Thuốc Bupivacaine hydrochloride - Gây tê tủy sống
Thuốc bupivacaine hydrochloride dùng gây tê tủy sống trong một số quy trình y tế, phẫu thuật, ngăn chặn quá trình dẫn truyền xung thần kinh. Để biết thuốc có công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng như thế nào mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
Tên gốc: bupivacaine hydrochloride
Phân nhóm: thuốc gây mê-gây tê
Tên biệt dược: Marcaine®, Marcaine® Spinal, Marcaine® Hydrochloride with Epinephrine, Sensorcaine®, Sensorcaine®-MPF, Sensorcaine®-MPF Spinal, Sensorcaine® with Epinephrine, Sensorcaine®-MPF with Epinephrine
1. Tác dụng
Tác dụng của thuốc bupivacaine hydrochloride là gì?
- Bupivacaine hydrochloride có tác dụng gây tê tủy sống trong một số quy trình y tế hoặc phẫu thuật.
- Dung dịch bupivacaine là thuốc gây mê, làm ngăn chặn quá trình dẫn truyền xung thần kinh.
- Bupivacaine 0,25% và 0,5% là dung dịch được sử dụng để gây tê tại chỗ bằng thâm nhiễm qua da, khối u thần kinh ngoại vi và khối u thần kinh trung ương. Bupivacaine không có adrenaline cũng có thể được dùng cho gây tê tủy sống. Bupivacaine đặc biệt hữu ích trong giảm đau, ví dụ như trong quá trình chuyển dạ. Thuốc có các chỉ định và liều lượng thích hợp cho mỗi loại, được trình bày trong phần “Cách dùng”, ví dụ như: gây mê phẫu thuật ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, kiểm soát cơn đau cấp tính ở người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ em trên 1 tuổi.
- Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc bupivacaine hydrochloride cho người lớn như thế nào?
Liều dùng thông thường cho người lớn để gây tê cục bộ
Hầu hết, liều duy nhất có thể lên đến 175 mg; liều nhiều hơn hoặc ít thuốc hơn tùy thuộc vào từng cá nhân. Liều dùng có thể được lặp lại mỗi 3 giờ.
Liều tối đa: bạn được tiêm 400 mg mỗi 24 giờ.
Liều dùng thông thường cho người lớn để gây tê khi sinh mổ
Gây tê tủy sống: bạn được tiêm 7,5–10,5 mg thuốc (1–1,4 ml).
Liều dùng thuốc bupivacaine hydrochloride cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng thông thường cho trẻ em để gây tê cục bộ:
Gây tê ngoài màng cứng: trẻ được tiêm 1,25mg/kg/liều. Gây tê xương cùng: trẻ được tiêm 1–3,7mg/kg.
Liều thông thường cho trẻ em để tiêm truyền:
Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi trở xuống: trẻ được tiêm 0,2–0,25 mg/kg/giờ.
Trẻ sơ sinh lớn hơn 4 tháng và trẻ em: trẻ được tiêm 0,4–0,5 mg/kg/giờ.
Tiêm dung dịch bupivacaine trong dextrose: không nên sử dụng thuốc ở trẻ dưới 18 tuổi.
3. Cách dùng
Bạn nên dùng thuốc bupivacaine hydrochloride như thế nào?
Dung dịch bupivacaine thường chỉ được dùng tại phòng mạch của bác sĩ, bệnh viện hoặc phòng khám.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.
4. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc bupivacaine hydrochloride?
Một số tác dụng phụ của thuốc bao gồm:
Choáng váng nhẹ hoặc buồn ngủ; Dị ứng trầm trọng như phát ban, khó thở, kín thắt ngực, sưng miệng, mặt, môi, cổ họng, lưỡi, khàn giọng bất thường; Lo lắng; Đau lưng; Mờ mắt; Thay đổi thính giác; Tức ngực; Hay nhầm lẫn; Phiền muộn; Ngất xỉu, nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều; Sốt hoặc ớn lạnh hoặc đau đầu; Không kiểm soát được ruột hoặc nước tiểu; Buồn nôn, tê cứng liên tục hoặc tê liệt; Bồn chồn, động kinh; Chóng mặt trầm trọng hoặc dai dẳng, buồn ngủ, đau đầu hoặc nhức đầu; Run rẩy; Hơi thở chậm, nhanh, cạn hoặc khó thở.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc bupivacaine hydrochloride, bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này; Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc bupivacaine hydrochloride; Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng); Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi; Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như bạn bị chảy máu nghiêm trọng, huyết áp hoặc sốc, nhịp tim bất thường, nhiễm trùng trong máu (ví dụ như nhiễm khuẩn huyết) hoặc nhiễm trùng ở chỗ chích.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc bupivacaine hydrochloride trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
6. Tương tác thuốc
Thuốc bupivacaine hydrochloride có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc bupivacaine hydrochloride có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Những thuốc có thể tương tác với thuốc bupivacaine hydrochloride bao gồm: thuốc chống đông máu (như warfarin, heparin), thuốc chẹn beta (ví dụ atenolol) hoặc digoxin vì có nhiều phản ứng phụ, ví dụ như nhịp tim bất thường hoặc chảy máu…
Thuốc bupivacaine hydrochloride có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc bupivacaine hydrochloride?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
7. Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản bupivacaine hydrochloride như thế nào?
- Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
- Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
8. Dạng bào chế
Thuốc bupivacaine hydrochloride có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc bupivacain hydroclorid có những dạng và hàm lượng sau:
Dung dịch tiêm bupivacaine hydrochloride 0,25%; Dung dịch tiêm bupivacaine hydrochloride 0,5%; Dung dịch tiêm bupvicaine hydrochloride 0,75%.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc bupivacaine hydrochloride. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc. Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn nhất.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Bupropion - Điều trị trầm cảm
- doc Thuốc Buformin - Điều trị tiểu đường typ 2
- doc Thuốc Butenafine - Điều trị bệnh nhiễm nấm da
- doc Thuốc Bumetanide - Điều trị các triệu chứng của bệnh suy tim
- doc Thuốc Buspirone - Điều trị lo âu
- doc Thuốc Butoconazole - Điều trị nhiễm nấm âm đạo
- doc Thuốc Bupivacaine - Tác dụng gây tê
- doc Thuốc Buclizine - Điều trị say tàu xe
- doc Thuốc Butorphanol - Điều trị các cơn đau sau phẩu thuật
- doc Thuốc Budesonide + formoterol - Điều trị hen suyễn, phổi
- doc Thuốc Buphenine - Điều trị các vấn đề tuần hoàn máu kém
- doc Thuốc Budesonide - Điều trị bệnh Crohn, viêm loét đại tràng
- doc Thuốc Buflomedil - Điều trị bệnh mạch máu não và mạch máu ngoại biên
- doc Thuốc Bulaquine - Điều trị và phòng chống vivax sốt rét
- doc Thuốc Bucillamine - Điều trị viêm khớp
- doc Thuốc Buprenorphine - Giảm đau, gây nghiện
- doc Thuốc Buscopan® - Điều trị các cơn đau co thắt
- doc Thuốc Buserelin - Điều trị lạc nội mạc tử cung và ung thư tuyến tiền liệt
- doc Thuốc Busulfan - Điều trị bệnh bạch cầu
- doc Thuốc Buspar - Thuốc chống lo âu
- doc Thuốc Butalbital + Aspirin + Caffeine - Điều trị đau đầu, an thần
- doc Thuốc Butamirate - Điều trị và ức chế ho
- doc Thuốc Butizide - Lợi tiểu
- doc Thuốc Butobarbital - Điều trị bệnh khó ngủ
- doc Thuốc Butriptyline - Điều trị các vấn đề liên quan đến thần kinh và cảm xúc
- doc Thuốc Buxemaf Cream® - Điều trị bệnh viêm da và chàm cấp