Thuốc Lidocain 2% - Điều trị nhịp nhanh thất do nhồi máu cơ tim

Thuốc Lidocain 2% được sử dụng để gây tê tại chỗ/khu vực trong ngoại khoa, phụ khoa, nha khoa, phòng ngừa cấp một loạn nhịp thất ác tính, nhịp nhanh thất và rung thất, hai nhịp nhanh thất và rung thất trong vòng 6-24 giờ sau khi hết loạn nhịp tim. Mời các bạn cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau 

Thuốc Lidocain 2% - Điều trị nhịp nhanh thất do nhồi máu cơ tim

Tên gốc: lidocaine hydrochloride 200mg

Tên biệt dược: Lidocain 2%

Phân nhóm: thuốc gây mê-gây tê

1. Tác dụng

Tác dụng của Lidocain 2% là gì?

Thuốc Lidocain 2% được sử dụng để gây tê tại chỗ/khu vực trong ngoại khoa, phụ khoa, nha khoa, phòng ngừa cấp một loạn nhịp thất ác tính, nhịp nhanh thất và rung thất, hai nhịp nhanh thất và rung thất trong vòng 6-24 giờ sau khi hết loạn nhịp tim.

Thuốc Lidocain 2% còn được sử dụng để điều trị nhịp nhanh thất do nhồi máu cơ tim cấp trước khi nhập viện hoặc khi có kèm bệnh tim do thiếu máu cục bộ hay có bệnh tim thực thể giai đoạn nằm viện.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Lidocain 2% cho người lớn như thế nào?

Gây tê tại chỗ: bạn nên dùng nồng độ và liều thấp nhất mà vẫn có hiệu quả.

Bạn dùng tối đa 4,5mg/kg/liều đơn và 300mg/tổng liều.

Nồng độ 0,5% trong tiêm ngấm qua da: dùng 1-60ml, tiêm ngấm khu vực qua đường tĩnh mạch: dùng 10-60ml.

Nồng độ 1% trong tiêm ngấm qua da: dùng 1-60ml, phong bế thần kinh giao cảm: dùng 5ml (vùng cổ) hoặc 5-10ml (vùng thắt lưng), phong bế thần kinh ngoại biên: dùng 3ml (liên sườn) hoặc 3-5ml (cạnh bên cột sống) hoặc 10ml (dây thần kinh thẹn), cạnh cổ tử cung: dùng 10ml, phong bế thần kinh trung ương ngoài màng cứng: dùng 20-30ml (vùng ngực) hoặc 25-30ml (vùng thắt lưng), phong bế thần kinh trung ương vùng ống cùng: dùng 20-30ml (sản khoa) hoặc 15-20ml (ngoại khoa).

Nồng độ 1.5% trong phong bế đám rối thần kinh ngoại biên cánh tay và phong bế thần kinh trung ương ngoài màng cứng (giảm đau): dùng 15-20ml.

Nồng độ 2% trong nha khoa: dùng 1-5ml, ngoài màng cứng: dùng 10-15ml, ngón tay/chân, dương vật, tai, mũi: dùng 2-3ml, phong bế thần kinh trung ương: dùng 10-15ml.

Gây tê khu vực

Liều tối đa: bác sĩ sẽ tiêm 4mg/kg qua đường tĩnh mạch.

Khoa tim

Đầu tiên bác sĩ sẽ tiên tiêm tĩnh mạch chậm 1-2mg/kg (tối đa 100mg). Sau 5-10 phút có thể lặp lại một liều 0,5-0,75mg/kg cho đến tổng liều tối đa 300mg. Sau đó thêm 10ml Lidocain 2% vào 500ml dung dịch isodex hay ringer và truyền 20-55mcg/kg/phút (tối đa 4mg/phút).

Liều duy trì duy trì: bác sĩ sẽ truyền 1mg/phút đến khi tình trạng bệnh của bệnh nhân còn đòi hỏi, tối đa 4,5mg/kg/giờ hay 300mg/tổng liều.

Liều dùng thuốc Lidocain 2% cho trẻ em như thế nào?

Gây tê tại chỗ

Nồng độ 0,5%, 1%: dùng tối đa 4,5mg/kg/liều đơn, không lặp lại liều tối đa trong vòng 24 giờ.

Khoa tim

Liều khởi đầu dùng 1mg/kg, sau đó bác sĩ sẽ truyền tĩnh mạch 20-50mcg/kg/phút. Nếu hiệu quả chưa thỏa đáng: tiêm liều thứ hai 1mg/kg.

3. Cách dùng

Bạn nên dùng Lidocain 2% như thế nào?

Đối với khoa tim: nên tiêm bolus trước khi truyền tĩnh mạch, pha loãng dung dịch tiêm 2% với dung dịch NaCl 0,9%.

Đối với bệnh nhân suy tim và suy gan: giảm 40% liều. Người cao tuổi và suy tim nên dùng liều thấp hơn.

Bạn nên sử dụng Lidocain 2% đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với lượng lớn hơn, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

4. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Lidocain 2%?

Bạn sẽ có thể bị các triệu chứng khi dùng thuốc Lidocain 2% như buồn ngủ, chóng mặt, tê lưỡi/môi, ù tai.

Khi sử dụng liều cao hơn, các tác dụng phụ bạn có thể gặp phải như bứt rứt, sảng khoái, run, mất phương hướng, co giật, mất ý thức, suy hô hấp, buồn nôn, nôn.

Các triệu chứng có thể xảy ra khi gây tê tủy sống/ngoài màng cứng như phong bế tủy sống với huyết áp hạ, mất hoạt động của trực tràng, bàng quang, chức năng tình dục và mất cảm giác vùng đáy chậu.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng Lidocain 2%, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc. Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng). Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như sốc do tim, chức năng tâm thất trái giảm đáng kể, block nhĩ thất độ II/III, nhịp tim chậm nhiều, hội chứng Adams-Stokes, bệnh sử co giật do lidocaine, suy gan nặng. Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc này, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kì. Bạn nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ. Chưa có thông tin liệu thuốc này có đi vào sữa mẹ hay không. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú.

Cần đặc biệt cẩn trọng khi dùng thuốc Lidocain 2% đối với bệnh nhân bệnh tim, có tạng dễ bị sốt cao ác tính, bệnh thần kinh, biến dạng cột sống, nhiễm trùng huyết và tăng huyết áp nặng, suy tuần hoàn, giảm thể tích máu, huyết áp thấp, suy gan và suy thận, người cao tuổi, động kinh, rối loạn dẫn truyền, suy hô hấp.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng Lidocain 2% trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

6. Tương tác thuốc

Thuốc Lidocain 2% có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Lidocain 2% có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc Lidocain 2% có thể tương tác với các thuốc như cimetidine, pethidine, bupivacaine, propanolol, quinidine, disopyramide, amitriptyline, nortriptyline, chlorpromazine, imipramine, phenytoin, thuốc chống loạn nhịp nhóm I/a, procainamide, thuốc an thần.

Lidocain 2% có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Lidocain 2%?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

7. Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản Lidocain 2% như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

8. Dạng bào chế

Lidocain 2% có những dạng và hàm lượng nào?

Lidocain 2% có ở dạng dung dịch tiêm, ống 10ml.

Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Lidocain 2%. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. ELib.VN khuyên bạn nên kiên trì và sử dụng đều đặn để đảm bảo kết quả tốt nhất.

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM