Giải bài tập SGK Toán 11 Nâng cao Bài 3: Cấp số cộng
Mời các em học sinh lớp 11 cùng tham khảo nội dung giải bài tập SGK Nâng cao bài Cấp số cộng. Bài gồm có 10 bài tập được với nội dung chi tiết, rõ ràng giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học và vận dụng vào giải các bài tập tương tự. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong học tập của các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 19 trang 114 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
2. Giải bài 20 trang 114 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
3. Giải bài 21 trang 114 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
4. Giải bài 22 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
5. Giải bài 23 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
6. Giải bài 24 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
7. Giải bài 25 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
8. Giải bài 26 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
9. Giải bài 27 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
10. Giải bài 28 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
1. Giải bài 19 trang 114 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Chứng minh rằng mỗi dãy số sau là một cấp số cộng và hãy xác định công sai của cấp số cộng đó:
a) Dãy số (un) với \(u_n= 19n – 5 \);
b) Dãy số (un) với \(u_n= an + b\), trong đó a và b là các hằng số.
Phương pháp giải:
Dãy số (un) được gọi là 1 CSC nếu \({u_{n + 1}} = {u_n} + d,\forall n \in {N^*}\) với d là một hằng số.
Hướng dẫn giải:
Ta có:
\({u_{n + 1}} - {u_n} \)
\(= 19\left( {n + 1} \right) - 5 - \left( {19n - 5} \right) \)
\(= 19n + 19 - 5 - 19n + 5\)
= 19 với mọi n ≥ 1.
\(\Rightarrow {u_{n + 1}} = {u_n} + 19,\forall n \in {N^*}\)
Do đó (un) là một cấp số cộng với công sai d = 19.
b) Ta có:
\({u_{n + 1}} - {u_n}\) \( = an + a + b - an - b\) \( = a\left( {n + 1} \right) + b - \left( {an + b} \right) \)
= a với mọi n ≥ 1.
\(\Rightarrow {u_{n + 1}} = {u_n} + a,\forall n \in {N^*}\)
Do đó (un) là một cấp số cộng với công sai d = a.
2. Giải bài 20 trang 114 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Trên tia Ox lấy các điểm A1, A2, …, An, … sao cho với mỗi số nguyên dương n, OAn = n. Trong cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa tia Ox, vẽ các nửa đường tròn đường kính OAn, n = 1, 2, … . Kí hiệu u1 là diện tích của nửa hình tròn đường kính OA1 và với mỗi n ≥ 2, kí hiệu un là diện tích của hình giới hạn bởi nửa đường tròn đường kính OAn – 1, nửa đường tròn đường kính OAn và tia Ox (h 3.3). Chứng minh rằng dãy số (un) là một cấp số cộng. Hãy xác định công sai của cấp số cộng đó.
Phương pháp giải:
Dãy số (un) là CSC nếu un+1−un = d không đổi.
Hướng dẫn giải:
Với n ≥ 2 ta có:
Diện tích nửa đường tròn đường kính \(OA_n\) là: \({S_n} = \frac{1}{2}\pi .{\left( {\frac{{O{A_n}}}{2}} \right)^2} = \frac{1}{8}\pi {n^2}\)
Diện tích nửa đường tròn đường kính \(OA_{n-1}\) là: \({S_{n-1}} = \frac{1}{2}\pi .{\left( {\frac{{O{A_{n-1}}}}{2}} \right)^2} = \frac{1}{8}\pi {(n-1)^2}\)
Do đó,
\(\eqalign{ & {u_n} ={S_n} - {S_{n-1}}\cr& = \frac{1}{8}\pi {n^2} - \frac{1}{8}\pi {\left( {n - 1} \right)^2} \cr & = {1 \over 8}\pi \left[ {\left( {{n^2} - {{\left( {n - 1} \right)}^2}} \right)} \right] \cr & = \frac{1}{8}\pi \left( {{n^2} - {n^2} + 2n - 1} \right)\cr&= {{\left( {2n - 1} \right)\pi } \over 8}\,\left( {n \ge 2} \right) \cr & \Rightarrow {u_{n + 1}} - {u_n} \cr&= {{2n + 1} \over 8}\pi - {{\left( {2n - 1} \right)} \over 8}\pi \cr&= {\pi \over 4},\forall n \ge 2 \cr} \)
Mặt khác
\({u_2} - {u_1} = {{3\pi } \over 8} - {\pi \over 8} = {\pi \over 4}\)
Vậy \({u_{n + 1}} - {u_n} = {\pi \over 4}\;\forall n \in\mathbb N^*\)
Do đó (un) là cấp số cộng với công sai \(d = {\pi \over 4}.\)
3. Giải bài 21 trang 114 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Trong mỗi câu sau, hãy đánh dấu “x” vào phần kết luận mà em cho là đúng:
a) Mỗi cấp số cộng với công sai d > 0 là một dãy số
Tăng
Giảm
Không tăng cũng không giảm.
b) Mỗi cấp số cộng với công sai d < 0 là một dãy số
Tăng
Giảm
Không tăng cũng không giảm.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của CSC và chọn đáp án đúng.
Hướng dẫn giải:
a) Tăng
b) Giảm
4. Giải bài 22 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Một cấp số cộng có năm số hạng mà tổng của số hạng đầu và số hạng thứ ba bằng 28, tổng của số hạng thứ ba và số hạng cuối bằng 40. Hãy tìm cấp số cộng đó.
Phương pháp giải:
- Sử dụng tính chất của CSC: \({u_{k + 1}} + {u_{k - 1}} = 2{u_k}\).
- Sử dụng công thức trên và kết hợp dữ kiện vài toán lập hệ phương trình.
- Giải hệ phương trình tìm được các số hạng của CSC.
Hướng dẫn giải:
Với mỗi \(n \in \left\{ {1,{\rm{ }}2,{\rm{ }}3,{\rm{ }}4,{\rm{ }}5} \right\}\), kí hiệu un là số hạng thứ n của cấp số cộng đã cho.
Ta có:
\(\eqalign{ & 28 = {u_1} + {u_3} = 2{u_2} \Rightarrow {u_2} = 14, \cr & 40 = {u_3} + {u_5} = 2{u_4} \Rightarrow {u_4} = 20, \cr & 2{u_3} = {u_2} + {u_4} = 34 \Rightarrow {u_3} = 17. \cr}\)
Ta có:
\(\eqalign{ & {u_1} + {u_3} = 28 \Rightarrow {u_1} = 28 - {u_3} = 11 \cr & {u_3} + {u_5} = 40 \Rightarrow {u_5} = 40 - {u_3} = 23 \cr} \)
Vậy cấp số cộng cần tìm là: 11, 14, 17, 20, 23.
5. Giải bài 23 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Cho cấp số cộng (un) có \(u_{20}= -52\) và \(u_{51}= -145\). Hãy tìm số hạng tổng quát của cấp số cộng đó.
Phương pháp giải:
- Công thức số hạng tổng quát của CSC: \({u_n} = {u_1} + \left( {n - 1} \right)d\)
- Sử dụng công thức trên và kết hợp dữ kiện vài toán lập hệ phương trình ẩn d và \(u_1\).
- Giải hệ tìm d và \(u_1\) suy ra \(u_n\).
Hướng dẫn giải:
Gọi d là công sai của cấp số cộng.
Ta có:
\(\left\{ {\matrix{{{u_{20}} = - 52} \cr {{u_{51}} = - 145} \cr} } \right. \)\(\Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{{u_1} + 19d = - 52} \cr {{u_1} + 50d = - 145} \cr} } \right. \)\(\Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{{u_1} = 5} \cr {d = - 3} \cr} } \right.\)
Vậy \({u_n} = {u_1} + \left( {n - 1} \right)d = 5 + \left( {n - 1} \right)\left( { - 3} \right) \)
\( \\{u_n} = - 3n + 8 \)
6. Giải bài 24 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Cho cấp số cộng (un) với công sai d và cho các số nguyên dương m và k, với m ≥ k. Chứng minh rằng \({u_m} = {u_k} + \left( {m-k} \right)d.\)
Áp dụng: Hãy tìm công sai d của cấp số cộng (un) mà \({u_{18}} - {u_3} = 75.\)
Phương pháp giải:
- Viết công thức tính \(u_m,u_k\) theo \(u_1,d\) rồi trừ hai số hạng cho nhau suy ra đpcm.
- Sử dụng công thức \({u_n} = {u_1} + \left( {n - 1} \right)d\)
Hướng dẫn giải:
Ta có:
\(\eqalign{ & {u_m} = {u_1} + \left( {m - 1} \right)d\,\left( 1 \right) \cr & {u_k} = {u_1} + \left( {k - 1} \right)d\,\left( 2 \right) \cr} \)
Lấy (1) trừ (2) ta được :
\({u_m} - {u_k} \)\( = {u_1} + \left( {m - 1} \right)d - {u_1} - \left( {k - 1} \right)d \\= \left( {m - 1 - k + 1} \right)d \\= \left( {m - k} \right)d \\\Rightarrow {u_m} = {u_k} + \left( {m - k} \right)d\)
Áp dụng:
Ta có:
\(\eqalign{ & {u_{18}} - {u_3} = \left( {18 - 3} \right)d = 15d = 75 \cr & \Rightarrow d = 5 \cr} \)
7. Giải bài 25 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Cho cấp số cộng (un) có \({u_1} - {u_3} = 6\) và \(u_5= -10\). Hãy tìm công sai và số hạng tổng quát của cấp số cộng đó.
Phương pháp giải:
- Công thức số hạng tổng quát của CSC: \({u_n} = {u_1} + \left( {n - 1} \right)d\)
- Sử dụng công thức trên và kết hợp dữ kiện vài toán lập hệ phương trình ẩn d và \(u_1\).
- Giải hệ tìm d và \(u_1\) suy ra \(u_n\).
Hướng dẫn giải:
Gọi d là công sai của cấp số cộng
Ta có:
\(\left\{ {\matrix{{{u_1} - {u_3} = 6} \cr {{u_5} = - 10} \cr} } \right. \) \(\Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{{u_1} - \left( {{u_1} + 2d} \right) = 6} \cr {{u_1} + 4d = - 10} \cr} } \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 2d = 6\\ {u_1} + 4d = - 10 \end{array} \right.\) \(\Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{d = - 3} \cr {{u_1} = 2} \cr} } \right.\)
Vậy d = -3 và \({u_n} = {u_1} + \left( {n - 1} \right)d = 2 - 3\left( {n - 1} \right) = - 3n + 5\)
8. Giải bài 26 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Hãy chứng minh định lí 3: \({S_n} = {{n\left( {{u_1} + {u_n}} \right)} \over 2}\)
Phương pháp giải:
Để chứng minh một mệnh đề đúng với mọi \(n \in N^*\), ta tiến hành:
- Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng khi n = 1 .
- Bước 2: Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên n = k ( k ≥ 1 ) và chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k + 1.
Hướng dẫn giải:
Ta sẽ chứng minh \({S_n} = {{n\left( {{u_1} + {u_n}} \right)} \over 2}\) (1)
+) Với mọi \(n \in \mathbb N^*\), bằng phương pháp qui nạp.
+) Với n = 1, ta có \({S_1} = {u_1} = {{1\left( {{u_1} + {u_1}} \right)} \over 2}.\) Như vậy (1) đúng với n = 1.
+) Giả sử (1) đúng khi \(n = k, k \in \mathbb N^*\), tức là:
\({S_k} = {{k\left( {{u_1} + {u_k}} \right)} \over 2}\)
+) Ta chứng minh (1) đúng với n = k + 1
\(\eqalign{ & {S_{k + 1}} = {S_k} + {u_{k + 1}} \cr & = {{k\left( {{u_1} + {u_k}} \right)} \over 2} + {u_{k + 1}} \cr & = {{k\left( {{u_1} + {u_{k + 1}} - d} \right) + 2{u_{k + 1}}} \over 2} \cr & = {{k{u_1} + \left( {k + 1} \right){u_{k + 1}} + {u_{k + 1}} - kd} \over 2} \cr & = {{k{u_1} + \left( {k + 1} \right){u_{k + 1}} + {u_1}} \over 2} \cr & = {{\left( {k + 1} \right)\left( {{u_1} + {u_{k + 1}}} \right)} \over 2} \cr} \)
Vậy (1) đúng với n = k + 1.
Vậy (1) đúng với mọi \(n \in \mathbb N^*.\)
9. Giải bài 27 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Cho cấp số cộng (un) có \({u_2} + {u_{22}} = 60\). Hãy tính tổng 23 số hạng đầu tiên của cấp số cộng đó.
Phương pháp giải:
Sử dụng định lí 3: \({S_n} = {{n\left( {{u_1} + {u_n}} \right)} \over 2}.\)
Hướng dẫn giải:
Gọi d là công sai của cấp số cộng đã cho, ta có:
\({u_1} = {u_2} - d\,\text{ và }\,{u_{23}} = {u_{22}} + d\)
Do đó, áp dụng định lí 3 cho n = 23, ta được:
\({S_{23}} = {{23\left( {{u_1} + {u_{23}}} \right)} \over 2} = \frac{{23\left( {{u_2} - d + {u_{22}} + d} \right)}}{2}\) \(= {{23\left( {{u_2} + {u_{22}}} \right)} \over 2} = {{23.60} \over 2} = 23.30 = 690\)
10. Giải bài 28 trang 115 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao
Số đo ba góc của một tam giác vuông lập thành một cấp số cộng. Hãy tìm số đo ba góc đó.
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất tổng ba góc của tam giác bằng \(180^o\)
Tính chất CSC: \({u_{k + 1}} + {u_{k - 1}} = 2{u_k}\)
Hướng dẫn giải:
Kí hiệu A, B, C là số đo ba góc (tính theo đơn vị đo) của tam giác vuông đã cho.
Không mất tổng quát, có thể giả sử A ≤ B ≤ C.
Khi đó, từ giả thiết tam giác vuông suy ra C = 90o và A, B, C theo thứ tự đó là một cấp số cộng.
Ta có:
\(\left\{ {\matrix{{A + C = 2B} \cr {A + B + C = 180^\circ } \cr} } \right. \) \(\Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{A + 90^\circ = 2B} \cr {A + B = 90^\circ } \cr} } \right. \)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} A - 2B = - {90^0}\\ A + B = {90^0} \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3B = - {180^0}\\ A + B = {90^0} \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} B = {60^0}\\ A + {60^0} = {90^0} \end{array} \right. \end{array}\)
\(\Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{A = 30^\circ } \cr {B = 60^\circ } \cr} } \right.\)