Giải bài tập SGK Toán 11 Nâng cao Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học
eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung giải bài tập bài Phương pháp quy nạp toán học SGK Toán 11 Nâng cao bên dưới đây. Thông qua tài liệu này các em vừa ôn tập được kiến thức vừa nâng cao kĩ năng làm bài hiệu quả để từ đó có phương pháp học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
2. Giải bài 2 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
3. Giải bài 3 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
4. Giải bài 4 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
5. Giải bài 5 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
6. Giải bài 6 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
1. Giải bài 1 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, ta luôn có đẳng thức sau:
\(1 + 2 + 3 + ... + n = {{n\left( {n + 1} \right)} \over 2}\) (1)
Phương pháp giải:
Để chứng minh một mệnh đề đúng với mọi \(n \in {\mathbb{Z}^+}\), ta tiến hành:
- Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng khi n = 1 .
- Bước 2: Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên n = k (k ≥ 1) và chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k + 1.
Hướng dẫn giải:
+) Với n = 1 ta có \(1 = {{1\left( {1 + 1} \right)} \over 2}\) (đúng).
Vậy (1) đúng với n = 1
+) Giả sử (1) đúng với n = k, tức là ta có:
\(1 + 2 + 3 + ... + k = {{k\left( {k + 1} \right)} \over 2}\)
Ta chứng minh (1) đúng với n = k + 1 tức là phải chứng minh:
\(1 + 2 + ... + k + \left( {k + 1} \right) = {{\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)} \over 2}\)
Thật vậy ta có:
\(\eqalign{ & 1 + 2 + ... + k + \left( {k + 1} \right) \cr & = {{k\left( {k + 1} \right)} \over 2} + \left( {k + 1} \right) \cr & = {{k\left( {k + 1} \right) + 2\left( {k + 1} \right)} \over 2} \cr & = {{\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)} \over 2} \cr} \)
Vậy (1) đúng với n = k + 1 do đó (1) đúng với mọi n nguyên dương.
2. Giải bài 2 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, ta luôn có đẳng thức:
\({2^2} + {4^2} + ... + {\left( {2n} \right)^2} = {{2n\left( {n + 1} \right)\left( {2n + 1} \right)} \over 3}\)
Phương pháp giải:
Để chứng minh một mệnh đề đúng với mọi \(n \in {\mathbb{Z}^+}\), ta tiến hành:
- Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng khi n = 1 .
- Bước 2: Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên n = k (k ≥ 1) và chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k + 1.
Hướng dẫn giải:
+) Với n = 1 ta có \({2^2} = {{2.2.3} \over 3}\) (đúng).
Vậy (1) đúng với n = 1
+) Giả sử (1) đúng với n = k, tức là ta có:
\({2^2} + {4^2} + ... + {\left( {2k} \right)^2} = {{2k\left( {k + 1} \right)\left( {2k + 1} \right)} \over 3}\)
+) Ta chứng minh (1) đúng với n = k + 1, tức là phải chứng minh:
\({2^2} + {4^2} + ... + {\left( {2k} \right)^2} + {\left( {2k + 2} \right)^2} = {{2\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)\left( {2k + 3} \right)} \over 3}\)
Thật vậy, từ giả thiết quy nạp ta có:
\(\eqalign{ & {2^2} + {4^2} + ... + {\left( {2k} \right)^2} + {\left( {2k + 2} \right)^2} \cr & = {{2k\left( {k + 1} \right)\left( {2k + 1} \right)} \over 3} + {\left( {2k + 2} \right)^2} \cr & = \frac{{2\left( {k + 1} \right).k\left( {2k + 1} \right)}}{3} + 4{\left( {k + 1} \right)^2} \cr&= \frac{{2\left( {k + 1} \right)\left( {2{k^2} + k} \right) + 12{{\left( {k + 1} \right)}^2}}}{3}\cr&= {{2\left( {k + 1} \right)\left( {2{k^2}+k+ 6k + 6} \right)} \over 3} \cr & = \frac{{2\left( {k + 1} \right)\left( {2{k^2} + 7k + 6} \right)}}{3} \cr&= \frac{{2\left( {k + 1} \right)\left( {2{k^2} + 4k + 3k + 6} \right)}}{3}\cr& = {{2\left( {k + 1} \right)\left[ {2k\left( {k + 2} \right) + 3\left( {k + 2} \right)} \right]} \over 3} \cr & = {{2\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)\left( {2k + 3} \right)} \over 3} \cr} \)
Vậy (1) đúng với n = k + 1 do đó (1) đúng với mọi \(n \in\mathbb N^*\)
3. Giải bài 3 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, ta luôn có bất đẳng thức sau:
\(1 + {1 \over {\sqrt 2 }} + ... + {1 \over {\sqrt n }} < 2\sqrt n \)
Phương pháp giải:
Để chứng minh một mệnh đề đúng với mọi \(n \in {\mathbb{Z}^+}\), ta tiến hành:
- Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng khi n = 1 .
- Bước 2: Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên n = k (k ≥ 1) và chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k + 1.
Hướng dẫn giải:
+) Với n = 1 ta có \(1 < 2\sqrt 1\).
Vậy (1) đúng với n = 1
+) Giả sử (1) đúng với n = k, tức là ta có:
\(1 + {1 \over {\sqrt 2 }} + ... + {1 \over {\sqrt k }} < 2\sqrt k \)
+) Ta chứng minh (1) đúng với \(n = k + 1\), tức là phải chứng minh:
\(1 + {1 \over {\sqrt 2 }} + ... + {1 \over {\sqrt k }} + {1 \over {\sqrt {k + 1} }} < 2\sqrt {k + 1} \left( * \right)\)
Theo giả thiết qui nạp ta có:
\(1 + {1 \over {\sqrt 2 }} + ... + {1 \over {\sqrt k }} + {1 \over {\sqrt {k + 1} }} < 2\sqrt k + {1 \over {\sqrt {k + 1} }}\)
Để chứng minh (*) ta cần chứng minh
\(2\sqrt k + {1 \over {\sqrt {k + 1} }} < 2\sqrt {k + 1} \)
Thật vậy ta có :
\(\eqalign{ & 2\sqrt k + {1 \over {\sqrt {k + 1} }} < 2\sqrt {k + 1} \cr & \Leftrightarrow 2\sqrt {k\left( {k + 1} \right)} + 1 < 2\left( {k + 1} \right) \cr & \Leftrightarrow 2\sqrt {k\left( {k + 1} \right)} < 2k + 1 \cr & \Leftrightarrow 4k\left( {k + 1} \right) < {\left( {2k + 1} \right)^2} \cr} \)
\(\Leftrightarrow 4{k^2} + 4k < 4{k^2} + 4k + 1\)
⇔ 0 < 1 (luôn đúng)
Vậy ta có (*) luôn đúng tức (1) đúng với n = k + 1, do đó (1) đúng với mọi \(n \in \mathbb N^*.\)
4. Giải bài 4 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Chứng minh rằng với mọi số nguyên n ≥ 2, ta luôn có đẳng thức sau:
\(\left( {1 - {1 \over 4}} \right)\left( {1 - {1 \over 9}} \right)...\left( {1 - {1 \over {{n^2}}}} \right) = {{n + 1} \over {2n}}\)
Phương pháp giải:
Để chứng minh một mệnh đề đúng với mọi số nguyên n ≥ 2, ta tiến hành:
- Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng khi n = 2 .
- Bước 2: Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên n = k (k ≥ 1) và chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k + 1.
Hướng dẫn giải:
+) Với n = 2 ta có \(1 - {1 \over 4} = {3 \over 4}\) (đúng). Vậy (1) đúng với n = 2
+) Giả sử (1) đúng với n = k, tức là ta có
\(\left( {1 - {1 \over 4}} \right)\left( {1 - {1 \over 9}} \right)...\left( {1 - {1 \over {{k^2}}}} \right) = {{k + 1} \over {2k}}\)
+) Ta chứng minh (1) đúng với n = k + 1, tức là phải chứng minh:
\(\left( {1 - {1 \over 4}} \right)\left( {1 - {1 \over 9}} \right)...\left( {1 - {1 \over {{{\left( {k + 1} \right)}^2}}}} \right) = {{k + 2} \over {2\left( {k + 1} \right)}}\)
Thật vậy theo giả thiết qui nạp ta có:
\(\eqalign{ & \left( {1 - {1 \over 4}} \right)\left( {1 - {1 \over 9}} \right)...\left( {1 - {1 \over {{k^2}}}} \right)\left( {1 - {1 \over {{{\left( {k + 1} \right)}^2}}}} \right) \cr & = {{k + 1} \over {2k}}\left( {1 - {1 \over {{{\left( {k + 1} \right)}^2}}}} \right) \cr & = {{k + 1} \over {2k}}.{{{k^2} + 2k} \over {{{\left( {k + 1} \right)}^2}}} ={{k + 1} \over {2k}}.{{k.\left( {k + 2} \right)} \over {{{\left( {k + 1} \right)}^2}}}= {{k + 2} \over {2\left( {k + 1} \right)}} \cr} \)
Vậy (1) đúng với n = k + 1 do đó (1) đúng với mọi n ≥ 2.
5. Giải bài 5 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Cho n là một số nguyên lớn hơn 1. Hãy chứng minh bất đẳng thức sau:
\({1 \over {n + 1}} + {1 \over {n + 2}} + ... + {1 \over {2n}} > {{13} \over {24}}.\)
Phương pháp giải:
Để chứng minh một mệnh đề đúng với mọi số nguyên n > 1, ta tiến hành:
- Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng khi n = 2 .
- Bước 2: Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên n = k (k ≥ 1) và chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k + 1.
Hướng dẫn giải:
+) Với n = 2 ta có: \({1 \over 3} + {1 \over 4} = {7 \over {12}} > {{13} \over {24}}\)
Như vậy (1) đúng khi n = 2
+) Giả sử (1) đúng khi n = k, k > 2, tức là giả sử:
\({1 \over {k + 1}} + {1 \over {k + 2}} + ... + {1 \over {2k}} > {{13} \over {24}}\)
+) Ta sẽ chứng minh (1) cũng đúng khi n = k + 1, nghĩa là ta sẽ chứng minh
\({1 \over {k + 2}} + {1 \over {k + 3}} + ... + {1 \over {2k + 1}} + {1 \over {2\left( {k + 1} \right)}} > {{13} \over {24}}\)
Thật vậy, ta có:
\(\eqalign{ & {1 \over {k + 2}} + {1 \over {k + 3}} + ... + {1 \over {2k}} + {1 \over {2k + 1}} + {1 \over {2\left( {k + 1} \right)}} \cr & = {1 \over {k + 1}} + {1 \over {k + 2}} + ... + {1 \over {2k}} + {1 \over {2k + 1}} + {1 \over {2\left( {k + 1} \right)}} - {1 \over {k + 1}} \cr & = {1 \over {k + 1}} + {1 \over {k + 2}} + ... + {1 \over {2k}} + {{2\left( {k + 1} \right) + 2k + 1 - 2\left( {2k + 1} \right)} \over {2\left( {k + 1} \right)\left( {2k + 1} \right)}} \cr & = {1 \over {k + 1}} + {1 \over {k + 2}} + ... + {1 \over {2k}} + {1 \over {2\left( {k + 1} \right)\left( {2k + 1} \right)}} \cr & > {1 \over {k + 1}} + {1 \over {k + 2}} + ... + {1 \over {2k}} > {{13} \over {24}} \cr} \)
(theo giả thiết quy nạp)
Từ các chứng minh trên suy ra (1) đúng với mọi số nguyên n > 1.
6. Giải bài 6 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Với mỗi số nguyên dương n, đặt \({u_n} = {7.2^{2n - 2}} + {3^{2n - 1}}\) (1) .Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, ta luôn có un chia hết cho 5.
Phương pháp giải:
Sử dụng phương pháp quy nạp toán học:
+ Chứng minh (1) đúng với n = 1.
+ Giả sử (1) đúng với n = k.
+ Chứng minh (1) đúng với n = k + 1.
Hướng dẫn giải:
+) Với n = 1, ta có:
\({u_1} = {7.2^{2.1 - 2}} + {3^{2.1 - 1}}= 7 + 3 = 10 \ \vdots \ 5\)
Suy ra (1) đúng khi n = 1.
+) Giả sử (1) đúng khi n = k, \(k \in \mathbb N^*\), tức là:
\({u_k} = [{7.2^{2k - 2}} + {3^{2k - 1}}] \ \vdots \ 5\)
+) Ta sẽ chứng minh nó cũng đúng khi n = k + 1
Thật vậy, ta có:
\(\eqalign{ & {u_{k + 1}} = {7.2^{2\left( {k + 1} \right) - 2}} + {3^{2\left( {k + 1} \right) - 1}} \cr & = {7.2^{2k}} + {3^{2k + 1}} \cr&= {7.2^{2k - 2 + 2}} + {3^{2k - 1 + 2}}\cr&= {4.7.2^{2k - 2}} + {9.3^{2k - 1}} \cr & ={4.7.2^{2k - 2}} + {4.3^{2k - 1}} + {5.3^{2k - 1}}\cr&= 4\left( {{{7.2}^{2k - 2}} + {3^{2k - 1}}} \right) + 5.{3^{2k - 1}} \cr & = 4.{u_k} + {5.3^{2k - 1}}\,\, \cr} \)
Vì \(u_k \ ⋮ \ 5\) (theo giả thiết qui nạp), nên suy ra \({u_{k + 1}}\) chia hết cho 5 ta được điều cần chứng minh.
7. Giải bài 7 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Cho số thực x > -1. Chứng minh rằng:
\({\left( {1 + x} \right)^n} \ge 1 + nx\) (1) với mọi số nguyên dương n.
Phương pháp giải:
Để chứng minh một mệnh đề đúng với mọi \(n \in {\mathbb{Z}^+}\), ta tiến hành:
- Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng khi n = 1 .
- Bước 2: Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên n = k (k ≥ 1) và chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k + 1.
Hướng dẫn giải:
+) Với n = 1, ta có \({\left( {1 + x} \right)^1} = 1 + x = 1 + 1.x\)
Như vậy, ta có (1) đúng khi n = 1
+) Giả sử đã có (1) đúng khi \(n = k, k \in \mathbb N^*\), tức là:
\({\left( {1 + x} \right)^k} \ge 1 + kx\)
+) Ta sẽ chứng minh nó cũng đúng khi n = k + 1.
Thật vậy, từ giả thiết x > -1 nên (1 + x) > 0
Theo giả thiết qui nạp, ta có: \({\left( {1 + x} \right)^k} \ge 1 + kx\) (2)
Nhân hai vế của (2) với 1 + x ta được:
\(\eqalign{ & {\left( {1 + x} \right)^{k + 1}} \ge \left( {1 + x} \right)\left( {1 + kx} \right) \cr & = 1 + x + kx + k{x^2}\cr&= 1 + \left( {k + 1} \right)x + k{x^2} \cr&\ge 1 + \left( {k + 1} \right)x \cr} \)
Từ các chứng minh trên suy ra (1) đúng với mọi \(n \in \mathbb N^*.\)
8. Giải bài 8 trang 100 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Một học sinh chứng minh mệnh đề “Với k là một số nguyên dương tùy ý, nếu \({8^k} + 1\) chia hết cho 7 thì \({8^{k + 1}} + 1\) cũng chia hết cho 7” như sau:
Ta có: \({8^{k + 1}} + 1 = 8\left( {{8^k} + 1} \right) - 7.\) Từ đây và giả thiết “\({8^k} + 1\) chia hết cho 7”, hiển nhiên suy ra \({8^{k + 1}} + 1\) chia hết cho 7.
Hỏi từ chứng minh trên, bạn học sinh đó có thể kết luận được “\({8^n} + 1\) chia hết cho 7 với mọi \(n \in \mathbb N^*\)” hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Kiểm tra kết luận với n = 1.
Hướng dẫn giải:
Không thể kết luận “\({8^n} + 1\) chia hết cho 7 với mọi \(n \in \mathbb N^*\)”, vì chưa kiểm tra tính đúng của mệnh đề đó khi n = 1.
Cụ thể:
Với n = 1 thì \(8^1+1=9\) không chia hết cho 7.
Vậy không cần làm các bước chứng minh như bạn HS trên.