Levobupivacaine - Thuốc gây tê tại chỗ
Tìm hiểu về thuốc Levobupivacaine trên eLib.VN sẽ cho bạn biết về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, tương tác thuốc và những điều cần thận trọng khác. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho mọi người.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Tác dụng của thuốc levobupivacaine là gì?
Levobupivacaine thuộc nhóm thuốc gây tê tại chỗ. Đây là loại thuốc được sử dụng để làm cho một vùng cơ thể tê cứng hoặc làm mất cảm giác đau.
Ở người lớn, levobupivacaine được sử dụng như một thuốc gây tê cục bộ để làm tê liệt các bộ phận của cơ thể trước khi đại phẫu (ví dụ như mổ lấy thai ngoài tử cung ) và tiểu phẫu.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc này để giảm đau sau khi đại phẫu thuật hoặc khi sinh nở.
Bạn nên dùng thuốc levobupivacaine như thế nào?
Bác sĩ sẽ tiêm levobupivacaine bằng kim hoặc tiêm vào một ống nhỏ đặt lưng (gây tê ngoài màng cứng). Levobupivacaine cũng có thể được tiêm vào các bộ phận khác của cơ thể để làm tê khu vực mà bạn sắp sửa điều trị, như cánh tay hoặc chân. Bác sĩ và y tá sẽ cần theo dõi bệnh nhân được tiêm levobupivacaine cẩn thận và chặt chẽ.
Bạn nên bảo quản thuốc levobupivacaine như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc levobupivacaine cho người lớn như thế nào?
Liều dùng thông thường cho người lớn gây mê phẫu thuật:
Đối với gây mê khối ngoài màng cứng, dùng 50-100 mg (10-20 ml) dung dịch 0,5% hoặc 75-150 mg (10-20 ml) dung dịch 0,75%. Đối với mổ lấy thai, dùng 75-150 mg (15-30 ml) dung dịch 0,5%. Đối với gây tê tủy sống, dùng 15 mg (3 ml) dung dịch 0,5%.
Liều tối đa là 150 mg/liều hoặc 400 mg/ngày.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh gây tê dây thần kinh ngoại biên:
Bạn dùng 2,5-150 mg hoặc 1-2 mg/kg (0,4 ml/kg) dung dịch 0,25% hoặc 0,5%. Không dùng liều quá 40 ml.
Liều tối đa là 150 mg/liều và 400 mg/ngày.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh gây mê ngấm:
Bạn dùng mức 150 mg (60 ml) cho dung dịch 0,25%.
Đối với gây tê quanh cầu mắt trong quá trình phẫu thuật mắt, dùng 37,5-112,5 mg (5-15 ml) dung dịch 0,75%.
Liều tối đa là 150 mg/liều và 400 mg/ngày.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh đau cấp tính:
Đối với giảm đau khi chuyển dạ, dùng 15-50 mg (6-20 ml) dung dịch 0,25 tiêm bolus; hoặc dùng liều truyền liên tục ở mức 5-12,5 mg (4-10 ml) mỗi giờ sử dụng dung dịch 0,125% hoặc 5-12,5 mg (8-20 ml) mỗi giờ sử dụng dung dịch 0,0625%. Đối với giảm đau sau phẫu thuật, dùng 10-25 mg (4-10 ml) mỗi giờ với dung dịch 0,25% hoặc dùng 12,5-18,75 mg (10-15 ml) mỗi giờ với dung dịch 0,125% hoặc 12,5-18,75 mg (20-30 ml) mỗi giờ với dung dịch 0,0625%. Liều dùng có thể được dùng dưới dạng gây tê ngoài màng cứng.
Liều tối đa là 150 mg/liều và 400 mg/ngày.
Liều dùng thuốc levobupivacaine cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh gây mê xâm nhập:
Đối với khối ilioinguinal hoặc iliohypogastric ở trẻ em dưới 12 tuổi, dùng 0,625-2,5 mg/kg (0,25-0,5 ml/kg) dung dịch 0,25 hoặc 0,5% cho trẻ.
Thuốc levobupivacaine có những dạng và hàm lượng nào?
Levobupivacaine có những dạng và hàm lượng sau:
Dung dịch, tiêm tĩnh mạch: 0,625 mg/ml, 1,25 mg/ml; Dung dịch, tiêm tĩnh mạch/ truyền: 2,5 mg/ml, 5 mg/ml, 7,5 mg/ml.
3. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc levobupivacaine ?
Bạn có thể gặp các tác dụng phụ rất phổ biến (có thể ảnh hưởng đến hơn 1 trong 10 người) sau đây:
Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu, khó thở, tầm nhìn mờ (đây là những dấu hiệu của bệnh thiếu máu); Tụt huyết áp; Buồn nôn.
Bên cạnh đó, có một số tác dụng phụ phổ biến (có thể ảnh hưởng đến 1 trong 10 người) bao gồm:
Chóng mặt; Đau đầu; Nôn; Gặp vấn đề với trẻ chưa sinh; Đau lưng; Nhiệt độ cơ thể cao (sốt); Đau sau phẫu thuật.
Một số người còn gặp những tác dụng phụ chưa đảm bảo (tần số không thể được ước lượng từ dữ liệu có sẵn) chẳng hạn như:
Dị ứng (quá mẫn cảm) nghiêm trọng gây khó khăn về hô hấp, khó nuốt, phát ban và huyết áp rất thấp; Dị ứng (quá mẫn cảm) được ghi nhận với các phản ứng da đỏ ngứa, hắt hơi, ra mồ hôi nhiều, tim đập nhanh, ngất xỉu hoặc sưng mặt, môi, miệng, lưỡi hoặc họng; Mất ý thức; Buồn ngủ; Mờ mắt; Ngừng thở; Tim block hoặc tim dừng đập; Tê ngứa cục bộ; Tê lưỡi; Yếu cơ hoặc co thắt; Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột; Liệt; Động kinh (co giật); Ngứa ran, tê hoặc có cảm giác bất thường khác; Cương cứng kéo dài có thể gây đau; Rối loạn thần kinh có thể bao gồm sụp mí mắt, teo đồng tử (phần trung tâm màu đen của mắt), hốc mắt trũng, đổ mồ hôi và/hoặc đỏ ở một bên mặt.
Ngoài ra, tình trạng tim đập nhanh, chậm, không đều hay những thay đổi của nhịp tim nhìn thấy trên điện tâm đồ cũng đã được báo cáo như tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ có thể kéo dài hoặc vĩnh viễn (trường hợp hiếm).
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc levobupivacaine bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng thuốc này, cho bác sĩ biết:
Nếu bạn bị dị ứng (mẫn cảm) với levobupivacaine, bất kỳ thuốc tê tại chỗ tương tự khác hoặc bất kỳ thành phần khác của thuốc này; Nếu bạn có huyết áp quá thấp để có thể làm tê một khu vực bằng cách tiêm levobupivacaine vào tĩnh mạch; Là một loại thuốc giảm đau được tiêm vào khu vực xung quanh cổ tử cung trong giai đoạn đầu chuyển dạ (tê khối).
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
5. Tương tác thuốc
Thuốc levobupivacaine có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là:
Đặc biệt, nói với bác sỹ nếu bạn đang dùng thuốc để trị:
Tim đập không đều (như mexiletin); Nhiễm nấm (như ketoconazole); Hen suyễn (như theophylline).
Các thuốc này có thể ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của levobupivacaine trong cơ thể của bạn.
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc levobupivacaine không?
Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc levobupivacaine?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Nếu bạn có bệnh tim; Nếu bạn bị các bệnh về hệ thần kinh; Nếu bạn đang yếu hoặc bị bệnh; Nếu bạn là người cao tuổi; Nếu bạn có bệnh gan.
6. Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Levobupivacaine Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. ELib.VN khuyên bạn nên kiên trì và sử dụng đều đặn để đảm bảo kết quả tốt nhất.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Levofloxacin - Điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Leucodinine B® - Điều trị tại chỗ các trường hợp tăng sắc tố melanin
- doc Thuốc Letrozole - Điều trị một số loại ung thư vú
- doc Thuốc Letbab - Ngừa thiếu canxi
- doc Thuốc Lercanidipine - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Lepirudin - Ngăn ngừa các cục máu đông
- doc Thuốc Lenitral® - Điều trị huyết áp cao trong khi phẫu thuật
- doc Thuốc Lenalidomide - Điều trị bệnh thiếu máu
- doc Thuốc Lemocin® - Giảm đau tại chỗ trong bệnh viêm hầu họng
- doc Thuốc Legalon® - Điều trị hỗ trợ viêm gan mạn tính
- doc Thuốc Leflunomide - Điều trị viêm khớp dạng thấp
- doc Thuốc Lecithin - Điều trị các bệnh về gan
- doc Thuốc Lecifex 500 - Điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ
- doc Thuốc Lauromacrogol 400 - Điều trị giãn tĩnh mạch
- doc Thuốc Latanoprost + Timolol - Điều trị bệnh tăng nhãn áp
- doc Thuốc Latanoprost - Điều trị tăng nhãn áp do bệnh glaucom
- doc Thuốc Latamoxef - Điều trị các bệnh nhiễm trùng nhạy cảm.
- doc Thuốc Lariam® - Điều trị và ngăn ngừa bệnh sốt rét
- doc Thuốc L-cystine - Điều trị tình trạng sạm da
- doc Thuốc Lexapro® - Điều trị trầm cảm
- doc Thuốc Levothyroxine - Điều trị tuyến giáp hoạt động kém
- doc Thuốc Levosulpiride - Chống loạn thần và hỗ trợ nhu động
- doc Levonorgestrel + Ethinylestradiol - Thuốc ngừa thai
- doc Thuốc Levonorgestrel - Ngừa thai khẩn cấp
- doc Thuốc Levomepromazine - Điều trị rối loạn do lo âu, rối loạn giấc ngủ
- doc Thuốc Levodropropizine - Trị ho cho người lớn và trẻ em
- doc Thuốc Levodopa - Điều trị bệnh Parkinson
- doc Thuốc Levocetirizine - Giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi
- doc Thuốc Levocetile® - Điều trị bệnh thoái hóa
- doc Thuốc Levocarnitine - Ngăn ngừa và điều trị tình trạng carnitine trong máu thấp
- doc Thuốc Levocabastine - Điều trị các triệu chứng của bệnh dị ứng cho mắt
- doc Thuốc Levobunolol - Điều trị áp lực cao bên trong mắt do tăng nhãn áp
- doc Thuốc Levigatus - Điều trị các nhiễm khuẩn tại chỗ trên da
- doc Thuốc Levetiracetam - Điều trị các rối loạn co giật
- doc Thuốc Levamisole - Thuốc trị bệnh ung thư
- doc Thuốc Levalbuterol - Ngăn ngừa và điều trị thở khò khè
- doc Thuốc Lapatinib - Điều trị một số loại bệnh ung thư vú
- doc Thuốc Lantus - Kiểm soát lượng đường trong máu
- doc Thuốc Lanthanum carbonate - Ngăn ngừa mức phosphate cao trong máu
- doc Thuốc Lansoprazole - Điều trị và ngăn chặn viêm loét dạ dày
- doc Thuốc Lanreotide - Điều trị bệnh to cực
- doc Thuốc Lamotrigine - Ngăn ngừa và kiểm soát cơn động kinh
- doc Thuốc Lamivudine + zidovudine - Giảm khả năng lây nhiễm HIV
- doc Thuốc Lamivudine - Giúp kiểm soát lây nhiễm HIV
- doc Thuốc Lamisil® - Điều trị các bệnh nhiễm nấm ở da
- doc Thuốc Lamisil AT® - Giảm ngứa, nứt bàn chân
- doc Thuốc Lamictal® - Điều trị động kinh
- doc Thuốc Lactulose STADA® - Điều trị tiền hôn mê và hôn mê
- doc Thuốc Lactomin® - Điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón
- doc Thuốc Lacteol® - Điều trị tiêu chảy
- doc Thuốc Lactaid® - Điều trị chứng đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy
- doc Thuốc Lactacyd Confidence® - Vệ sinh vùng kín
- doc Thuốc Lactacyd - Chăm sóc vùng kín của phụ nữ sau sinh
- doc Thuốc Lactacare® - Hỗ trợ tiêu hóa
- doc Thuốc Lacidipine - Điều trị cao huyết áp
- doc Thuốc Labetalol - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Labavie - Hỗ trợ tiêu hóa, điều trị rối loạn tiêu hóa
- doc Thuốc L-glutamine - Điều trị thiếu hụt axit amin, glutamine