Thuốc Biviantac - Điều trị khó tiêu, nóng vùng thượng vị, chướng bụng

Thuốc Biviantac có tác dụng làm giảm các triệu chứng do tăng axit quá nhiều như khó tiêu, nóng vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, tăng axit, đau rát dạ dày, các rối loạn trong bệnh loét dạ dày tá tràng, thực quản. Để biết thuốc có công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng như thế nào mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết của eLib.VN nhé.

Thuốc Biviantac - Điều trị khó tiêu, nóng vùng thượng vị, chướng bụng

Tên hoạt chất: aluminum oxide, magnesium hydroxide, simethicone

Tên thương hiệu: Biviantac

Phân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loét

1. Tác dụng của thuốc Biviantac

Thuốc Biviantac có tác dụng gì?

Thuốc Biviantac có tác dụng làm giảm các triệu chứng do tăng axit quá nhiều như khó tiêu, nóng vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, tăng axit, đau rát dạ dày, các rối loạn trong bệnh loét dạ dày tá tràng, thực quản.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Biviantac

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Biviantac cho người lớn như thế nào?

Bạn nhai 1–2 viên lúc đau hoặc sau bữa ăn từ 1–3 giờ và trước khi đi ngủ. Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc trong quá trình dùng thuốc, bạn hãy đến gặp bác sĩ.

Liều dùng thuốc Biviantac cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

3. Tác dụng phụ của thuốc Biviantac

Thuốc Biviantac có những tác dụng phụ nào?

Thuốc này gây ra những tác dụng phụ như sau:

Giảm phốt pho máu khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao. Chát miệng, chướng bụng, phân rắn, buồn nôn, phân trắng, giảm magie máu. Ngộ độc nhôm và nhuyễn xương có thể xảy ra ở người mắc chứng ure huyết cao. Nhuyễn xương, bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ ở người suy thận mạn.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

4. Thận trọng khi dùng thuốc Biviantac

Trước khi dùng thuốc Biviantac, bạn nên lưu ý gì?

Thuốc không được dùng cho người bị suy nhược cơ thể, suy thận, nhiễm kiềm, magie máu tăng, giảm phốt pho máu ở trẻ nhỏ.

Trước khi dùng thuốc này, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

Bạn bị dị ứng bất kỳ thành phần nào trong thuốc Biviantac. Bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật nào khác. Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Bạn mắc những tình trạng bệnh khác, có thể ảnh hưởng đến việc dùng thuốc, chẳng hạn như suy thận, magie trong máu cao, loãng xương và người đang ăn kiêng.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

5. Tương tác thuốc Biviantac

Thuốc Biviantac có thể tương tác với những thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Biviantac làm giảm hấp thu các chế phẩm chứa sắt, theophyline, tetracycline, các kháng sinh quinolone, isoniazide, ketoconazole, ethambutol, một số thuốc antimuscarinic, các thuốc benzodiazepin, phenothiazine, ranitidine, indomethacine, nitrofurantoin, vitamin A, fluoride, phosphate, propanolol, atenolol, các chế phẩm digoxin, các vitamin.

Thuốc cũng làm tăng sinh khả dụng của các thuốc như sulphonamide, levodopa, axit valproic, aspirin viên bao hấp thu tại ruột.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới Biviantac không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Biviantac?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

6. Bảo quản thuốc Biviantac

Bạn nên bảo quản thuốc Biviantac như thế nào?

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
  • Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

7. Dạng bào chế thuốc Biviantac

Thuốc Biviantac có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Biviantac có dạng viên nén.

Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Biviantac mà eLib.VN đã tổng hợp được. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM