Thuốc Loperamid - Điều trị và kiểm soát tiêu chảy cấp
Loperamid được chỉ định kiểm soát và làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp không đặc trưng và tiêu chảy mãn tính do bệnh viêm ruột. Cùng eLib.VN tìm hiểu về tác dụng, công dụng, liều dùng cũng như một số lưu ý cảnh báo của thuốc nhé.
Mục lục nội dung
Tên hoạt chất: Loperamide hydrochloride
Phân nhóm: Thuốc trị tiêu chảy
Tên biệt dược: Lopeamid, Loperamid STADA, Loperamid DOMESCO…
1. Tác dụng của Loperamid
Tác dụng của thuốc Loperamid là gì?
Loperamid dùng để điều trị và kiểm soát tiêu chảy cấp không có biến chứng hay tiêu chảy mạn tính do bệnh viêm ruột. Đồng thời thuốc cũng làm giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông hồi tràng, đại tràng.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
2. Liều dùng thuốc Loperamid
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc Loperamid cho người lớn như thế nào?
Tiêu chảy cấp
Liều khởi đầu: 4mg (2 viên). Sau đó, uống 2mg (1 viên) sau mỗi lần đi tiêu lỏng, tối đa trong 5 ngày.
Liều thông thường: 3–4 viên/ngày. Liều tối đa: 8 viên/ngày.
Tiêu chảy mạn
Liều khởi đầu: 4mg (2 viên). Tiếp theo, bạn uống 2mg (1 viên) sau mỗi lần đi cho đến khi cầm tiêu chảy. Sau đó, bạn có thể giảm liều.
Liều duy trì: 2–4 viên/ngày, có thể chia thành liều nhỏ (uống 2 lần/ngày).
Liều dùng thuốc Loperamid cho trẻ em như thế nào?
Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em thường xuyên trong khi điều trị tiêu chảy cấp:
Trẻ em dưới 6 tuổi: không nên sử dụng thuốc Loperamid. Trẻ từ 6–12 tuổi: uống 0,08–0,24mg/kg/ngày, chia thành 2 hoặc 3 liều.
Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây về liều điều trị cho trẻ em theo độ tuổi và cân nặng:
Tuổi (Cân nặng) Liều lượng (24 giờ đầu) 6–8 tuổi (20–30kg) 2mg x 2 lần/ngày 8–12 tuổi (> 30kg) 2mg x 3 lần/ngày
Liều duy trì hàng ngày: 1mg/10kg thể trọng trong 1 ngày, chỉ uống sau khi đi tiêu lỏng. Tổng liều dùng hàng ngày không vượt quá liều ngày đầu tiên.
Liều điều trị tiêu chảy mạn tính ở trẻ em chưa được xác định.
3. Cách dùng thuốc Loperamid
Bạn nên dùng thuốc Loperamid như thế nào?
Thuốc Loperamid được uống sau mỗi lần bị tiêu chảy.
Tổng liều dùng hàng ngày không vượt quá 16mg Loperamid mỗi ngày.
Những đối tượng sau đây chống chỉ định dùng thuốc Loperamid:
Mẫn cảm với Loperamid Người cần tránh ức chế nhu động ruột, tổn thương gan, viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng màng giả (có thể gây đại tràng to nhiễm độc) Người bị đau bụng nhưng không bị tiêu chảy Hội chứng lỵ, bụng trướng Không dùng Loperamid điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ em dưới 6 tuổi Không dùng thay thế phương pháp bù nước, điện giải đường uống
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Sử dụng quá liều Loperamid, bạn có thể bị suy hô hấp và hệ thần kinh trung ương, co cứng bụng, táo bón, kích thích đường tiêu hóa, buồn nôn và nôn. Tình trạng này thường xảy ra khi liều dùng hàng ngày khoảng 60mg Loperamid.
Khi đó, bạn có thể được rửa dạ dày, sau đó bác sĩ cho uống khoảng 100g than hoạt tính thông qua ống xông dạ dày. Bác sĩ theo dõi các dấu hiệu thần kinh trung ương, nếu có thì bạn sẽ được tiêm 2mg naloxon (0,01 mg/kg thể trọng cho trẻ em), có thể dùng nhắc lại với tổng liều tối đa là 10mg.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
4. Tác dụng phụ của Loperamid
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Loperamid?
Thường gặp: đau bụng, táo bón, buồn nôn và nôn.
Ít gặp: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, trướng bụng, khô miệng, nôn.
Hiếm gặp: tắc ruột do liệt, dị ứng, các phản ứng quá mẫn như hội chứng Stevens-Johnson, mất ý thức, tăng trương lực cơ, giảm khả năng phối hợp vận động…
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi thường gặp các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như ngủ gật, trầm cảm, hôn mê. Vì vậy, Loperamid không được dùng trong điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng/Cảnh báo khi dùng thuốc Loperamid
Trước khi dùng thuốc Loperamid, bạn nên lưu ý những gì?
Bạn cần theo dõi nhu động ruột và lượng phân, nhiệt độ cơ thể, tình trạng trướng bụng.
Lưu ý khi dùng thuốc Loperamid ở những người bệnh giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng.
Bạn nên ngừng dùng thuốc nếu không thấy có tác dụng trong vòng 48 giờ.
Không nên dùng Loperamid kéo dài, bạn chỉ dùng để điều trị triệu chứng trong các đợt cấp của tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Loperamid trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)
Không dùng Loperamid cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Thuốc có ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc như gây mệt mỏi, chóng mặt hay đau đầu. Do đó, bạn nên thận trọng khi dùng thuốc trong khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
6. Tương tác thuốc khi dùng Loperamid
Thuốc Loperamid có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc Loperamid có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Những thuốc có thể tương tác với thuốc Loperamid bao gồm:
Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, phenothiazin Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Thuốc Loperamid có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Loperamid?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
7. Bảo quản thuốc Loperamid
Bạn nên bảo quản thuốc Loperamid như thế nào?
Bảo quản ở nhiệt độ 15–30ºC, để nơi khô ráo, thoáng mát. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
8. Dạng bào chế thuốc Loperamid
Thuốc Loperamid có những dạng và hàm lượng nào?
Loperamid thường được sản xuất dưới dạng viên nang cứng, dùng để uống, với hàm lượng Loperamid trong mỗi viên là 2mg.
Các bài viết của eLib chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham khảo thêm
- doc Loratadin - Điều trị các triệu chứng cảm
- doc Thuốc Lonazolac - Giảm đau, viêm
- doc Thuốc Lomustine - Điều trị các loại ung thư
- doc Thuốc Lomexin® - Điều trị nhiễm nấm da
- doc Thuốc Lomefloxacin - Điều trị các loại nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Lomac 20 - Điều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày
- doc Thuốc Lodoxamide - Điều trị dị ứng ở mắt
- doc Thuốc Locacid - Điều trị mụn trứng cá
- doc Thuốc Locabiotal® - Điều trị nhiễm trùng và viêm mũi
- doc Thuốc Loperamide - Điều trị tiêu chảy
- doc Thuốc Loxoprofen - Làm dịu cơn đau từ các chứng bệnh
- doc Thuốc LOXFEN® - Kháng viêm trong viêm khớp dạng thấp mạn
- doc Thuốc Loxapine - Điều trị các chứng rối loạn tinh thần
- doc Thuốc Lovastatin - Giảm lượng cholesterol
- doc Thuốc Loteprednol - Giảm nhất thời các triệu chứng bệnh dị ứng theo mùa
- doc Thuốc Lotemax - Điều trị viêm sau phẫu thuật mắt.
- doc Thuốc Losartan + Hydrochlorothiazide - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Losartan - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Lornoxicam - Điều trị các bệnh cơ xương, rối loạn khớp xương
- doc Thuốc Lormetazepam - Điều trị chứng mất ngủ trầm trọng
- doc Thuốc Lorcaserin - Thuốc giảm cân
- doc Thuốc Lorazepam - Điều trị lo âu
- doc Loratadine + Pseudoephedrine - Thuốc thông mũi giúp làm giảm nghẹt mũi
- doc Thuốc Loratadine - Điều trị các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi
- doc Thuốc Lorastad D - Giảm các triệu chứng dị ứng
- doc Thuốc Loracarbef - Điều trị nhiễm trùng khác nhau do vi khuẩn
- doc Thuốc Lopril® - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Lopinavir + Ritonavir - Giảm nguy cơ mắc các biến chứng HIV
- doc Thuốc Loperamide Hexal® - Điều trị tiêu chảy cấp