Bàn luận về phép học Ngữ văn 8

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em thấy được quan niệm của tác giả Nguyễn Thiếp về mục đích và phương pháp của việc học. Từ đó, các em có thái độ học tập đúng đắn hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Bàn luận về phép học Ngữ văn 8

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Tác giả: Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) tự là Khải Xuyên. Hiệu là Lạp Phong Cưư Sĩ, ngưười đời kính trọng thưường gọi là La Sơn Phu Tử.

- Quê: Đức Thọ - Hà Tĩnh.

- Là ngưười "Thiên tưư sáng suốt, học rộng hiểu sâu". Từng giúp triều Tây Sơn xây dựng đất nước về mặt chính trị. 

1.2. Tác phẩm

- Tác phẩm: Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung tháng 8 năm 1791 khi ông vào Phú Xuân hội kiến với nhà vua. Đoạn trích là phần đầu của bài tấu.

- Thể tấu: Tấu là thể loại văn thư của bề tôi (được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần hoặc biền ngẫu) trình lên vua chúa kiến nghị, đề nghị của mình.

- Văn bản có thể chia thành ba phần như sau:

+ Phần 1: Từ đầu đến "điều tệ hại ấy" -> Mục đích của việc học.

+ Phần 2: Tiếp theo cho đến "những điều tệ hại ấy” -> Phê phán lối học lệch sai trái.

+ Phần 3: Còn lại -> Phương pháp học đúng và tác dụng.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Mục đích của việc học

- Tác giả dùng phép so sánh để lập luận “Ngọc không mài, không thành đồ vật”; người không học không biết rõ đạo”.

-> Tác giả đã giải thích cho người đọc dễ hiểu nhất về mục đích của việc học bằng hình ảnh so sánh độc đáo. Từ đó, người đọc có thể rút ra mục đích chân chính của việc học là để làm người.

2.2. Phê phán lối học lệch sai trái

- Trước tiên, cái sai đầu tiên của người học chính là không quan trọng và rèn luyện về phẩm chất đạo đức của mình mà chỉ học một cách thực tài, học không để “lập đức”, “lập công” mà chỉ để “cầu danh lợi”. Cái sai ở đây thật cơ bản: sai về mục đích, nó biến sự học vốn là chân chính, vốn có ý nghĩa xã hội thiêng liêng thành một nấc thang danh vọng tầm thường, học chỉ là cho cá nhân mình, cho gia đình nhỏ bé của mình - vinh thân, phì gia.

- Người học cần lưu ý nếu như có một cách học sai thì dẫn đến mục đích cũng không đúng được với nguyện vọng đã đề ra của việc học, không gia công dùi mài kinh sử để nắm lấy tri thức của khoa học, đạo lí của thánh hiền, thay vào đó chỉ là một cách học “hình thức”. Cách học hình thức là cách học máy móc, giáo điều.

- Tác hại: “Chúa tầm thường thần nịnh hót”, người trên kẻ dưới đều thích chạy chọt, nịnh hót, luồn cúi dẫn đến “ nước mất, nhà tan”

=> Tác giả Nguyễn Thiếp đã mạnh mẽ lên án và phê phán những cách học thực tài, học nhằm mục đích bản thân, không coi trọng những điều xung quanh. Coi trọng lối học lấy mục đích làm người tốt đẹp, làm cho đất nước bền vững.

2.3. Phương pháp học đúng và tác dụng

- Phương pháp học đúng mà tác giả đề ra là phải mở rộng việc học một cách phổ biến và rộng rãi trên thế giới, cụ thể là nên mở trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho ngưười đi học.

- Việc dạy học cũng cần phải biết mở đầu từ những kiến thức cơ bản và lấy những kiến thức đoa làm nền tảng, tiến hành bắt đầu học từ thấp lên cao; học rộng, nghĩ sâu biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất; học phải biết kết hợp với hành.

- Phép học gồm 2 vấn đề:

+ Trình tự học: từ thấp lên cao.

+ Quy trình học: Học rộng rồi tóm lược cho gọn,học đi đôi với hành.

+ Tác dụng: học để đi đến cái đích của đạo học chân chính, người tài được trọng dụng, nhà nước vững bền, thịnh trị.

=> Để giúp đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh thì mỗi người cần có một phương pháp học đúng đắn nhất. Bên cạnh đó, nếu như đất nước nhiều nhân tài và chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh. Phép học chân chính, ích nước lợi dân.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Mục đích và tác dụng của học chân chính là học để làm người, để biết và làm góp phần hưng thịnh đất nước. Cách học gắn với hành động, tăng cường ứng dụng thực hành môn học.

- Về nghệ thuật:

+ Lập luận chặt chẽ.

+ Ngôn từ khoa học, giàu sức thuyết phục.

4. Luyện tập

Câu 1: Theo em, trong phương pháp học thì Nguyễn Thiếp đã quan niệm về "tóm tắt" như thế nào?

Gợi ý trả lời:

- Tác giả đã chỉ ra rất rõ ràng tóm tắt không đơn giản là chỉ thu gọn nội dung, tóm tắt sơ lược hay rút ngắn mà đơn giản chỉ là sự lựa chọn. Muốn lựa chọn phải có một quan điểm riêng. Ấy là thực học. Nhưng đó mới là một nửa ý nghĩa của thao tác “tóm lược cho gọn”.

- Nửa ý nghĩa thứ hai của quy trình nhận thức, ở sự thu hoạch tri thức cho bản thân còn quan trọng hơn: “học” để mà “hành”: đây mới là cái đích cuối cùng của việc học.

- Học nhiều mà chỉ thuộc lòng sách vở, bị động vào sách vở thì dù học đến đâu cũng chỉ là những “con mọt sách” làm sao có thể ứng dụng vào đời sống, phỏng có ích lợi cho ai?

-> Tóm tắt là yếu tố cần thiết khi học.

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của bản thân về văn bản "Bàn luận về phép học".

Gợi ý trả lời:

Văn bản "Bàn luận về phép học" nhằm giúp người đọc hiểu được mục đích và nắm được những phương pháp học một cách đúng đắn nhất. Kế sách mà La Sơn Phu Tử hiến cho vua Quang Trung thật là những lời tâm huyết xuất phát từ quyền lợi của quốc gia, trong sự nghiệp an dân trị quốc. Tầm nhìn ấy có chiều rộng, chiều sâu vể một chiến lược lâu dài không phải ngày một ngày hai mà làm được. Vua Quang Trung xem tác giả như một người tri âm mới triều kiến vào Phú Xuân bàn quốc sự. Rất tiếc là thời đại mà Quang Trung mở ra chẳng được bao lâu, do đó chương trình chấn hưng hãy còn dang dở. Dù sao, quan điểm của Nguyễn Thiếp cũng vẫn là những viên gạch vững chắc đầu tiên trong nền tảng lí luận của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà.

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Thấy được quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích và phương pháp học, mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.

- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.

- Rèn cho kĩ năng đọc - hiểu văn bản viết theo thể tấu.

Ngày:22/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM