khử, bị oxi hóa

Số oxi hóa giảm → Chất oxi hóa, bị khử

Hướng dẫn giải

Ta có: 

\(2\mathop {Na}\limits^0  + C{l_2}\xrightarrow{{}}2\mathop {Na}\limits^{ + 1} Cl\)

Số oxi hóa của Na tăng → Na bị oxi hóa

→ Chọn A

5. Giải bài 17.5 trang 41 SBT Hóa học 10

Cho phản ứng: M2O+ HNO→ M(NO3)+...Phản ứng trên thuộc loại phản ứng trao đổi khi x có giá trị là

A. x = 1                           

B. x = 2.   

C. x = 1 hoặc x =2           

D. x = 3.

Phương pháp giải

Phản ứng trao đổi không có sự thay đổi số oxi hóa

Hướng dẫn giải

Để phản ứng thuộc phản ứng trao đổi thì số oxi hóa của M không đổi

Số oxi hóa của M sau phản ứng là +3 => x = 3

→ Chọn D

6. Giải bài 17.6 trang 41 SBT Hóa học 10

Cho sơ đồ phản ứng sau: 

H2S + KMnO+ H2SO4(l) → H2O + S + MnSO+ K2SO4

Hệ số của các chất tham gia trong PTHH của phản ứng trên lần lượt là

A. 3, 2, 5.              

B. 5, 2, 3.

C. 2, 2, 5.           

D. 5, 2, 4.

Phương pháp giải

Lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử theo phương pháp thăng bằng electron, ta thực hiện các bước sau đây:

Bước 1 : Ghi số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi:

Bước 2 : Viết quá  trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình:

Bước 3 : Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận.

Hướng dẫn giải

5H2S + 2KMnO+ 3H2SO4(l) → 8H2O + 5S + 2MnSO+ K2SO4

Đáp án B

7. Giải bài 17.7 trang 41 SBT Hóa học 10

Cho dãy các chất và ion: Zn, ZnO, Fe, FeO, S, SO2, SO3, N2, HBr, Cu2+,Br Số chất và ion có cả tính oxi hoá và tính khử là

A. 7  

B. 5   

C. 4    

D. 6

Phương pháp giải

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong từng hợp chất, so sánh với các số oxi hóa có thể có của nguyên tố đó.

Hướng dẫn giải

Zn, Fe, Br: chỉ có tính khử

FeO, S, SO2, HBr, N2: có cả tính khử và oxi hóa

ZnO, SO3, Cu2+: chỉ có tính oxi hóa

⇒ Chọn B

8. Giải bài 17.8 trang 41 SBT Hóa học 10

Cho các phản ứng sau :

(a) 4HCl + PbO→ PbCl+ Cl+ 2H2O

(b) HCl + NH4HCO→ NH4Cl + CO+ H2O

(c) 2HCl + 2HNO→ 2NO+ Cl+ 2H2O

(d) 2HCl + Zn → ZnCl+ H

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A.2     

B. 3.

C. 1.   

D. 4. 

Phương pháp giải

Xác định số oxi hóa của HCl trong các phương trình

HCl thể hiện tính khử khi số oxi hóa tăng

Hướng dẫn giải

\(\left( a \right)4\mathop H\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + Pb{O_2}\xrightarrow{{}}PbC{l_2} + \mathop {C{l_2}}\limits^0  + 2\mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} O\)

\(\left( b \right)\mathop H\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + N{H_4}HC{O_3}\xrightarrow{{}}N{H_4}\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + \mathop {C{O_2}}\limits^{}  + \mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} O\)

\(\left( c \right)2\mathop H\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + 2HN{O_3}\xrightarrow{{}}2N{O_2} + \mathop {C{l_2}}\limits^0  + 2\mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} O\)

\(\left( d \right)2\mathop H\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + Zn\xrightarrow{{}}ZnC{l_2} + \mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} \) 

Phương trình a, c HCl thể hiện tính khử

→ Chọn A

9. Giải bài 17.9 trang 41 SBT Hóa học 10

Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SOloãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là

A. chất xúc tác.          

B. Chất oxi hóa.

C. môi trường.     

D. chất khử.

Phương pháp giải

Viết PTHH, xác định số oxi hóa của NaNO3 trước và sau phản ứng

Hướng dẫn giải

3Cu + 4H2SO+ 2NaNO→ 3CuSO+ Na2SO+ 2NO + 4H2O

Số oxi hóa của N giảm ⇒ NaNO3 là chất oxi hóa

⇒ Chọn B

10. Giải bài 17.10 trang 42 SBT Hóa học 10

Cho các phản ứng:

(1) Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O

(2) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

(3) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

(4) 4KClO3 → KCl + 3KClO4

(5) O→ O2 + O

Phản ứng oxi hoá - khử là

A. 1, 2, 3,4,5.    

B. 1,2,3.

C. 1,2, 3,4.    

D. 1,4.

Phương pháp giải

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong từng phương trình

Hướng dẫn giải

\(Ca{\left( {OH} \right)_2} + \mathop {C{l_2}}\limits^0 \xrightarrow{{}}Ca\mathop {C{l_2}}\limits^{ - 1}  + Ca{(\mathop {Cl}\limits^{ + 1} O)_2} + {H_2}O\)

\(2{H_2}\mathop S\limits^{ - 2}  + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2}\xrightarrow{{}}3\mathop S\limits^0  + 2{H_2}O\)

\(2\mathop N\limits^{ + 4} {O_2} + 2NaOH\xrightarrow{{}}Na\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} + Na\mathop N\limits^{ + 3} {O_2} + {H_2}O\)

\(4K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} {O_3}\xrightarrow{{{t^o}}}K\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + 3K\mathop {Cl}\limits^{ + 7} {O_4}\)

\(\mathop {{O_3}}\limits^0 \xrightarrow{{}}\mathop {{O_2}}\limits^0  + \mathop O\limits^0 \)

→ (1), (2), (3), (4) là phản ứng oxi hóa-khử

→ Chọn C

11. Giải bài 17.11 trang 42 SBT Hóa học 10

Cho dung dịch X chứa KMnOvà H2SO4 (loãng) ần lượt vào các dung dịch: FeCl2, FeSO4, CuSO4, MgSO4, H2S, HCl (đặc)

Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là

A. 6.    

B. 4.

C. 3.    

D. 5

Phương pháp giải

KMnO4 là chất có tính oxi hóa mạnh, xảy ra phản ứng với chất khử mạnh.

Hướng dẫn giải

Các chất có tính khử: FeCl2, FeSO4, H2S, HCl

⇒ Chọn B

12. Giải bài 17.12 trang 42 SBT Hóa học 10

Cho phản ứng:

Na2SO+ KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO+ H2O

Sau khi cân bằng tổng các hệ số của các chất (các số nguyên, tối giản) trong phương trình hoá học trên là

A. 23.    

B. 27.

C. 47    

D.31

Phương pháp giải

Xem lại cách cân bằng phản ứng oxi hóa - khử 

Hướng dẫn giải

5Na2SO+ 2KMnO4 + 6NaHSO4 → 8Na2SO4 + 2MnSO4 + K2SO+ 3H2O

⇒ Tổng các hệ số là: 5 + 2 + 6 + 8 + 2 + 1 + 3 = 27

⇒ Chọn B

13. Giải bài 17.13 trang 42 SBT Hóa học 10

Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế theo phản ứng :

KMnO4 + HCl (đặc) → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

Để điều chế được 1 mol khí clo, số mol KMnO4 và HCl cần dùng lần lượt là

A. 0,2 và 2,4.    

B. 0,2 và 2,8.

C. 0,4 và 3,2.    

D. 0,2 và 4,0.

Phương pháp giải

Cân bằng PTHH trên theo phương pháp thăng bằng electron

Tính toán theo phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải

2KMnO4 + 16HCl (đặc) → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O

 0,4 mol     3,2 mol        ←                  1 mol

→ Chọn C

14. Giải bài 17.14 trang 43 SBT Hóa học 10

Nguyên tử nitơ trong chất nào sau đây có hóa trị và số oxi hóa có cùng trị số?

A. N   

B. NH3

C. NH4Cl    

D. HNO3

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết xác định số oxi hóa, hóa trị 

Hướng dẫn giải

N2: N có hóa trị 3, số oxi hóa 0

NH3: N có hóa trị 3, số oxi hóa -3

NH4Cl: N có hóa trị 4, số oxi hóa -3

HNO3: N có hóa trị 4, số oxi hóa +5

⇒ Chọn B

15. Giải bài 17.15 trang 43 SBT Hóa học 10

Cho các quá trình chuyển đổi sau đây:

a) SO3 → H2SO4

b) H2SO4 → SO2

c) HNO3 → NO2

d) KClO→ KClO4

e) KNO3 → KNO2

g) FeCl2 → FeCl3

Hãy cho biết trong quá trình nào có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra ?

Phương pháp giải

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Hướng dẫn giải

\(a)\,\mathop S\limits^{ + 6} {O_3}\to \,{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4}\): không có phản ứng oxi hóa – khử.

\(b)\,{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4}\,\,\, \to \,\,\,\,\,\mathop S\limits^{ + 4} {O_2}\): có phản ứng oxi hóa – khử.

c) \(H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3}\,\, \to \,\,\,\,\mathop N\limits^{ + 4} {O_2}\) : có phản ứng oxi hóa – khử.

d) \(K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} {O_3}\,\,\,\, \to \,\,\,K\mathop {Cl}\limits^{ + 7} {O_4}\) : có phản ứng oxi hóa – khử.

e) \(K\mathop N\limits^{ + 5} {O_3}\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,K\mathop N\limits^{ + 3} {O_2}\): có phản ứng oxi hóa – khử.

g) \(\mathop {Fe}\limits^{2 + } C{l_2}\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\mathop {Fe}\limits^{ + 3} C{l_3}\): có phản ứng oxi hóa – khử.

16. Giải bài 17.16 trang 43 SBT Hóa học 10

Nêu một số quá trình oxi hoá - khử thường gặp trong đời sống hằng ngày.

Phương pháp giải

Quá trình oxi hóa - khử là quá trình có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Hướng dẫn giải

- Đốt cháy nhiên liệu:

+ Đốt than: C + O2 → CO2

+ Đốt khí tự nhiên: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

+ Đốt gas (bếp gaz, bật lửa gaz): 2C4H10 + 13O2 → 8CO2 + 10H2O

Sự hô hấp, sự quang hợp, sự han gỉ, sự thối rữa, sự nổ,...

17. Giải bài 17.17 trang 43 SBT Hóa học 10

Trong các phản ứng sau, chất nào là chất oxi hoá ? Chất nào là chất khử ?

a) 2Na + S → Na2S

b) Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe

Phương pháp giải

Chất khử là chất nhường (cho) electron

Chất oxi hóa là chất nhận electron

Hướng dẫn giải

a) 2Na     +    S        →       Na2S

Chất khử    chất oxi hóa

b)  Zn      +    FeSO4   →    ZnSO4   +   Fe

  Chất khử   chất oxi hóa

18. Giải bài 17.18 trang 43 SBT Hóa học 10

Hoàn thành PTHH của các phản ứng khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S và dung dịch nước clo. Trong các phản ứng đó, SO2 đóng vai trò chất oxi hoá hay chất khử ?

1) SO2 + H2S → S + H2O

2) SO2 + Cl+ H2O → H2SO4 + HCl

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết phản ứng oxi hóa – khử

Hướng dẫn giải

1)   SO2       +      H2S    →    S    +    H2O

Chất oxi hóa    chất khử.

2)  SO2     +      Cl2     + H2O → H2SO4 + HCl

 Chất khử     chất oxi hóa

ở (1) SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa

ở (2) SO2đóng vai trò là chất khử.

19. Giải bài 17.19 trang 43 SBT Hóa học 10

Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá - khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:

a) Cho MnO2, ác dụng với dung dịch axit HCl đặc thu được Cl2, MnO2 và H2O

b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2 và H2O

c) Cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được MgSO4, S, H2O

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết phản ứng oxi hóa – khử

Hướng dẫn giải

a) \(\mathop {Mn}\limits^{ + 4} {O_2} + 4H\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  \to \mathop {Mn}\limits^{ - 2}  + \mathop {C{l_2}}\limits^0  + 2H2O\)

\(\mathop {Mn}\limits^{ + 4}  + 2e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} \)

\(\mathop {2Cl}\limits^{ - 1}  \to \mathop {C{l_2}}\limits^0  + 2e\)

b) \(\mathop {Cu}\limits^0  + 4H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + 2\mathop N\limits^{ + 4} {O_2} + 2{H_2}O\)

\(\mathop {Cu}\limits^0  \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2}  + 2e\)

\(\mathop N\limits^{ + 5}  + 2e \to \mathop N\limits^{ + 4} \)

c) \(3\mathop {Mg}\limits^0  + 4{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to 3\mathop {Mg}\limits^{ + 2} S{O_4} + \mathop S\limits^0  + 4{H_2}O\)

\(\mathop {Mg}\limits^0  \to \mathop {Mg}\limits^{ + 2}  + 2e\)

\(\mathop S\limits^{ + 6}  + 6e \to \mathop S\limits^0 \)

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM