Thuốc Bạc nitrat - Điều trị các chứng bệnh ngoài da
Bạn có thể sử dụng thuốc bạc nitrat như một chất khử trùng ăn da và một chất làm se. Bạc nitrat được sử dụng trong việc điều trị các chứng bệnh ngoài da như loại bỏ mụn cóc hay mô hạt. Để biết thuốc có công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng như thế nào mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Tác dụng của thuốc bạc nitrat là gì?
- Bạn có thể sử dụng thuốc bạc nitrat như một chất khử trùng ăn da và một chất làm se. Bạc nitrat được sử dụng trong việc điều trị các chứng bệnh ngoài da như loại bỏ mụn cóc hay mô hạt.
- Bạc nitrat còn dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoea hoặc Chlamydia trachomatis nếu không có sẵn tetracyclin.
Bạn nên dùng thuốc bạc nitrat như thế nào?
- Bạn nên thực hiện theo thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc được cung cấp bởi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi bạn bắt đầu sử dụng thuốc này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên bảo quản thuốc bạc nitrat như thế nào?
- Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
- Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc bạc nitrat cho người lớn như thế nào?
Liều dùng thông thường cho người lớn sát khuẩn:
Đối với dạng dung dịch 0,5% dùng ngoài da, bạn có thể sử dụng cho các vết bỏng nặng 2-3 lần một tuần trong 2-3 tuần để làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Liều dùng thuốc bạc nitrat cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng thuông thường cho điều trị dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh:
Bạn dùng dung dịch 1%, nhỏ vào mắt của trẻ mới sinh 2 giọt vào từng mắt, sau khi lau sạch mắt bằng gạc tiệt khuẩn.
Thuốc bạc nitrat có những dạng và hàm lượng nào?
Bạc nitrat có những dạng và hàm lượng sau:
Dung dịch bạc nitrat 0,5% (960 ml); 10% (30 ml); 25% (30 ml); 50% (30 ml); Dung dịch nhỏ mắt bạc nitrat 1%.
3. Tác dụng phụ
Bạn có gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc bạc nitrat?
Một số các tác dụng phụ mà bạn có thể mắc phải:
Đau nhức ở miệng; Chứng đa tiết nước bọt; Tiêu chảy, nôn mửa; Hôn mê và co giật; Chứng nhiễm độc muối bạc (sử dụng thường xuyên); Tạo methemoglobin; Rối loạn chất điện phân. Chứng viêm màng kết nhẹ trong thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến mù lòa nếu sử dụng bạc nitrat thường xuyên hoặc ở nồng độ cao; Kích thích da và niêm mạc; viêm kết mạc nhẹ; dùng lặp lại nhiều có thể gây biến màu da, đốt giác mạc và mù.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc bạc nitrat bạn nên biết những gì?
Để sử dụng bạc nitrat một cách hiệu quả hơn, bạn nên hiểu rằng việc sử dụng kéo dài có thể dẫn đến sự biến đổi màu da. Do đó, bạn cần chú ý bảo vệ vùng da xung quanh và tránh vùng da bị tổn thương. Bạc nitrat cũng không thích hợp cho việc sử dụng ở mặt, ở vùng hậu môn – sinh dục hoặc những vùng lớn.
Ngoài ra, bạn cần tránh dùng các dung dịch cũ để lâu, đậm đặc; lau sạch thuốc rớt ở da, gần mắt để tránh nhuộm màu.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
5. Tương tác thuốc
Thuốc bạc nitrat có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Mặc dù một số các loại thuốc không nên được sử dụng chung với nhau, nhưng trong các trường hợp khác hai loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng chung với nhau thậm chí nếu có xuất hiện sự tương tác thuốc. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng thuốc hoặc các biện pháp đề phòng khác có thể cần thiết. Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ các loại thuốc kê toa hoặc không kê toa nào khác.
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc bạc nitrat không?
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc bạc nitrat?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
6. Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một lieu?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Bạc nitrat. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc. Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn nhất.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Bambuterol - Điều trị các triệu chứng của bệnh hen suyễn
- doc Thuốc Baclofen - Điều trị các triệu chứng cơ do bệnh đa xơ cứng
- doc Thuốc Bamifylline - Tác dụng làm giãn phế quản
- doc Thuốc Bactrim® - Điều trị các loại nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Bar - Điều trị các bệnh về gan
- doc Thuốc B. Braun Sodium Bicarbonate® - Điều trị nhiễm axit
- doc Bạc sulfadiazin - Điều trị vết thương bị bỏng
- doc Thuốc Bacampicillin - Điều trị các bệnh viêm nhiễm
- doc Bách Thống Vương - Hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng
- doc Thuốc Bacitracin - Ngăn chặn nhiễm trùng da
- doc Thuốc Bacitracin + neomycin + polymyxin B - Điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng
- doc Thuốc Bacitracin + polymyxin B - Điều trị nhiễm trùng mắt
- doc Thuốc Bactidol® - Điều trị các bệnh về răng miệng
- doc Thuốc Bactroban® - Điều trị nhiễm trùng da
- doc Thuốc Balsalazide - Điều trị viêm loét đại tràng
- doc Thuốc Bamipine - Điều trị các tình trạng dị ứng
- doc Bảo Phế Vương - Điều trị viêm phổi, viêm phế quản
- doc Bảo Xuân - Cải thiện các triệu chứng do thiếu hụt hoặc rối loạn tiết tố nữ
- doc Thuốc Barnidipine - Điều trị bệnh tăng huyết áp
- doc Thuốc Basdene® - Điều trị bệnh cường giáp
- doc Thuốc Basen® - Điều trị đái tháo đường
- doc Thuốc Basiliximab - Ngăn ngừa tình trạng thải ghép cơ quan ở những người ghép thận
- doc Thuốc Batroxobin - Tác dụng kết dính huyết thanh