Bài học Toán 12
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Toán học 12
Bước vào năm học cuối cấp, khác hẳn với những năm học trước, học sinh khối 12 thật sự cần một chiến lược học tập tốt để có thể trải qua những kì thi quan trọng mang tính quyết định. Trong đó, môn Toán là môn học chủ đạo nên lượng kiến thức học sinh cần nắm là rất lớn.
Ở phần Giải tích 12, học sinh sẽ tiếp tục tìm hiểu một số ứng dụng của đạo hàm, lũy thừa đã được học từ các lớp trước. Bên cạnh đó, học sinh còn được làm quen các dạng toán mới về hàm số mũ và hàm số lôgarit, nguyên hàm – tích phân. Đồng thời, học sinh sẽ được bổ sung thêm một tập hợp số mới mà ở đó, một con số bình phương sẽ bằng một số âm.
2. Hướng dẫn học hiệu quả Toán học 12
2.1. Học Toán trên trường lớp
a) Nắm chắc các lý thuyết, định nghĩa
Dù không phải học thuộc lòng như mấy môn xã hội, nhưng các định nghĩa cũng như lý thuyết của môn Toán bắt buộc các em phải học thật chắc.
Các tính chất, công thức, định nghĩa phải nhớ thì các em mới vận dụng nó vào bài tập để chứng minh, giải thích hay phân tích được. Những gì có thể nhớ được trên lớp thì các em cứ cố gắng nhét vào đầu, vì nó sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi học bài ở nhà.
b) Không học dồn
Đối với các môn tự nhiên như Toán Lý Hóa, đặc biệt là môn Toán, thì các em phải học vững cái trước thì mới học tốt được cái sau. Bởi thế, việc học dồn là điều không thể để xảy ra với môn học này.
Có nhiều em học sinh không học bài, đến khi thi mới lôi ra học công thức này nọ thì sẽ có kết quả thi rất thấp. Bởi vì phải có một quá trình để học và trao dồi mỗi ngày, áp dụng những kiến thức vào bài tập thì các em mới ghi nhớ lâu được.
Các kiến thức có liên quan với nhau, vì thế khi các em đã bỏ quá nhiều mà giờ phải học dồn sẽ không hiểu quả và ảnh hưởng đến sức khỏe của mình nữa.
c) Lắng nghe và ghi chép mọi thông tin từ bài giảng:
Đa số bài giảng của thầy cô đều nằm trong sách tới 80% và chỉ 20% là ở ngoài sách để các em hiểu sâu hơn. Vì thế, hãy ghi chép tất cả những gì thầy cô giảng dạy vì đó đều cần thiết và giúp ích cho các em rất nhiều.
Nếu chỉ ngồi nghe thôi mình sẽ quên nhanh khi về nhà. Vì vậy, không những nghe mà còn phải viết xuống tập một cách cẩn thận để có cái mình xem lại. Hãy tập cho mình thói quen đó các em nhé, nó rất hiệu quả đấy!
d) Mạnh dạn hỏi khi chưa hiểu:
Trong quá trình học trên lớp, chắc chắn sẽ có những điều các em thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ. Hãy mạnh dạn dơ tay để hỏi Thầy Cô của mình để họ giảng lại hay giải thích cho các em nghe nhé. Vì khi các em hiểu sâu, các em mới làm bài tập và khắc ghi trong đầu được.
Đừng ngại ngùng khi mình hỏi, vì thầy cô sẽ rất vui nếu các em dám hỏi để thêm kiến thức cho mình. Họ sẽ giúp đỡ học trò của mình bằng mọi cách để các em học tốt hơn!
2.2. Tự học Toán tại nhà
a) Đọc trước bài mới ở nhà:
Xem bài mới trước khi đến lớp là một cách để các em tiếp thu bài tuyệt vời. Nếu các em có xem qua và chuẩn bị bài trước, các em sẽ bắt kịp bài và hiểu dễ dàng hơn, tránh tình trạng bỡ ngỡ khi gặp bài học lạ hoặc khó. Không những thế, khi đọc trước thì các em sẽ chuẩn bị sẵng cho mình những thắc mắc để lên lớp giáo viên giải đáp cho mình nữa.
b) Học và làm bài tập thật nhiều:
Các em phải làm bài tập nhiều để những công thức mà mình học được áp dụng. Càng làm nhiều, các em sẽ tiếp xúc với nhiều dạng bài tập, nó sẽ tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các em giải các bài sau này.
Nếu mình làm nhiều dạng, khi đi thi có thể gặp lại và chẳng khó khăn gì để mình giải nữa cả. Lúc đó các em mới thấy được việc làm bài tập nhiều có lợi vô cùng!
c) Yêu thích môn học:
Bất cứ điều gì khi mình yêu thích thì mình sẽ làm tốt nó nhất. Vì vậy, hãy tập yêu môn Toán thử đi, hãy tạo cảm hứng để mình học. Các em sẽ chinh phục được nó nếu các em yêu thích nó. Đừng đặt áp lực quá nhiều vào nó, thay vào đó hãy thoải mái để học, các em sẽ thành công thôi!
2.3. Tổng quan cấu trúc đề thi
Kiến thức theo lớp
Theo thống kê, nội dung kiến thức của đề minh họa môn Toán 2020 có đến 90% ở chương trình Toán lớp 12, 10% còn lại thuộc chương trình toán 11.
Cụ thể trong 50 câu thì có 5 câu Toán lớp 11 và 45 câu toán 12.
Kiến thức theo phân môn
- Hình học chiếm 32% (16 câu).
- Đại số Giải tích chiếm 68% (34 câu).
Số câu theo chủ đề
Chủ đề "Khảo sát hàm số và các bài Toán liên quan" (chương 1 Giải tích 12) có đến 13 câu, chiếm 26%, lớn nhất đề thi minh họa.
Hai chủ đề "Mũ - Logarit" và "Hình Oxyz" mỗi chủ đề có 8 câu, chiếm 16%. Chủ đề "Nguyên hàm - Tích phân - Ứng dụng" có 7 câu, chiếm 14% đề thi.
Bốn chủ đề lớn nhất đều thuộc chương trình toán 12 và chiếm đến 72% tổng số câu. 28% còn lại chia rải rác cho 6 chủ đề còn lại của toán 12 và lớp 11 (mỗi chủ đề từ 1-3 câu).
Số phức, nội dung nằm ở cuối học kì 2 toán 12, chỉ có 3 câu - khá ít nếu so với các năm trước. Sự thay đổi này có lẽ là do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 khiến học sinh phải nghỉ học dài ngày trong thời gian gần đây.
3. Cách ôn tập và làm bài thi hiệu quả
3.1. Ôn tập như thế nào?
Vì thi trắc nghiệm nên lượng kiến thức sẽ rất rộng, các em cần ôn luyện nắm chắc kiến thức sách giáo khoa tất cả các chương, bài từ lý thuyết tới bài tập.
Các chủ đề lớp 12: Ứng dụng của đạo hàm, khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số; Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit; Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng; Số phức; Khối đa diện - Thể tích khối đa diện; Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu; Phương pháp tọa độ trong không gian.
Khi ôn, các em nên ôn theo từng chủ đề. Trong mỗi chủ đề cần nắm rõ công thức làm bài, các dạng thường gặp, các lỗi hay mắc phải, luyện giải đề. Sau khi đã ôn tập đủ các chủ đề, các em nên tập giải các đề tổng hợp theo đúng thời gian cho phép (nên nhớ bấm đồng hồ chỉ được làm bài trong khoảng thời gian quy định).
Việc giải đề sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, biết cách phân phối thời gian làm bài hợp lý, rèn kỹ năng tính toán nhanh... Mỗi khi làm xong và so đáp án cần rút ra lưu ý cho bản thân ở những câu sai. Với những câu không hiểu, đừng ngần ngại hỏi bạn bè hoặc thầy cô.
3.2. Các quy tắc khi làm bài thi được điểm cao
Đề thi Toán sẽ có 50 câu hỏi trắc nghiệm và chỉ có 1 câu trả lời đúng nhất. Các em học sinh có thể tham khảo làm bài theo 4 bước sau.
- Bước 1: Làm những câu nhận biết, thông hiểu (thường là 25 câu đầu). Thời gian làm mỗi câu ở phần này chỉ nên khoảng 1 - 2 phút.
- Bước 2: Làm những câu vận dụng thấp có khoảng 15 câu, thời gian làm mỗi câu ở phần này khoảng 2 - 3 phút.
- Bước 3: Làm các câu hỏi khó - cực khó ở mức vận dụng cao (khoảng 10 câu). Thời gian làm bài khoảng 3,5 phút
3.3. Chú ý khi làm bài trắc nghiệm
- Không dừng lại quá lâu ở một câu hỏi bởi câu dù khó hay dễ cũng là 0,2 điểm.
- Đối với các câu hình học ở mức độ đơn giản cần hạn chế vẽ hình. Nếu nhất thiết phải vẽ thì cũng không cần vẽ quá cầu kỳ vì sẽ rất tốn thời gian, cố gắng tưởng tượng là chính.
- Có thể sử dụng phương pháp loại trừ khi làm bài
- Chú ý phân chia thời gian hợp lý cho các câu
- Không được bỏ trống bất kỳ câu nào dù không biết đáp án chính xác
- Nhiều em có thói quen làm trắc nghiệm mà làm như tự luận, nghĩa là đọc xong phần đề dẫn là đã vội vàng giải ngay, khi ra đáp số rồi mới so sánh với 4 đáp án A, B, C, D để xem đáp án nào đúng thì chọn. Cần xác định hướng xử lý trước khi bắt tay vào giải.
Tham khảo thêm
- doc
Ôn tập chương 2: Hàm số lũy thừa, Hàm số mũ và Hàm số Lôgarit
- docx
Ôn tập chương 1: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
- doc
Bài 6: Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit
- docx
Bài 5: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số
- doc
Bài 5: Phương trình mũ và phương trình lôgarit
- doc
Ôn tập chương 4: Số phức
- docx
Bài 4: Đường tiệm cận
- docx
Ôn tập Chương 1: Khối đa diện
- doc
Bài 4: Hàm số mũ Hàm số lôgarit
- doc
Ôn tập chương 3: Nguyên hàm, Tích phân và Ứng dụng