Thuốc Benzathine benzylpenicilline - Điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn

Để nắm rõ thông tin về thuốc Benzathine benzylpenicilline và cách dùng thuốc đúng mục đích, tránh những nguy cơ tiềm ẩn khi dùng thuốc không đúng cách, mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thuốc Benzathine benzylpenicilline - Điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn

1. Tác dụng

Tác dụng của benzathin benzylpenicilline là gì?

  • Benzathine benzylpenicilline được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn.
  • Thuốc cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa một số bệnh nhiễm khuẩn (ví dụ sốt thấp khớp).
  • Benzathine benzylpenicilline là một kháng sinh nhóm penicillin có tác dụng kéo dài.
  • Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Bạn nên dùng benzathin benzylpenicilline như thế nào?

  • Thuốc này được dùng bằng đường tiêm bắp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Liều dùng thuốc được dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị của bạn. Đối với trẻ em, các liều dùng có thể được dựa trên cân nặng.
  • Nếu bạn tự dùng thuốc ở nhà, đọc kỹ hướng dẫn pha chế và sử dụng thuốc của bác sĩ. Trước khi sử dụng, kiểm tra dung dịch thuốc xem có hạt hoặc bị đổi màu hay không. Nếu một trong hai hiện tượng trên xuất hiện, không sử dụng thuốc. Học cách bảo quản thuốc và vứt thuốc đúng cách.
  • Kháng sinh hiệu quả nhất khi lượng thuốc trong cơ thể được giữ ở mức ổn định. Bạn nên dùng thuốc đều đặn theo đúng liều lượng chỉ định và không nên bỏ bất cứ liều nào.
  • Tiếp tục sử dụng thuốc này cho đến khi hết số liều chỉ định, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất sau một vài ngày. Việc ngừng thuốc quá sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng trở lại.
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi.

Bạn nên bảo quản benzathin benzylpenicilline như thế nào?

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
  • Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng benzathin benzylpenicilline cho người lớn là gì?

Liều thông thường cho người lớn bị nhiễm Actinomyces

Cổ và mặt: tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 1-6.000.000 đơn vị mỗi ngày.

Ngực và bụng: tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 10-20.000.000 đơn vị mỗi ngày.

Thời gian: 4-6 tuần, tiếp theo là điều trị bằng đường uống trong 6-12 tháng tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Liều thông thường cho người lớn hít phải trực khuẩn than

Nếu nhạy cảm với penicillin: tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 4.000.000 đơn vị mỗi 4 giờ kèm với 1 hoặc 2 kháng sinh bổ sung với tác động chống tại vi sinh vật gây bệnh.

Các loại thuốc kết hợp có thể bao gồm ciprofloxacin, doxycycline, rifampin, vancomycin, chloramphenicol, imipenem, clindamycin, và macrolide.

Liều thông thường cho người lớn bị trực khuẩn than ở da

Nếu nhạy cảm với penicillin: tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 4.000.000 đơn vị mỗi 4 đến 6 giờ.

Liều thông thường cho người lớn bị viêm phổi do hít phải

Tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 2-3.000.000 đơn vị mỗi 4 đến 6 giờ kèm với tiêm tĩnh mạch metronidazole 500 mg mỗi 8 giờ trong 7 đến 14 ngày, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Liều thông thường cho người lớn bị nhiễm Clostridium

Ngộ độc botulinum: tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 3-4.000.000 đơn vị mỗi 4 giờ trong 7 đến 14 ngày, như thuốc hỗ trợ để mở ổ; khi bệnh nhân được cải thiện, uống penicillin V kali 250-500 mg mỗi 6 giờ

Liều thông thường cho người lớn bị nhiễm trùng cố sâu

Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp dung dịch penicillin G 2-4.000.000 đơn vị mỗi 4 đến 6 giờ trong 2-3 tuần, tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Việc bổ sung các metronidazole để điều trị với penicillin liều cao là khuyến cáo của nhiều chuyên gia để điều trị nhiễm trùng bên hầu do tần số vi khuẩn kỵ khí kháng penicillin ngày càng tăng. Loại bỏ các nguyên nhân gây áp xe cũng cần thiết để điều trị bệnh thành công.

Liều thông thường cho người lớn bị bệnh bạch hầu

Dùng hỗ trợ cho thuốc kháng độc để ngăn ngừa tình trạng mang mầm bệnh: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp dung dịch penicillin G 2-3.000.000 đơn vị mỗi 4 đến 6 giờ trong 10 đến 12 ngày.

Liều thông thường cho người lớn viêm nội tâm mạc

Ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường:

Nhiễm trùng van tim tự nhiên do chủng Streptococcus viridansS bovis nhạy cảm cao với penicillin (MIC thấp hơn hoặc bằng 0,12 mcg/mL): tiêm truyền tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G 12-18.000.000 đơn vị/ngày chia thành 4 – 6 liều trong 4 tuần; có thể kết hợp thêm tiêm tĩnh mạch gentamicin 3 mg/kg mỗi 24 giờ trong 2 tuần.

Nhiễm trùng van tim tự nhiên do các chủng S viridansS bovis tương đối đề kháng (MIC lớn hơn 0,12 mcg/ml và ít hơn 0,5 mcg/mL): tiêm truyền tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G 24.000.000 đơn vị/ngày chia thành 4 – 6 liều trong 4 tuần; có thể kết hợp thêm tiêm tĩnh mạch gentamicin 3 mg/kg mỗi 24 giờ trong 2 tuần.

Nhiễm trùng van tim nhân tạo do chủng S viridansS bovis nhạy cảm với penicillin (ít hơn hoặc bằng 0,12 mcg/mL): tiêm truyền tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G 24.000.000 đơn vị/ngày chia thành 4 – 6 liều trong 6 tuần; có thể kết hợp hoặc không kết hợp với tiêm tĩnh mạch gentamicin 3 mg/kg mỗi 24 giờ trong 2 tuần.

Nhiễm trùng van tim nhân tạo do chủng S viridansS bovis đề kháng tương đối hoặc hoàn toàn với penicillin (MIC lớn hơn 0,12 mcg/mL): tiêm truyền tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G 24.000.000 đơn vị/ngày chia thành 4 – 6 liều trong 4 tuần; có thể kết hợp thêm tiêm tĩnh mạch gentamicin 3 mg/kg mỗi 24 giờ trong 6 tuần.

Nhiễm trùng van tim tự nhiên hoặc van tim nhân tạo do Enterococci nhạy cảm: tiêm truyền tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G natri 18-30.000.000 đơn vị/ngày hoặc chia thành 6 liều, kết hợp với tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch gentamicin 3 mg/kg mỗi 24 giờ hoặc tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch streptomycin 7,5 mg/kg (nếu đề kháng với gentamicin) mỗi 12 giờ trong 4-6 tuần

Erysipelothrix rhusiopathiae: Tiêm tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G 12-20.000.000 đơn vị/ngày hoặc chia thành các liều mỗi 4-6 giờ trong 4 đến 6 tuần.

Listeria monocytogenes: Tiêm tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G 15-20.000.000 đơn vị/ngày hoặc chia thành các liều mỗi 4-6 giờ trong 4 đến 6 tuần.

Liều thông thường cho người lớn bệnh thoi – xoắn khuẩn

Tiêm tĩnh mạch dung dịch G 5-10.000.000 đơn vị/ngày hoặc chia thành 4-6 liều.

Liều thông thường cho người lớn nhiễm trùng khớp

Tiêm tĩnh mạch dung dịch G 2-3.000.000 đơn vị mỗi 4 giờ trong 2 tuần, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Liều thông thường cho người lớn bị bệnh trùng xoắn móc câu (Leptospirosis)

Tiêm tĩnh mạch dung dịch G 1.500.000 đơn vị mỗi 6 giờ trong 7 ngày.

Liều thông thường dành cho người lớn bị bệnh Lyme – Viêm khớp

Viêm khớp tái phát sau khi điều trị bằng đường uống: Tiêm tĩnh mạch dung dịch G 3-4.000.000 đơn vị mỗi 4 giờ (từ 18-24.000.000 đơn vị/ngày).

Thời gian: từ 14 đến 28 ngày.

Ceftriaxone được coi là một thuốc tiêm có thể lựa chọn.

Liều thông thường dành cho người lớn bị bệnh Lyme – Viêm tim

Nghẽn tim mức độ 3: Tiêm tĩnh mạch dung dịch G 3-4.000.000 đơn vị mỗi 4 giờ (từ 18-24.000.000 đơn vị/ngày), với giám sát tim và một máy tạo nhịp tim tạm thời đối với nghẽn tim hoàn toàn.

Thời gian: 14-21 ngày.

Ceftriaxone được coi là một thuốc tiêm có thể lựa chọn.

Liều thông thường dành cho người lớn bị bệnh Lyme – Hồng ban di chuyển (Erythema Chronicum Migrans)

250-500 mg uống mỗi 6 giờ trong 14-21 ngày.

Amoxicillin và doxycycline được coi là loại thuốc uống có thể lựa chọn.

Liều thông thường dành cho người lớn bị bệnh Lyme – Thần kinh

Viêm màng não, bệnh rễ thần kinh (radiculopathy), hoặc bệnh Lyme thần kinh trung ương – muộn hoặc bệnh thần kinh ngoại biên: Tiêm tĩnh mạch dung dịch G 3-4.000.000 đơn vị mỗi 4 giờ (từ 18-24.000.000 đơn vị/ngày).

Thời gian: từ 14 đến 28 ngày.

Ceftriaxone được coi là một thuốc tiêm có thể lựa chọn.

Liều thông thường cho người lớn viêm màng não

Viêm màng não do Listeria: Tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 15-20.000.000 đơn vị/ngày, chia thành các liều bằng nhau, mỗi 4-6 giờ trong 2 tuần.

Viêm màng não do Pasteurella: Tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 1.000.000 đơn vị/ngày, chia thành các liều bằng nhau, mỗi 4-6 giờ trong 2 tuần.

Liều thông thường dành cho người lớn bị viêm màng não – Nhiễm Meningococcus

Tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 6.000.000 đơn vị mỗi 4 giờ hoặc tiêm tĩnh mạch liên tục 24.000.000 đơn vị đơn vị/ngày trong 14 ngày hoặc cho đến khi hết sốt trong vòng 7 ngày.

Nếu đang nghi ngờ viêm màng não do Meningococcus, điều trị ngay lập tức với penicillin, và nên được bắt đầu trước khi xác nhận bằng chẩn đoán chọc dò tủy sống. Tỷ lệ tử vong của bệnh này là 50% trong vòng 24 giờ đầu tiên.

Liều thông thường dành cho người lớn bị viêm màng não – Nhiễm Pneumococcus

Nếu nhạy cảm với penicillin (MIC thấp hơn 0,1 mcg/mL): Tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 4.000.000 đơn vị mỗi 4 giờ trong 14 ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị viêm tai giữa

Streptococci: Penicillin V kali 250-500 mg uống mỗi 6 giờ trong 2 tuần.

Liều thông thường dành cho người lớn bị viêm phổi

Nhiễm Pneumococcus nhạy cảm với penicillin: Tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 1-2.000.000 đơn vị mỗi 4 giờ trong 7 đến 14 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Nhiễm nhẹ đến trung bình: Penicillin V kali 250-500 mg uống mỗi 6 giờ.

Liều thông thường dành cho người lớn để phòng ngừa bệnh chu kỳ sinh do Streptococci nhóm B

Liều nạp: Tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 5.000.000 đơn vị, tiếp theo là 2.500.000 đơn vị mỗi 4 giờ .

Liều thông thường dành cho người lớn bị sốt do chuột cắn

Nhiễm trùng nhẹ: Penicillin V kali 500 mg, uống mỗi 6 giờ.

Nhiễm trùng từ vừa đến nghiêm trọng: Tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 3-5.000.000 đơn vị mỗi 6 giờ (từ 12 – 20.000.000 đơn vị/ngày).

Thời gian: 10-14 ngày.

Liều thông thường cho người lớn dự phòng sốt thấp khớp

Penicillin G benzathin: tiêm bắp 1.200.000 đơn vị mỗi 3-4 tuần.

Penicillin V kali: 250 mg, uống hai lần mỗi ngày.

Đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao, penicillin G benzathin mỗi 3 tuần có thể có hiệu quả hơn và được khuyến cáo. Penicilin đường uống có thể được sử dụng để phòng ngừa ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp hơn.

Liều thông thường cho người lớn nhiễm trùng mô mềm hoặc da

Viêm tế bào mô do Streptococcus: Tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 1-2.000.000 đơn vị mỗi 6 giờ trong 7 đến 10 ngày .

Phòng ngừa tái phát viêm quầng (bệnh Milroy): Tiêm tĩnh mạch dung dịch penicillin G 1-2.000.000 đơn vị mỗi 4 tuần.

Liều thông thường dành cho người lớn bị giang mai – giai đoạn đầu

Sơ cấp, thứ cấp: Tiêm bắp penicillin G benzathin 2.400.000 đơn vị một lần.

Tất cả bệnh nhân phải thực hiện các xét nghiệm lâm sàng và huyết thanh mỗi 6 tháng trong 2-3 năm.

Liều thông thường dành cho người lớn bị giang mai – giai đoạn âm ỉ

Tiềm ẩn sớm: Tiêm bắp penicillin G benzathin 2.400.000 đơn vị một lần.

Thời gian tiềm ẩn muộn hay không rõ: Tiêm bắp penicillin G benzathin 2.400.000 đơn vị một lần một tuần trong 3 tuần (tổng liều 7.200.000 đơn vị).

Tất cả bệnh nhân phải thực hiện các xét nghiệm lâm sàng và huyết thanh mỗi 6 tháng trong 2-3 năm.

Liều thông thường cho người lớn bị giang mai thần kinh

Tiêm tĩnh mạch penicillin G benzathin 3-4.000.000 đơn vị mỗi 4 giờ hoặc 18-24.000.000 đơn vị mỗi ngày liên tục trong 10 đến 14 ngày; có thể tiếp theo với tiêm bắp penicilin G 2.400.000 đơn vị mỗi tuần một lần cho đến 3 tuần.

Tất cả bệnh nhân phải thực hiện các xét nghiệm lâm sàng và huyết thanh mỗi 6 tháng trong 2-3 năm.

Liều thông thường cho người lớn bị giang mai thời kỳ III

Tiêm bắp penicillin G benzathin 2.400.000 đơn vị một lần một tuần trong 3 tuần.

Tất cả bệnh nhân phải thực hiện các xét nghiệm lâm sàng và huyết thanh mỗi 6 tháng trong 2-3 năm.

Liều thông thường cho người lớn bị viêm amiđan/viêm họng

Viêm họng do Streptococcus: Penicillin V kali 500 mg, uống mỗi 6 giờ trong 10 ngày.

Liều thông thường cho người lớn nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nhiễm Streptococcus nhẹ: Penicillin V kali 250-500 mg uống mỗi 6-8 giờ trong 10 ngày.

Viêm mủ màng phổi do Streptococcus: Tiêm tĩnh mạch penicillin G 2.400.000 đơn vị/ngày chia thành các liều mỗi 4 đến 6 giờ.

Liều dùng benzathin benzylpenicilline cho trẻ em là gì?

Liều thông thường cho trẻ em bị nhiễm khuẩn

Dung dịch penicillin G:

Trẻ sơ sinh:

0-4 tuần, cân nặng lúc sinh nhẹ hơn 1200 g: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 25.000 đến 50.000 đơn vị/kg mỗi 12 giờ. Chưa đầy 1 tuần, cân nặng lúc sinh 1200-2000 g: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 25.000 đến 50.000 đơn vị/kg mỗi 12 giờ. Chưa đầy 1 tuần, cân nặng lúc sinh lớn hơn 2.000 g: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 25.000 đến 50.000 đơn vị/kg mỗi 8 giờ. 1-4 tuần, cân nặng lúc sinh 1200-2000 g: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 25.000 đến 50.000 đơn vị/kg mỗi 8 giờ. 1-4 tuần, cân nặng lúc sinh nặng hơn 2000 g: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 25.000 đến 50.000 đơn vị/kg mỗi 6 giờ.

Lớn hơn 1 tháng:

Nhiễm trùng từ nhẹ đến trung bình: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 6250 đến 12.500 đơn vị/kg mỗi 6 giờ. Nhiễm trùng nặng: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 250.000 đến 400.000 đơn vị/kg chia thành 4-6 liều. Liều tối đa: 24.000.000 đơn vị.

Penicillin G benzathin:

Nhiễm trùng từ nhẹ đến trung bình:

1 tháng trở lên, dưới 27 kg: tiêm bắp 300.000 đến 600.000 đơn vị một lần. 1 tháng trở lên, 27 kg trở lên: tiêm bắp 900.000 đến 1.200.000 đơn vị một lần.

Penicillin V kali:

Nhiễm trùng từ nhẹ đến trung bình:

Lớn hơn 1 tháng đến dưới 12 tuổi: 25 đến 50 mg/kg mỗi ngày uống chia làm nhiều lần mỗi 6-8 giờ. Liều tối đa: 3 g/ngày. 12 tuổi trở lên: 125-500 mg uống mỗi 6-8 giờ.

Liều thông thường cho trẻ em bị viêm nội tâm mạc

Bệnh nhân có chức năng thận bình thường (liều lượng không nên vượt quá liều người lớn):

Nhiễm trùng van tim tự nhiên do chủng Streptococcus viridansS bovis nhạy cảm cao với penicillin (MIC thấp hơn hoặc bằng 0,12 mcg/mL): tiêm truyền tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G 200.000 đơn vị/kg/ngày chia thành 4 – 6 liều trong 4 tuần; có thể kết hợp thêm tiêm tĩnh mạch gentamicin 1 mg/kg mỗi 24 giờ trong 2 tuần.

Nhiễm trùng van tim tự nhiên do các chủng S viridansS bovis tương đối đề kháng (MIC lớn hơn 0,12 mcg/ml và thấp hơn 0,5 mcg/mL): tiêm truyền tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G 300.000 đơn vị/kg/ngày chia thành 4 – 6 liều trong 4 tuần; có thể kết hợp thêm tiêm tĩnh mạch gentamicin 1 mg/kg mỗi 24 giờ trong 2 tuần.

Nhiễm trùng van tim nhân tạo do chủng S viridansS bovis nhạy cảm với penicillin (ít hơn hoặc bằng 0,12 mcg/mL): tiêm truyền tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G 300.000 đơn vị/kg/ngày chia thành 4 – 6 liều trong 6 tuần; có thể kết hợp hoặc không kết hợp với tiêm tĩnh mạch gentamicin 1 mg/kg mỗi 24 giờ trong 2 tuần.

Nhiễm trùng van tim nhân tạo do chủng S viridansS bovis đề kháng tương đối hoặc hoàn toàn với penicillin (MIC lớn hơn 0,12 mcg/mL): tiêm truyền tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G 300.000 đơn vị/kg/ngày chia thành 4 – 6 liều trong 4 tuần; có thể kết hợp thêm tiêm tĩnh mạch gentamicin 1 mg/kg mỗi 8 giờ trong 6 tuần.

Nhiễm trùng van tim tự nhiên hoặc van tim nhân tạo do Enterococci nhạy cảm: tiêm truyền tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G natri 300.000 đơn vị/kg/ngày hoặc chia thành 4 đến 6 liều, kết hợp với tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch gentamicin 1 mg/kg mỗi 8 giờ hoặc tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch streptomycin 10 đến 15 mg/kg (nếu đề kháng với gentamicin) mỗi 12 giờ trong 4-6 tuần.

Erysipelothrix rhusiopathiae: Tiêm tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G 12-20.000.000 đơn vị/ngày hoặc chia thành các liều mỗi 4-6 giờ trong 4 đến 6 tuần.

Listeria monocytogenes: Tiêm tĩnh mạch liên tục dung dịch penicillin G 15-20.000.000 đơn vị/ngày hoặc chia thành các liều mỗi 4-6 giờ trong 4 đến 6 tuần.

Liều thông thường dành cho trẻ em bị bệnh Lyme – Viêm khớp

Viêm khớp tái phát sau khi điều trị bằng đường uống: Tiêm tĩnh mạch dung dịch G 50-100.000 đơn vị/kg mỗi 4 giờ.

Liều tối đa: 24.000.000 đơn vị/ngày.

Thời gian: từ 14 đến 28 ngày.

Liều thông thường dành cho trẻ em bị bệnh Lyme – Viêm tim

Nghẽn tim mức độ 3: Tiêm tĩnh mạch dung dịch G 50-100.000 đơn vị/kg mỗi 4 giờ, kèm theo giám sát tim và một máy tạo nhịp tim tạm thời đối với nghẽn tim hoàn toàn.

Liều tối đa: 24.000.000 đơn vị/ngày.

Thời gian: 14-21 ngày.

Liều thông thường dành cho trẻ em bị bệnh Lyme – Thần kinh

Viêm màng não, bệnh rễ thần kinh (radiculopathy), hoặc bệnh Lyme thần kinh trung ương – muộn hoặc bệnh thần kinh ngoại biên: Tiêm tĩnh mạch dung dịch G 50-100.000 đơn vị/kg mỗi 4 giờ.

Liều tối đa: 24.000.000 đơn vị/ngày.

Thời gian: từ 14 đến 28 ngày.

Liều thông thường cho trẻ em dự phòng sốt thấp khớp

Penicillin G benzathin: tiêm bắp 25 đến 50.000 đơn vị/kg mỗi 3-4 tuần.

Liều tối đa: 1.200.000 đơn vị/liều.

Liều thông thường cho trẻ em bị giang mai bẩm sinh

Dung dịch penicillin G:

Trẻ nhỏ hơn 1 tháng (trẻ sơ sinh có triệu chứng và không có triệu chứng bất thường với dịch não tủy): tiêm tĩnh mạch 50.000 đơn vị/kg mỗi 12 giờ trong 7 ngày đầu tiên sau khi sinh và sau đó mỗi 8 giờ trong 10 ngày. Lớn hơn 1 tháng: tiêm tĩnh mạch 50.000 đơn vị/kg mỗi 4-6 giờ trong 10 ngày.

Penicillin G benzathin:

Trẻ sơ sinh không có triệu chứng, nặng hơn 1200 g: tiêm bắp 50.000 đơn vị/kg một lần. Trẻ sơ sinh và trẻ em: tiêm bắp 50.000 đơn vị/kg một lần một tuần trong 3 tuần. Liều tối đa: 2.400.000 đơn vị/liều.

Liều thông thường dành cho trẻ em bị giang mai – giai đoạn đầu

Lớn hơn 1 tháng: tiêm bắp Penicillin G benzathine 50.000 đơn vị/kg một lần.

Liều tối đa: 2.400.000 đơn vị/liều.

Liều thông thường dành cho trẻ em bị giang mai – giai đoạn âm ỉ

Penicillin G benzathin:

Tiềm ẩn sớm: tiêm bắp Penicillin G benzathine 50.000 đơn vị/kg một lần. Tiềm ẩn muộn hoặc không rõ: tiêm bắp Penicillin G benzathine 50.000 đơn vị/kg một lần một tuần trong 3 tuần. Liều tối đa: 2.400.000 đơn vị/liều.

Điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận:

Người lớn:

Dung dịch penicillin G:

CrCl 10-30 mL/phút: Dùng liều thông thường mỗi 6-8 giờ. CrCl thấp hơn 10 ml/phút: Dùng liều thông thường mỗi 8-12 giờ.

Penicillin V kali: Dùng liều thông thường mỗi 8 giờ ở bệnh nhân suy thận.

Benzathin benzylpenicilline có những dạng và hàm lượng nào?

Benzathin benzylpenicilline có những dạng và hàm lượng sau:

Bicillin CR:

Thuốc tiêm 600.000 đơn vị/liều (300.000 đơn vị mỗi benzathin penicillin G và penicillin G procaine). Thuốc tiêm 1.200.000 đơn vị/liều (600.000 đơn vị mỗi benzathin penicillin G và penicillin G procaine).

Bicillin CR 900/300:

Thuốc Tiêm 1.200.000 đơn vị/liều (900.000 đơn vị benzathin penicillin G và 300.000 đơn vị penicillin G procaine).

3. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng benzathin benzylpenicilline?

Tác dụng phụ phổ biến:

Buồn nôn, nôn mửa; Mờ mắt, ù tai; Đau đầu, chóng mặt; Phát ban da nhẹ; Đau, sưng, bầm tím, thay đổi trên da, hoặc hình thành cục cứng nơi tiêm thuốc.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

Sốt, đau họng và đau đầu, rộp nặng, bong tróc da và phát ban đỏ; Phát ban da bầm tím, ngứa dữ dội, tê, đau, yếu cơ; Nổi mẩn hoặc ngứa với các tuyến bị sưng, đau khớp, hoặc cảm giác bị bệnh nói chung; Tiêu chảy – chảy nước hoặc có máu; Nhịp tim chậm, mạch yếu, ngất xỉu, thở chậm; Tim đập nhanh; Chuyển động không kiểm soát được, vấn đề với thị lực, lời nói, sự cân bằng, suy nghĩ, hoặc đi bộ; Nhầm lẫn, kích động, ảo giác, suy nghĩ hoặc hành vi khác thường; Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, yếu bất thường; Nhạt hoặc vàng da, nước tiểu sẫm màu, Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không.

Ở người quá mẫn cảm với thuốc: phát ban, viêm da, tróc vảy, nổi mề đay, phù thanh quản, sốt, bạch cầu ái toan, phản ứng khác giống bệnh huyết thanh (ớn lạnh, sốt, phù nề, đau khớp); và sốc phản vệ, mày đay, phát ban da khác, và các phản ứng giống bệnh huyết thanh có thể được kiểm soát với các thuốc kháng histamine.

Khi có bất cứ triệu chứng nào như trên xảy ra, nên ngưng dùng penicillin G trừ khi có ý kiến của các bác sĩ nên tiếp tục điều trị. Phản ứng phản vệ trầm trọng cần phải cấp cứu ngay bằng oxy, epinephrine, tiêm corticoid tĩnh mạch. Theo dõi đường hô hấp, đặt nội khí quản nên được dùng như chỉ định.

Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc.

Huyết học: thiếu máu, tan máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu.

Thần kinh: bệnh lý thần kinh.

Tiết niệu sinh dục: bệnh thận.

Các tác dụng phụ sau đây đã được ghi nhận khi tiêm penicillin G benzathin:

Quá mẫn với thuốc bao gồm viêm mạch dị ứng, ngứa, mệt mỏi, suy nhược, đau, rối loạn hiện tại, đau đầu; Tim mạch: nghẽn tim; hạ huyết áp; nhịp tim nhanh; đánh trống ngực; tăng huyết áp phổi; thuyên tắc phổi, giãn mạch; phản ứng lưu thông máu; tai biến mạch máu não; ngất; Tiêu hóa: buồn nôn, nôn mửa, máu trong phân, ruột bị hoại tử; Máu và bạch huyết: hạch to; Nơi tiêm: phản ứng tại chỗ tiêm bao gồm đau, viêm, u, áp xe, hoại tử, phù nề, xuất huyết, viêm mô tế bào, quá mẫn cảm, teo, bầm máu, loét da và các phản ứng thần kinh mạch máu bao gồm cả nóng, co mạch, xanh xao, những vết lốm đốm, hoại tử, tê các chi, tím tái các chi, và tổn thương thần kinh mạch máu; Cơ xương khớp: rối loạn khớp, sưng cốt mô; viêm khớp cấp; myoglobin – niệu; tiêu cơ vân; Hệ thần kinh: bồn chồn; run; chóng mặt; buồn ngủ; nhầm lẫn; lo âu; Viêm tủy; co giật; Các triệu chứng thần kinh trung ương như kích động, nhầm lẫn, thị giác kém, ảo giác thính giác, và sợ chết (hội chứng Hoigne), đã được báo cáo sau khi tiêm penicillin G procaine và sau khi tiêm kết hợp penicillin G cùng benzathin penicilin G Procain. Các triệu chứng khác có thể xảy ra liên quan đến hội chứng này, như rối loạn tâm thần, động kinh, chóng mặt, ù tai, tím tái, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, và/hoặc nhận thức bất thường trong mùi vị; Hô hấp: thiếu dưỡng khí; ngưng thở; khó thở; Da: toát mồ hôi; Cảm giác đặc biệt: thị lực giảm; mù; Niệu sinh dục: bàng quang thần kinh; tiểu ra máu; protein niệu; suy thận; liệt dương; cương dương;

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

4. Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng benzathin benzylpenicilline bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng benzathin benzylpenicilline, bạn nên:

Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với benzathin benzylpenicilline hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác. Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng. Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

A= Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.

5. Tương tác thuốc

Benzathin benzylpenicilline có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc tần suất sử dụng một hoặc hai loại thuốc.

Acrivastine; Aripiprazole; Axitinib; Bosutinib; Bupropion; Chlortetracycline; Clarithromycin; Clozapine; Cobicistat; Cyclosporine; Daclatasvir; Demeclocycline; Doxorubicin; Doxorubicin Hydrochloride liposome; Doxycycline; Eliglustat; Elvitegravir; Enzalutamide; Hydrocodone; Tiêm mạchabradine; Lymecycline; Meclocycline; Methacycline; Methotrexate; Minocycline; Nifedipine; Oxytetracycline; Piperaquine; Rolitetracycline; Simeprevir; Teriflunomide; Tetracycline; Vecuronium; Venlafaxine; Warfarin.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới benzathin benzylpenicilline không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến benzathin benzylpenicilline?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Có tiền sử bị dị ứng, thông thường (như hen suyễn, mày đay, sốt, phát ban), bệnh nhân có tiền sử dị ứng nói chung có nhiều khả năng phản ứng nghiêm trọng với penicillin; Có tiền sử bị vấn đề về máu – Bệnh nhân có tiền sử bệnh máu có nhiều khả năng bị chảy máu khi sử dụng carbenicillin, piperacillin, hoặc ticarcillin; Suy tim sung huyết (CHF); Tăng huyết áp – Dùng lượng lớn carbenicillin hoặc ticarcillin có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn, bởi vì các thuốc này chứa nhiều muối; Xơ nang – Bệnh nhân bị xơ nang có thể sốt và phát ban da khi dùng piperacillin; Bệnh thận – Bệnh nhân bị bệnh thận có thể có nguy cơ bị tác dụng phụ cao hơn; Bạch cầu đơn nhân – Bệnh nhân bị bạch cầu đơn nhân có thể phát ban da khi dùng ampicillin, bacampicillin, hoặc tiêm mạch ampicillin; Phenylketone niệu (PKU) – Một vài thuốc viên nén amoxicillin chứa aspartame được cơ thể chuyển hóa thành phenylalanine, một chất có hại đối với bệnh phenylketone niệu; Có tiền sử bị bệnh dạ dày, đường ruột (đặc biệt là viêm đại tràng, viêm đại tràng bao gồm cả gây ra bởi kháng sinh) – Bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày hoặc đường ruột có thể có nhiều khả năng bị viêm đại tràng khi dùng penicillin.

6. Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Trên đây là bài viết của eLib.VN chia sẻ cho bạn đọc những thông tin về thuốc Preparation H. Bạn đọc có nhu cầu sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến tham vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi quyết định sử dụng thuốc để điều trị bệnh.

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM